Trứng và các sản phẩm từ sữa nhiều chất béo có khả năng làm giảm nguy cơ tiểu đường. Tiêu thụ trứng cũng có thể hạ thấp lượng đường trong máu. Ăn 4 quả trứng một tuần làm giảm 1/3 nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, trong khi tiêu thụ các sản phẩm sữa có nhiều chất béo cũng đem lại lợi ích sức khỏe tương tự.
Đại học Eastern Finland đã thực hiện nghiên cứu chứng minh rằng những người đàn ông ăn 4 quả trứng mỗi tuần giảm 37% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 so với những người chỉ ăn 1quả.
Nghiên cứu, xem xét các thói quen ăn uống của 2.332 nam giới, độ tuổi từ 42 đến 60, cũng tìm thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ trứng và lượng đường trong máu thấp.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng mối liên kết vẫn duy trì mạnh mẽ, ngay cả khi tình trạng hoạt động thể chất, chỉ số khối cơ thể, mức độ hút thuốc lá và tiêu thụ trái cây và rau khác nhau.
Ăn nhiều hơn 4 quả trứng một tuần không cho thấy bất kỳ lợi ích bổ sung nào và những người đã có bệnh tiểu đường loại 2 không nên tăng phần trứng của họ.
Nghiên cứu này được công bố khi một nhóm các nhà khoa học Bắc Âu cho rằng ăn các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo cũng có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Những người ăn các sản phẩm sữa nhiều chất béo có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 23%, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy Điển.
Phó mát có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường
Nghiên cứu thứ hai, xem xét việc tiêu thụ các chất béo bão hòa khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cũng cho thấy việc tiêu thụ nhiều thịt có nhiều chất béo làm tăng nguy cơ.
Tiến sĩ Ulrika Ericson nói: “Những người ăn các sản phẩm sữa nhiều chất béo có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 23 % hơn so với những người ăn ít những sản phẩm từ sữa ít béo.
“Tiêu thụ nhiều thịt có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 bất kể hàm lượng chất béo của thịt”. Khi chúng tôi khảo sát việc tiêu thụ các acid béo bão hòa, thường có trong các sản phẩm sữa hơn là trong thịt, chúng tôi thấy một mối liên kết với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
“Tuy nhiên, chúng tôi cũng không loại trừ khả năng các thành phần khác trong các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát có thể ảnh hưởng đến kết quả”.
“Hơn nữa, các thành phần thực phẩm khác nhau có thể tương tác với nhau. Ví dụ: trong một nghiên cứu, chất béo bão hòa trong pho mát dường như có ít tác dụng làm tăng cholesterol hơn so với chất béo bão hòa trong bơ”.
“Kết quả cho thấy rằng chúng ta không nên chỉ tập trung vào chất béo, mà nên xem xét những loại thực phẩm chúng ta ăn. Nhiều thực phẩm có chứa các thành phần khác nhau có thể có hại hay có lợi cho sức khỏe, và sự cân bằng tổng thể là rất quan trọng”, bà nói thêm.