Một nghiên cứu mới về năng lượng tiêu hao đối với một số sự kiện thể thao kéo dài và cam go nhất thế giới cho thấy cho dù là hoạt động nào, mọi người đếu đạt đến giới hạn trao đổi chất như nhau – đây là mức độ gắng sức tối đa mà con người có thể duy trì trong thời gian dài.
Khi đề cập đến các hoạt động thể chất kéo dài trong nhiều ngày, tuần và tháng, các nhà nghiên cứu nhận thấy con người chỉ có thể tiêu hao với tốc độ 2,5 lần tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi. Ngay cả những vận động viên nhanh nhất cũng không thể vượt qua giới hạn đó. Herman Pontzer, giáo sư ngành Nhân chủng học của Đại học Duke, North Carolina, Hoa Kỳ, đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ: “Điều này giúp xác định lĩnh vực hoạt động của những gì mà con người có thể đạt được. Nếu tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi của một người vượt quá ngưỡng 2,5 lần, cơ thể họ bắt đầu phá vỡ các mô để bù vào sự thiếu hụt calo”.
Còn theo lý giải của nhà nghiên cứu John Speakman, Đại học Aberdeen, Scotland: “Giới hạn này có thể là khả năng phân hủy thức ăn của đường tiêu hóa. Nói cách khác, không nhất thiết là việc ăn nhiều hơn sẽ giúp bạn làm nên một kỳ tích. Chỉ có một giới hạn về số lượng calo trong ruột có thể hấp thu một cách hiệu quả mỗi ngày”. Phát hiện này được đăng trên tạp chí The Journal Science Advances.
Các nhà nghiên cứu đã đo lượng calo tiêu hao mỗi ngày của một nhóm vận động viên marathon suốt một tuần và trong năm tháng, trong một cuộc đua dài 3.000 dặm từ California đến Washington D.C, đồng thời xem xét những thành tích khác về khả năng chịu đựng của con người. Khi khảo sát dữ liệu thời gian, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một đường cong hình chữ L.
Mức năng lượng tiêu hao của các vận động viên bắt đầu tương đối cao, nhưng có phần sụt giảm và ngang với mức 2,5 lần tốc độ trao đổi chất cơ bản ở phần còn lại của cuộc thi. Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Caitlin Thurber, đã phân tích mẫu các nước tiểu được thu thập trong lần đầu tiên và cuối cùng của chặng thi, phát hiện sau 20 tuần chạy marathon liên tiếp các vận động viên đã tiêu hao ít 600 calo mỗi ngày, so với tổng số chiều dài dự kiến.
Những phát hiện này cho thấy cơ thể chúng ta có thể giảm tốc độ trao đổi chất để giúp duy trì mức độ chịu đựng khi tập luyện. “Đó là một ví dụ tuyệt vời về tiêu hao năng lượng hạn chế, trong đó khả năng của cơ thể bị hạn chế để duy trì mức năng lượng tiêu hao rất cao trong một khoảng thời gian kéo dài. Bạn có thể chạy nước rút 100 mét, nhưng cũng có thể chạy hàng dặm. Điều đó đúng trong trường hợp này”, GS Pontzer nói.
Tất cả sự kiện cần sức bền đều theo cùng một đường cong hình chữ L, cho dù các vận động viên đang kéo những xe trượt tuyết nặng 200kg băng qua Nam cực trong nhiều ngày ở nhiệt độ lạnh, hoặc tham gia cuộc đua Tour de France vào mùa hè. Phát hiện này khác với nghiên cứu trước đây là sức bền của con người liên quan đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy một yếu tố giới hạn của các sự kiện cần sức bền liên quan đến quá trình tiêu hóa – đó là khả năng của cơ thể trong việc xử lý thức ăn và hấp thụ calo, các chất dinh dưỡng để cung cấp nhiên liệu cho các quá trình trong cơ thể. “Thật thú vị là, tiêu hao năng lượng sức bền tối đa tìm thấy trong số các vận động viên sức bền chỉ cao hơn một chút so với tốc độ trao đổi chất của thai phụ. Điều này cho thấy các giới hạn sinh lý tương tự giữ cho ba môn phối hợp không phá vỡ kỷ lục cũng có thể hạn chế các khía cạnh khác của cuộc sống, như làm thế nào một thai nhi lớn có thể phát triển trong bụng mẹ”, GS Pontzer nói.