Dân cư toàn cầu được xác định bởi tính thích nghi đa dạng, đem lại cho chúng ta những lợi thế trong quá trình tiến hóa.
Hãy cùng tìm hiểu một số sự kiện hấp dẫn thú vị về sự thích nghi của con người. Khám phá xem ai là người có ADN của người Neanderthal, bệnh sốt rét đã thay đổi một số người trong chúng ta như thế nào và tại sao cư dân ở một quần đảo lại phát triển năng lực đáng kinh ngạc về tài nhịn thở dưới nước.
Người Melanesia có thể có mái tóc vàng
Nhắc đến những người tóc vàng, người ta thường hình dung đến các nhóm người Bắc Slav, Đức và Bắc Âu. Nhưng có một cơ chế di truyền mà hình thức đặc trưng là mái tóc vàng ít được biết đến, khác hoàn toàn so với gien của người da trắng, đó là trường hợp người Melanesia có thể có làn da sẫm màu, chứa melanin nhưng lại có mái tóc xoăn màu vàng nhạt.
Một hiện tượng đột biến lặn tạo ra sự tương phản. Người Melanesia với mái tóc vàng được nhìn thấy trong các bức ảnh từ Quần đảo Solomon của người Melanesia.
Ở Melanesia, chúng ta thấy một khu vực nơi những người sống gần các quốc gia châu Á có những đặc điểm giống với người dân bản địa ở vùng châu Phi Hạ Sahara. Khoảng 10 % người dân bản địa của Quần đảo Solomon là những người thực sự nằm trong số những người có làn da đen nhất hành tinh, họ cũng có mái tóc vàng. Nghiên cứu về hiện tượng (và các đột biến gien liên quan) được cho là có khả năng thách thức thế giới quan của người Châu Âu về lịch sử tự nhiên của con người.
Sự lai tạo của người Neanderthal và người Denisovan cổ
Qua kiểm tra, những người da trắng, người Đông Á và khá nhiều người ngoài châu Phi Hạ Sahara sẽ có kết quả dương tính với sự hiện diện của ADN của người Neanderthal bên trong họ. Số lượng DNA của người Neanderthal giữa các quần thể và cá nhân tất nhiên sẽ khác nhau.
Ai mà không có ADN của người Neanderthal cổ? Nhưng các quần thể người bản địa ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara đã được bảo vệ, không hề có liên quan gì với dòng ADN của người Neanderthal trước khi loài này bị mai một. Do đó, nói chung những người gốc vùng Hạ Sahara hoàn toàn 100% là người Homo Sapiens.
Vì vậy, điều này có nghĩa là trong khi người dân châu Phi Hạ Sahara là một chủng tộc bị phân biệt thì thực tế họ lại là đại diện ít bị biến đổi gien nhất của chi người Homo Sapiens sống trên trái đất. Người dân Đông Á và người dân da trắng trung bình chứa tới 2 % ADN của người Neanderthal (một số cá nhân có nhiều hơn, một số ít hơn), trong khi người dân châu Á và và người Melanesia chứa một số thành viên với mức độ khác nhau của ADN của người Viking.
Trong trường hợp của người Melanesia, tỷ lệ ADN của người Viking là cao nhất, chiếm từ 3% đến 5% bộ gien của người Melanesia. Phân tích di truyền đang dần dần cung cấp những chi tiết quan trọng về ảnh hưởng đa loài trong lịch sử loài người.
Người Bajau có tài nín thở
Các động vật tiến hóa để phù hợp tối ưu với môi trường sống của chúng. Con người cũng không ngoại lệ. Người Bajau sống ở các khu vực thuộc Đông Nam Á là những người “du mục biển” với các siêu năng lực bơi lặn được cung cấp nhờ sự tăng trưởng đáng kể từ lá lách của họ. Lá lách mở rộng của người Bajau là trường hợp vượt trội của sự chọn lọc trong tự nhiên làm thay đổi các đặc điểm thông thường trong cơ thể người.
Trong khi sự tồn tại của các lá lách lớn hơn trong quần thể này là một ví dụ đặc biệt ấn tượng về sự tiến hóa tiêu biểu của con người, các biện pháp nghiên cứu chi tiết đã được yêu cầu để có được cái nhìn sâu sắc khách quan về hiện tượng này. Một nghiên cứu về bộ gien so sánh đã được thực hiện cho thấy những thay đổi trong gien PDE10A cho phép người Bajau có khả năng phát triển một lá lách lớn hơn.
Đặc điểm có lợi này là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên mang lại lợi thế trong việc phát triển và di truyền gien cho những cá thể mang đặc điểm tăng kích thước lá lách và tăng các tế bào hồng cầu có oxy có thể được mang theo. Các áp lực chọn lọc đã thay đổi gien BDKRB2 như đã thấy trong nghiên cứu, giúp cải thiện hiệu suất phản xạ lặn ở người Bajau.
Những tranh cãi về mái tóc đỏ
Mái tóc đỏ, một màu hiếm chiếm một số phần trăm trong dân số toàn cầu, không chỉ là một sự kiện kịch tính mà còn có mối liên quan sinh học với những đặc điểm làm giảm hiệu quả của thuốc gây mê nơi những người có mái tóc hoe đỏ.
Thuốc gây mê hiện đại là một sự đổi mới tuyệt vời, nhưng chúng có thể không hoạt động tốt trên những người có mái tóc đỏ tự nhiên trong dân số thế giới. Các báo cáo mang tính giai thoại từ lâu đã tuyên bố rằng những người tóc đỏ ít bị phản ứng với các loại thuốc gây mê.
Dựa trên mối quan tâm này, một nghiên cứu khoa học khách quan về vấn đề cho thấy kết quả có ý nghĩa thống kê về yêu cầu gây mê ở những người tóc đỏ so với dân số nói chung phát sinh từ những khác biệt gien di truyền. Những bệnh nhân tóc đỏ đã được phát hiện họ phải cần thêm 19% thuốc mê mới đạt được kết quả giảm đau thích hợp trong quá trình thực hiện dự án nghiên cứu.
Phát hiện này cho thấy gần 1/5 bệnh nhân tóc đỏ đang cần một lượng thuốc gây mê lớn hơn vượt xa ngưỡng ý nghĩa thống kê. Tóc đỏ có thể là chủ đề của nhiều huyền thoại khác nhau, nhưng mối tương quan giữa màu sắc ấn tượng và khả năng gây đau dữ dội là một vấn đề của thực tế khoa học.
Những nguồn gốc dân tộc châu Á đầu tiên
Những người bản địa đầu tiên của Tân thế giới với tất cả sự đa dạng về văn hóa của họ đã bị gọi lầm là “những người Ấn Độ” sau khi bị nhầm lẫn với người bản địa của tiểu lục địa Ấn Độ ở châu Á. Sự thật là các bộ tộc bản địa đầu tiên có chung một tổ tiên với các nhóm dân tộc Đông Á có liên kết di truyền mạnh mẽ với những người từ Siberia, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Triều Tiên thay vì có bất kỳ liên kết nào với tiểu lục địa Ấn Độ.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Alaska Fairbanks và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch đã sắp xếp theo trình tự bộ gien trẻ sơ sinh có niên đại khoảng 11.500 năm nằm ở trung tâm Alaska và đặt tên cho mẫu vật là USR1. Những người Mỹ bản địa gọi em là Xach’itee’aanenh T’eede Gaay, nghĩa là “cô gái trẻ mặt trời mọc”.
Đánh giá gien di truyền của hài cốt cho thấy tổ tiên trực tiếp của các dân tộc đầu tiên đã tách ra khỏi tổ tiên chung Đông Á của họ khoảng 25.000 đến 36.000 năm trước. Các những người bản địa đầu tiên của Canada và thổ dân Alaska được xếp hạng gần nhất với tổ tiên Đông Á của họ so với các bộ lạc ở phía nam xa hơn đã bị chia cắt cách xa hơn nữa.
Làn da đen với những lợi thế môi trường
Làn da sẫm màu từ lâu đã bị đánh giá thấp kém bởi định kiến. Ví dụ: Christoph Meiners, nhà khoa học Đức, người đã thiết lập khái niệm về “chủng tộc người da trắng”. Để ủng hộ các dân tộc có màu da sáng hơn, Meiners đã coi thường phần lớn dân số toàn cầu, thậm chí còn xem những người miền Nam châu Âu chẳng hạn như người Ý, là “những người da trắng bẩn thỉu”.
Tuy nhiên, điều mà các nhà nghiên cứu không hiểu là khí hậu càng nóng và càng nắng, làn da càng sẫm màu càng tốt, bởi vì làn da sẫm màu thực sự là một lợi thế thích nghi trong những môi trường như vậy. Ở vùng khí hậu lạnh hơn, tối hơn, làn da trở nên sáng hơn vì cơ thể con người từ bỏ melanin giống như các động vật biển hữu nhũ từ bỏ tay chân.
Nhưng ở những nơi nóng hơn, nguy cơ ung thư da sẽ tăng lên nếu bạn thuộc nhóm tông màu da có nguồn gốc từ những nơi được che chở nhiều hơn từ mặt trời. Thực tế là làn da tối màu vẫn là một lợi thế và đó là lý do tại sao nó còn tồn tại trong quần thể những người cần có nó. Thiên nhiên thật thông minh!
Gien di truyền được định hình bằng bệnh sốt rét
Là con người, cấu trúc di truyền của chúng ta đã bị thay đổi bởi những bất thường trong nhóm gien của chúng ta nhằm để phản ứng với mối đe dọa của mầm bệnh sốt rét. Có 3 sự kiện bất thường đáng kể, hoặc còn gọi là tính đa hình ảnh hưởng đến huyết sắc tố ở những người trên thế giới, bao gồm bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (được biết đến nhiều nhất từ dân số châu Phi), một dạng bệnh thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) gây thiếu máu ở một số dân cư thuộc vùng Địa Trung Hải, cộng với một bệnh thalassemia khác ở một số khu vực châu Á bảo vệ chống lại chứng sốt rét. Điều thú vị là những bất thường này chỉ xuất hiện ở các nơi chứng sốt rét được biết là đã xảy ra.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Papua New Guinea cho thấy một rối loạn gọi là alpha thalassemia khiến những người bị ảnh hưởng có các tế bào hồng cầu có kích thước bất thường trong một thời gian ngắn so với các cá nhân điển hình khác. Kết quả là những người mắc bệnh này có lượng huyết sắc tố được phân phối trên một số lượng tế bào lớn hơn.
Mặc dù gây ra bệnh thiếu máu nhẹ, tình trạng này có khả năng chống lại bệnh sốt rét. Trong sự xuất hiện của các chứng bệnh như alpha thalassemia, chúng ta thấy một ví dụ điển hình của sự chọn lọc tự nhiên tại địa phương về các đặc điểm trong dân số toàn cầu.