Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các nghiên cứu chỉ ra rằng thương mại sẽ phát triển với tốc độ trung bình 6,5% một năm trong vòng năm năm tới khi giao thương nội vùng nở rộ và dòng thương mại phát triển tại các hành lang thương mại Nam – Nam nối liền châu Á, châu Mỹ Latin, châu Phi và Trung Đông. Đây rõ ràng là tin tốt đối với các công ty trong vùng và tiềm năng làm ăn ra tiền, nhưng mặt khác cũng là tín hiệu cảnh báo đối với những công ty chưa xây dựng cho mình một bộ phận hỗ trợ có đủ quy mô để phục vụ hiệu quả cho tăng trưởng. Chung quy, không một công ty nào muốn nhìn thấy chi phí của mình tăng cùng với tốc độ tăng của doanh thu.
Trong khi Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể cung cấp cho các công ty một mức độ ổn định nhất định, ở châu Á các công ty phải soát xét nhiều loại tiền tệ, bảo hiểm rủi ro chống lại bất ổn về tỷ giá, phải trả thuế các loại và tuân thủ theo các định chế pháp lý khác nhau. Sự khác biệt rất lớn về múi giờ cũng khiến các giám đốc kinh doanh vốn và ngoại tệ có thể phải cần tới khả năng đầu tư trên số dư tài khoản ở những nước xa như New Zealand và Ấn Độ. Công ty càng vươn xa, càng có nhu cầu phải tối ưu hóa các chuỗi cung ứng và đồng bộ thông tin tài chính từ các đối tác và công ty con.
Tại ViệtNamhiện tại, số lượng các doanh nghiệp chú trọng và sử dụng các sản phẩm quản lý tiền mặt chưa nhiều, đặc biệt là đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ và kể cả các tập đoàn quốc doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, trong một thời gian dài nền kinh tế ViệtNamphát triển khá ổn định, ít bị ảnh hưởng mạnh từ các đợt khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới như đợt khủng hoảng tài chính tiền tệ xuất phát từ Thái Lan năm 1997-1998. Điều này khiến các doanh nghiệp chủ quan vì họ luôn được kinh doanh trong môi trường khá ổn định và an toàn khi dòng vốn lưu động chưa phải là bài toán khó hoặc việc tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng với lãi suất vay không bị đẩy lên cao. Hai là trong một thời gian dài các ngân hàng chú trọng vào tăng trưởng tín dụng thay vì phát triển cung cấp các sản phẩm quản lý liên quan trong đó có dịch vụ quản lý tiền tệ. Ba là việc sử dụng sản phẩm quản lý tiền tệ để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi sự tích hợp hệ thống kế toán của doanh nghiệp, và cả đối tác của doanh nghiệp với hệ thống của ngân hàng. Tuy nhiên một thực trạng tại đây là hệ thống kế toán cũ với nhiều công đoạn thủ công gây một thách thức không nhỏ cho các ngân hàng muốn cung cấp sản phẩm, công nghệ quản lý tiền tệ hiện đại.
Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế hiện nay với nhiều thách thức và chi phí vay trở nên ngày càng đắt đỏ thì các doanh nghiệp lại có xu hướng tìm tới các sản phẩm quản lý tiền tệ hiệu quả giúp họ tối ưu hóa bất cứ đồng vốn đang sẵn có hoặc để nhàn rỗi của mình, trong khi tận dụng tăng doanh thu và giảm bớt sự phụ thuộc vào chi phí vay ngoài. Sự quan tâm này thể hiện rất rõ khi câu hỏi của các doanh nghiệp với chúng tôi tại các buổi hội thảo là về các giải pháp gom tiền trên tài khoản, thu hộ, đối chiếu các khoản phải thu, ngân hàng điện tử hay đầu tư trên số dư qua đêm, thay vì chỉ hỏi về lãi suất vay, tỷ giá USD/VND như trước đây không lâu.
Kinh nghiệm cho chúng tôi biết rằng luôn luôn có khả năng có ai đó sẽ chọn cách bỏ qua câu cách ngôn của giáo sư Paulos, và có những người cho rằng sự bất ổn chỉ là trường hợp cá biệt không thường xuyên chứ không phải quy luật. Nhưng khi châu Á mở cửa và phát triển, mang lại những cơ hội mới và cùng đó là những thách thức về tài chính cho các công ty, chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều người khác không muốn lựa chọn cách nhìn đó.
Sumit Dutta – Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam