Mỗi khi nguyên thủ của các quốc gia lộ diện, bên cạnh đều không thể thiếu những người bảo vệ đẹp trai, khoẻ mạnh mặc sắc phục màu đen. Có người nói rằng họ làm “nghề cản những viên đạn”.
Kỳ thực, họ là những người trọng yếu bảo vệ an toàn cho các nguyên thủ quốc gia. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu đặc điểm của những người bảo vệ các nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Hoa Kỳ: “Sinh mệnh của tổng thống là sinh mệnh của tôi”
Trong lịch sử nước Mỹ, tổng thống Mỹ đầu tiên không có được những vệ sĩ nhanh nhẹn, dũng cảm. Những công dân của nhà nước non trẻ luôn coi việc bảo vệ tư nhân là công cụ của chế độ quân chủ, cho rằng việc tuyển cử dân chủ người lãnh đạo không cần phải phô trương hình thức.
Mãi đến khi kết thúc thời kỳ Chiến tranh Nam – Bắc tháng 11 năm 1864, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Lincoln mới chỉ có 4 vệ sĩ. Với những vệ sĩ lúc nào cũng kè kè bên cạnh ông Lincoln rất bực bội; ông thường yêu cầu các vệ sĩ phải đứng cách mình một khoảng cách thật xa.
Năm 1865, vệ sĩ John Parker đi kèm Tổng thống Lincoln đến nhà hát, đáng lẽ anh ta phải đứng gác bên ngoài phòng riêng của tổng thống, nhưng anh ta cảm thấy vô vị và bỏ đi xem kịch nên tạo cơ hội cho diễn viên John Booth vào ám sát ông.
Vụ ám sát Tổng thống Lincoln không gây được sự quan tâm lắm của Quốc hội Mỹ mãi đến khi Tổng thống James Garfield và Tổng thống McKinley bị ám sát.
Năm 1906, Quốc hội Mỹ mới bắt đầu xem xét nghiêm túc sự an toàn của tổng thống và quyết định chính thức giao trách nhiệm việc bảo vệ an toàn của tổng thống cho Cơ quan Mật vụ (Secret Service – S.S).
“Sinh mệnh của tổng thống là sinh mệnh của tôi!”. Bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tổng thống là nhiệm vụ trên hết của các vệ sĩ. Khi gặp tình huống nguy hiểm, phải xả thân cửu tổng thống. Thực tế đã xác nhận công lao to lớn của các vệ sĩ trong việc bảo vệ an toàn cho tổng thống Mỹ.
Trong lịch sử, nước Mỹ có 11 vị tổng thống bị mưu sát thì có 7 vị đã được vệ sĩ cứu thoát. Năm Tổng thống Reagan bị bắn, vệ sĩ Mc Carthy đã lao ra chắn viên đạn cho ông.
Vệ sĩ không những bảo vệ an toàn cá nhân tổng thống mà còn phải bảo vệ mọi vấn đề trong đời sống riêng tư của tổng thống.
Chẳng hạn tổng thống thứ 29 của nước Mỹ Harding hẹn gặp người tình kém hơn mình 30 tuổi ở phòng bầu dục, nhưng lúc đó “Đệ nhất phu nhân” đột ngột đến, vệ sĩ phải nghĩ ra trăm phương ngàn kế trì hoãn, kéo dài thời gian để tình nhân của tổng thống có thời gian trốn thoát.
Đương nhiên, vệ sĩ cũng không ít chiu đựng sự trách mắng người nhà của tổng thống. Hai cô con gái của Tổng thống George W. Bush thường trêu chọc các vệ sĩ; các cô thường dàn dựng trò đùa về sự “mất tích” của họ.
Tuy nhiên để trở thành một vệ sĩ của Cơ quan mật vụ Mỹ điều kiện vô cùng khắt khe: trước tiên người đó phải là công dân Mỹ, gia thế trong sạch, thân thể cường tráng, thị lực thật tốt, độ tuổi từ 21 dến 37 tuổi.
Các vệ sĩ mặc thường phục phải tốt nghiệp đại học và có hơn 3 năm kinh nghiệm điều tra tội phạm. Vệ sĩ mặc đồng phục phải học qua trung học, đồng thời còn phải được Cơ quan Mật vụ điều tra lý lịch, kiểm tra nói dối, trắc nghiệm tâm lý rất phức tạp.
Nếu được tuyển vào Cơ quan Mật vụ phải thông qua các đợt huấn luyện, đào tạo bao gồm nghiệp vụ vệ sĩ, sử dụng vũ khí, thiết bị thông tin, cứu hộ, lái xe…
Và trong các khóa huấn luyện phải đạt thành tích cao thì mới đủ điều kiện trở thành vệ sĩ bảo vệ tổng thống.
Đội bảo vệ của Tổng thống Nga: Sức mạnh huyền bí của bùa hộ mệnh
Ở Nga, người ta thường gọi là đội bảo vệ tổng thống. Những người bảo vệ tổng thống Nga có lòng dũng cảm phi thường, đặc biệt tinh nhuệ và những kỹ năng đặc biệt khác.
Ví dụ như khi Tổng thống Boris Yeltsin đi ra ngoài thường có người tên là Kuznetsov đứng ở sau lưng; anh ta to cao, lực lưỡng, tay không có thể vật đổ một con bò mộng.
Kuznetsov từng là lính bảo vệ cho Thủ tướng Liên Xô. Có một lần, Thủ tướng đi ra bên ngoài, đột nhiên một con bò lao thẳng về phía ông.
Trong lúc ngàn cân treo sợ tóc Kuznetsov tiến lên nắm lấy sừng con bò rồi dùng lực quật con bò ngã xuống đất và Thủ tướng được an toàn.
Tinh thần chịu đựng gian khổ của vệ sĩ tổng thống Nga thật đáng khâm phục. Một lần, Nữ hoàng Anh đến thăm St Petersburg và khi Nữ hoàng đi ngắm phong cảnh tươi đẹp ở bên bờ sông Neva, bà đã đề nghị được đi thuyền trên sông ngắm cảnh.
Để bảo đảm an toàn cho Nữ hoàng, phía đáy du thuyền phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Lúc này nhiệt độ nước chỉ có 3 đến 4oC, vệ sĩ của Tổng thống Nga không do dự lặn ngay xuống nước kiểm tra đáy du thuyền để đảm bảo không có gì sơ suất.
Hành động này làm cho những người Anh đi theo Nữ hoàng vô cùng kinh ngạc và sau khi biết chuyện này, Nữ hoàng Anh rất xúc động.
Với vệ sĩ, mỗi vị tổng thống Nga lại có sở thích riêng. Ông Boris Yeltsin thích vệ sĩ phải là người có thân thể cường tráng, thích chơi bóng rổ và tennis, biết uống rượu để kịp thời rót rượu cho lãnh đạo.
Ông Putin thích vệ sĩ là những người có ngoại hình không quá nổi bật để dễ trở thành “người tàng hình”. Vệ sĩ tổng thống Nga được trạng bị súng ngắn cỡ đạn 9mm Gyurza có trọng lương 995 gram có thể chứa 18 viên đạn, bắn chính xác ở khoảng cách 100m. Súng ngắn Gyurza có đặc diểm là ở khoảng cách 50m có thể xuyên thủng áo chống đạn, ở khoảng cách 100m có thể xuyên qua cửa kính xe ôtô.
Những lính đặc chủng bảo vệ tổng thống Nga thường đi xe jeep quân sự, được trang bị súng tiểu liên AK-47, súng bắn tỉa AKC-74, súng chống tăng. Những trang bị của họ đủ khẳ năng chống lại một tiểu đoàn bộ binh.
Vệ sĩ bảo vệ tổng thống được lựa chọn từ bộ đội đặc chủng Nga. Điều kiện đầu tiên là tuyệt đối trung thành với tổng thống, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ tổng thống trong mọi tình huống nguy cấp. Vệ sĩ phải là người Nga có phẩm chất tốt đẹp, cao từ 1,8 m trở lên và phải dưới 35 tuổi.
Vệ sĩ của Tổng thống Pháp: Những người vừa cứng vừa mềm
Mỗi lần tổng thống Pháp xuất hành, mọi người đều nhìn thấy thấp thoáng xung quanh ông những người thân hình vạm vỡ, nhưng người này không phải là nhân viên công tác phổ thông mà là những vệ sĩ thành viên của “Đội an toàn tổng thống Pháp”.
“Đội an toàn tổng thống Pháp”, thành lập năm 1983, có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho tổng thống, phu nhân tổng thống và những thành viên trong gia đình tổng thống.
Trước mắt, tổ chức này chỉ có từ 50 đến 60 thành viên, trong đó có 2 phụ nữ rất giỏi chủ yếu để bảo vệ phu nhân tổng thống.
Họ là các chuyên gia tác chiến của quân đội Pháp, khi đối mặt với cuộc chiến, khả năng chiến đấu của họ vượt trội. Nếu khi tổng thống đi trượt tuyết ở dốc núi bị tấn công, họ vẫn có thể bảo về an toàn cho tổng thống.
Khi “Đội an toàn tổng thống Pháp” lái xe đi làm nhiệm vụ, mỗi người đều có một túi công tác, trong đó có đầy đủ các loại vũ khí tác chiến bao gồm súng ngắn, súng tiểu liên MP5K, lựu đạn gây mê, lựu đạn cay…
Theo quy định, tất cả những người gia nhập “Đội an toàn tổng thống Pháp” đều phải dưới 32 tuổi, đã phục vụ trong đội hiến binh từ 5 năm trở lên.
Ngoài ra, họ phải được tham gia một khóa huấn luyện 6 tháng bao gồm huấn luyện thể chất, đấu vật, sử dụng vũ khí, chiến thuật tấn công.
Nếu vượt qua được đợt huấn luyện này thì lại sẽ được học tiếp khóa huấn luyện về vệ sĩ bảo vệ bao gồm tiến công, phòng ngự, lái xe, sử dụng thiết bị thông tin. Cuối cùng là khóa huấn luyện quân sự và khi vượt qua tất cả các khóa học thì mới trở thành vệ binh bảo vệ tổng thống được.
Cục Cảnh vệ Trung ương Trung Quốc: Vừa là quân vừa là cảnh
Cục Cảnh vệ TƯ Trung Quốc, thành lập tháng 4 năm 1949, được gọi là Cục Cảnh vệ Bộ Tổng tham mưu, tức Cục Cảnh vệ Văn phòng TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Để giản tiện trong liên hệ công tác nên đến năm 1953 sử dụng phiên hiệu “Bộ đội 8341” biên chế vào Bộ Công an và gọi là Cục 9 Bộ Công an, nhưng Bộ Công an không có quyền chỉ huy và quản lý, trực tiếp lãnh đạo là văn phòng TƯ đảng, vừa cảnh vừa quân là bộ đội đặc thù với nhiệm vụ:
1- Bảo vệ an toàn cho các nhà lãnh đạo Đảng, chính phủ và quân đội bao gồm tổng bí thư Ban chấp hành TƯ đảng, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên trưởng ủy viên Hội đồng nhân dân toàn quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện và tất cả các ủy viên Bộ Chính trị TƯ đảng.
2- Bảo vệ các cơ quan đầu não của nhà nước và nơi ở của các vị lãnh đạo cao cấp trong đảng và chính phủ.
Nhân viên Cục Cảnh vệ TƯ đều được tuyển chọn từ các trường đào tạo và lực lượng cảnh sát vũ trang sau đó được đào tạo và huấn luyện qua những khóa học đặc biệt để trở thành những vệ sĩ có kỹ năng cao cường, tư duy nhạy bén. Những vệ sĩ các nhà lãnh đạo cao cấp được mọi người gọi là “cao thủ đại nội”.
Vệ sĩ của Cục Cảnh vệ của có hai bộ phận: Vệ sĩ bảo vệ bên cạnh lãnh đạo và vệ sĩ bảo vệ trụ sở nhà nước và nhà ở của lãnh đạo.
Vệ sĩ bảo vệ là đi theo người được bảo vệ, người được bảo vệ đi đâu vệ sĩ phải đi đến đó và có quan hệ mật thiết với lãnh đạo, còn vệ sĩ bảo vệ nơi cư trú là vệ sĩ bảo vệ nơi ở của lãnh đạo ngay cả khi lãnh đạo không ở nhà vệ sĩ vẫn phải có nhiệm vụ bảo vệ và cảnh giới chỗ ở cho lãnh đạo.
Đương nhiên, những nhân viên phục vụ lãnh đạo như đầu bếp, lái xe, tạp công ở nhà lãnh đạo cũng là do cục cảnh vệ đào tạo và huấn luyện.
Hầu hết các vệ sĩ đều mặc thường phục khi xuất hiện trong đám đông. Trong những nghi lễ chính thức của nhà nước họ mặc đồng phục quân đội có đeo cấp hiệu rõ ràng để thể hiện bộ mặt của quốc gia.
Gần đây, khi ông Tạp Cận Bình đi thăm hữu nghị nước ngoài hay đi thị sát trong nước, ta đều thấy bên cạnh ông có một thanh niên “cao to đầu bằng” luôn theo sát ông; đấy chắc chắn là một vệ sĩ của Cục Cảnh vệ đi bảo vệ ông Tập.
Vệ binh Hoàng gia Anh: “Ngự lâm quân” đội mũ da gấu
Từ rất lâu rồi, trang phục độc đáo của đội vệ binh Hoàng gia Anh vẫn là chiếc áo ngắn màu đỏ bó sát người, chiếc mũ da gấu cao cao. Nghi thức đổi gác hàng ngày ở quảng trường cung điện Buckingham đã thu hút không ít người dừng lại ngắm nhìn.
Đội vệ binh Hoàng gia Anh có địa vị rất cao, được coi là đội quân riêng của Hoàng gia. Một thành viên Hoàng gia cũng là đội trưởng hoặc là đại tá danh dự của đội vệ binh Hoàng gia.
Các thành viên Hoàng gia thường xuyên ghé thăm đội vệ binh và coi họ như người trong gia đình cùng tham gia các nghi lễ kỷ niệm trong các ngày lễ lớn.
Binh sĩ của đội vệ binh Hoàng gia được chọn trong từ lính lục quân trên khắp nước Anh và được huấn luyện trong doanh trại gần cung điện Buckingham.
Những binh sĩ này hàng ngày đi bộ, tập bắn súng và còn học sử dụng các loại pháo binh tấn công, kỹ thuật cưỡi ngựa, học sử dụng các thiết bị trang bị kỹ thuật hiện đại.
Đội vệ binh Hoàng gia chính quy Anh quốc thuộc lục quân Anh chia thành hai bộ phận là bộ binh và kỵ binh.
Năm 1815, đội quân Hoàng gia Anh đánh bại đội quân đội quân lão luyện của Pháp trong trận Waterloo và từ đấy bắt đầu đội mũ da gấu để kỷ niệm ngày chiến thắng.
Để làm một chiếc mũ da gấu có đỉnh cao một thước Anh, thường phải dùng da của một con gấu đen. Da gấu rất bền, có nhiều cái mũ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành “của quý gia truyền”.
Hiện nay, do tổ chức bảo vệ động vật không ngừng phản đối nên từ năm 2011, mũ của đội vệ binh Hoàng gia không làm bằng da gấu tự nhiên nữa mà được thay thế bằng đồ da nhân tạo. Đội vệ binh Hoàng gia là đội “Ngự lâm quân” của chế độ quân chủ đặc biệt nhất trên thế giới.