Tiền giấy và các thanh toán điện tử là những hình thức tiền tệ mà chúng ta quen thuộc nhất hiện nay, nhưng trong quá khứ xa xôi, nhiều thế kỷ trước khi tiền xu trở nên phổ biến, mọi người trên khắp thế giới đã sử dụng các đồ vật, thực phẩm, thậm chí cả vũ khí và vải vóc để chi trả. Chúng tôi sẽ giới thiệu các hình thức tiền tệ cổ xưa độc đáo đặc trưng của các nền văn minh khác nhau cũng như chi tiết lịch sử hấp dẫn đằng sau chúng.
Gạch trà
Tập quán sử dụng các vật thể ăn được như một hình thức tiền tệ khá phổ biến trên toàn cầu do tính thiết thực của nó vì những vật này có thể dễ dàng tiêu thụ trong thời kỳ đói kém. Một trong những mặt hàng nổi bật nhất được sử dụng làm thanh toán trên khắp Trung Quốc, Turkmenistan, Mông Cổ, Tây Tạng, Siberia và Nga từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 20 đó là gạch trà (còn gọi là trà nén, bánh trà, cốm trà, tùy theo hình dạng và kích thước).
Những viên gạch trà mang thương hiệu này rất dễ di chuyển, dễ bảo quản và rất hữu ích; đó là lý do tại sao nhiều người thực sự thích nhận gạch trà hơn tiền xu. Rốt cuộc, không giống như tiền xu, người ta có thể dễ dàng bẻ một phần của viên gạch và pha thành một tách trà nóng. Giá trị của mỗi viên trà phụ thuộc vào tem của nó, xác định gạch trà được làm từ loại trà nào và nơi sản xuất loại trà đó.
Hàng dệt may
Chắc chắn một trong những hình thức tiền tệ đẹp và nổi bật nhất là tập quán phổ biến ở một số dân tộc thuộc Congo; họ sử dụng các mảnh vải thêu để thanh toán. Hàng nhung Kasai có lẽ là loại tiền nổi tiếng nhất trong số các loại tiền dệt này. Được sản xuất bởi những người Shoowa từ Vương quốc Kuba (thuộc Cộng hòa Congo ngày nay) ít nhất là từ thế kỷ 17, những mảnh vải dệt và trang trí bằng tay này dài không quá 60 cm và được sản xuất từ các sợi của cây cọ raffia.
- Xem thêm: Sự phát minh ra tiền
Giá trị của mỗi mảnh phụ thuộc vào độ phức tạp của thiết kế và kích thước của vải. Vải nhung Kasai hiếm khi được sử dụng để sản xuất quần áo. Thay vào đó, chúng là những món quà truyền thống, phẩm vật nghi lễ và một phương tiện để thanh toán. Trên thực tế, người Shoowa quý những loại vải này đến mức đôi khi họ chôn theo chúng cùng với những người quá cố.
Đầu mũi tên
Nhiều nền văn hóa đã thực sự sử dụng đầu mũi tên như một phương tiện tiền tệ. Một trong những nền văn hóa này là Nhật Bản, nơi mà đầu mũi tên, cũng như bột vàng và thậm chí cả các hạt gạo, là những hệ thống tiền tệ sớm nhất, phổ biến cho đến thế kỷ 7 và thế kỷ 8. Tuy nhiên, nền văn hóa nổi tiếng nhất và có lẽ là đầu tiên sử dụng những đầu mũi tên làm phương tiện thanh toán là các bộ tộc sống dọc theo bờ biển phía bắc của Biển Đen giữa thế kỷ 11 và thế kỷ 5 trước Công nguyên.
Được ban hành ở Vương quốc Scythia, những đầu mũi tên này dần được trang trí nhiều hơn, cuối cùng chúng trông giống cá và cá heo hơn là vũ khí. Cuối cùng, các khoản thanh toán bằng mũi tên này đã được thay thế bằng tiền xu.
Đá Rai
Giải quán quân cho hệ thống tiền tệ cồng kềnh nhất trong lịch sử thuộc về Đá Rai (Rai Stones), đơn vị tiền tệ truyền thống của đảo Yap thuộc Micronesian, tồn tại từ năm 1000–1400 Công nguyên và vẫn có ý nghĩa văn hóa đối với người Yapese. Những viên đá lớn hình chiếc bánh rán này được khai thác hầu hết trên vùng đảo Palau, chúng được vận chuyển đến Yap để làm phương tiện tiền tệ và biểu tượng cho địa vị.
Nên nhớ rằng một số trong số những viên đá này thực sự rất lớn, chúng có đường kính lên đến 4 mét, nặng tới 8 tấn! Đá càng lớn thì càng có giá trị vì kích thước của đá có liên quan trực tiếp đến độ khó vận chuyển của nó. Bạn có thể tự hỏi: làm thế nào người ta sử dụng những viên đá cồng kềnh này để giao dịch tiền? Vì hầu hết những viên đá này không thực sự lớn như vậy, nên đơn giản người ta sẽ trao chúng cho nhau, nhưng khi nói đến những viên đá Rai lớn hơn, quyền sở hữu của chúng chỉ đơn giản được chuyển giao bằng lời nói mà không cần di chuyển chúng.
Da sóc còn lông
Đây là một sự thật kỳ lạ khác về nước Nga vào thời Trung cổ, đất nước này đã sử dụng các da sóc còn lông như một hình thức tiền tệ. Đó là sự thật, những tấm da của loài gặm nhấm nhỏ bé tội nghiệp được xem như những tờ tiền giấy lớn, trong khi móng vuốt và mõm của chúng được dùng làm tiền lẻ… Nghe thật khủng khiếp, kiểu thực hành kỳ lạ này đã tình cờ giúp người Nga giảm được đáng kể số lượng loài gặm nhấm gây lây nhiễm bệnh dịch hạch, và kết quả là đất nước này bị ảnh hưởng bởi Cái chết đen ít hơn nhiều so với các quốc gia xung quanh khác.
Muối
Nếu sống vào thời La Mã hay Trung Quốc cổ đại, có lẽ chúng ta đều sẽ giàu xụ. Sự giàu có bí mật này của bạn nằm trong những nơi ít có khả năng xảy ra nhất, đó là phòng đựng thức ăn hoặc cái tủ chạn của bạn. Trước đây, khi chưa có tủ lạnh, muối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm, và vì phương thức khai thác chưa tiến bộ vào thời đó nên muối thường rất khó kiếm và cực kỳ đắt đỏ.
- Xem thêm: Thú vị tiền xu nhỏ và lớn nhất thế giới
Trên thực tế, một trong những khoản nộp thuế được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử đã được thực hiện bằng muối. Nó có từ năm 2200 trước Công nguyên dưới thời trị vì của vua Hạ Vũ ở Trung Quốc. Người La Mã cổ đại cũng sử dụng muối làm tiền tệ. Đây là một thực tế thú vị khác: bởi vì binh lính La Mã được trả bằng muối, khoản thanh toán của họ được gọi là “salarium”, có nghĩa là “tiền muối” trong tiếng La tinh. Chính từ này tạo ra cả hai từ trong tiếng Anh là “lương” (salary) và “lính”(soldier).
Răng cá heo
Có lẽ hoạt động tiền tệ khủng khiếp nhất trên thế giới đã xuất hiện ở quần đảo Solomon, nơi răng cá heo đã được sử dụng làm tiền tệ trong hàng trăm năm. Thật không may, cư dân của quần đảo đã quay trở lại trò thực hành khủng khiếp này vào năm 2008, khi đồng tiền giấy của họ bị mất giá. Kết quả là hàng ngàn con cá heo đã bị giết và đồng tiền thời cổ đại tăng lên gần gấp 4 lần giá trị. Cuối cùng, các nhóm
bảo tồn động vật đã can thiệp và hoạt động này bị tạm dừng.
Hạt cacao
Nhiều người trong chúng ta đều yêu thích chocolat, nhưng tình yêu và sự đánh giá cao của chúng ta đối với chocolat thậm chí vẫn không bằng so với người Maya, họ là những người đầu tiên trồng cây cacao. Người Maya không bao giờ sử dụng tiền xu để thanh toán hàng hóa, thay vào đó, họ thanh toán bằng hạt ca cao, đây chắc chắn là hình thức tiền tệ ngon miệng nhất trong lịch sử. Sử liệu cũng cho thấy những ví dụ cụ thể: bạn có thể mua 1 con thỏ chỉ với 10 hạt cacao.
Tục lệ này tiếp tục diễn ra trong thời Đế chế Aztec và những người chinh phục Tây Ban Nha cũng ghi lại một số so sánh về trị giá: ví dụ như với 100 hạt đậu, bạn có thể mua được một con gà mái tơ hoặc một chiếc xuồng chứa đầy nước ngọt.
Những quả cân vàng
Một hệ thống tiền tệ thông minh đã phổ biến rộng rãi giữa những người Akan ở Cote d’Ivoire và Ghana. Đây là một tập hợp các bức tượng nhỏ bằng đồng hoặc bằng đồng thau được cân nặng cẩn thận với hình dạng các con vật, những câu tục ngữ và các đồ vật có ý nghĩa văn hóa khác, được gọi chung là những quả cân vàng Akan.
Những bức tượng nhỏ này được sử dụng để đo trọng lượng cụ thể của bụi vàng, là đơn vị tiền tệ thực tế, để thanh toán cho các hàng hóa khác, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo hoặc vũ khí. Sở hữu những quả cân vàng là biểu tượng của địa vị cao. Thông lệ này được cho là bắt đầu vào khoảng thế kỷ 14 và kéo dài cho đến thời thuộc địa của Anh.
Kiếm
Bộ lạc Ngombe và các nhóm dân tộc lân cận của Congo sử dụng những thanh kiếm nghi lễ gọi là kiếm Ngulu làm tiền tệ. Những thanh kiếm trang trí này được làm với nhiều thiết kế tinh xảo, và đặc điểm chung dễ nhận biết nhất của chúng là cạnh ngoài của chúng rất sắc bén. Những thanh kiếm này còn được gọi là “kiếm của đao phủ” và chúng được cho là để sử dụng trong các nghi thức hành quyết, nhưng sau đó chúng trở thành biểu tượng thuần túy của địa vị và sự giàu có. Tương tự như vậy, những con dao cũng được dùng làm tiền tệ trong triều đại nhà Chu ở Trung Quốc, cách đây khoảng 2500 năm trước.
- Xem thêm: Đồng tiền của kẻ sĩ