Lịch sử bình thường đã bao gồm đủ các sự kiện căng thẳng rồi. Đằng sau những cuộc chiến, bệnh tật và những vụ giết người khét tiếng là những câu chuyện thậm chí còn khủng khiếp hơn. Chúng có thể sánh ngang với những câu chuyện trong các bộ phim Halloween. Nhưng không giống như những con quái vật trong phim kinh dị, có thể bị vạch trần bằng cách nói rằng nó “chỉ là một bộ phim,” còn những câu chuyện đáng sợ dưới đây là có thật.
Vị khách bí ẩn của phi hành gia
Vào năm 2003, phi hành gia Trung Quốc Dương Lợi Vĩ đang trôi đi trong không gian trên phi thuyền của mình. Anh vừa làm nên lịch sử với tư cách là người đầu tiên của đất nước Trung Quốc bay vào không gian. Anh đang ở một mình trong khoảng không gian vô tận. Rồi anh nghe thấy có tiếng gõ cửa!
Trong không gian, không ai có thể nghe thấy tiếng bạn hét. Nhưng rõ ràng bạn có thể nghe thấy tiếng gõ nhẹ. Khi trở về trái đất, Lợi Vĩ đã mô tả sự kiện này với các phóng viên. Âm thanh đó khiến anh nhớ đến “ai đó đã gõ vào thân tàu vũ trụ giống như tiếng gõ vào một cái xô sắt bằng búa gỗ”. Anh không thể xác định nguồn âm thanh. Anh nói: “Nó không đến từ bên ngoài hay bên trong tàu vũ trụ”. Anh bắt đầu tìm kiếm từ mọi ngóc ngách của tàu. Nhìn ra ngoài cửa sổ, anh không thấy có gì đáng chú ý. Bên trong cũng không có gì bị lỗi cả. Không ai có thể giải thích tiếng gõ kỳ lạ này.
Các nhà khoa học đã có một ít thành công khi phát hiện ra nguồn gốc của âm thanh bí ẩn khi nó quay trở lại. Lý thuyết về người ngoài hành tinh thân thiện chào đón Lợi Vĩ “đến thăm” đã nhanh chóng bị loại trừ. Trở về trái đất, Lợi Vĩ kiểm tra phi thuyền một lần nữa. Anh và đồng nghiệp vẫn cảm thấy lúng túng. Phi hành đoàn đã cố gắng tạo lại âm thanh đó nhưng không có gì tương tự như vậy.
Bởi vì âm thanh cần một phương tiện truyền tải, lý do xem ra hợp lý nhất là có một vật thể va vào tàu vũ trụ. Không có dấu hiệu chỉ ra liên lạc từ bên ngoài. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là bề mặt kim loại bên ngoài bị co lại khi tiếp xúc với không gian lạnh lẽo của vũ trụ. Các phi hành gia khác cũng đã báo cáo về những âm thanh tương tự trong năm 2005 và năm 2008, và cho rằng nó hẳn là có liên quan với nhiệt độ. Sự thật vẫn còn nằm ở ngoài kia, nhưng nó có lẽ chỉ là một sự thay đổi nhiệt.
Sự lan tràn “xác sống” ở Anh
Một căn bệnh do virus gây ra đang bùng phát. Các nạn nhân kéo lê thân xác của họ đi lang thang khắp nơi trong thành phố. Chính quyền cố gắng đàn áp, nhưng họ vẫn trốn thoát. Người dân tự vũ trang phải đối mặt với vấn nạn này và xử lý chúng. Đây là cốt chuyện của nhiều bộ phim zombie từ bộ phim REC (Góc quay đẫm máu) đến Resident Evil (Vùng đất quỹ dữ). Tuy nhiên, với nạn nhân bệnh dịch hạch đen ở Anh, đấy là chuyện có thực.
Là một trung tâm đô thị đang phát triển, London có lý do để đặc biệt thận trọng về sự lây lan của căn bệnh này. Người bệnh bị giam cầm trong chính ngôi nhà của họ. Để ngăn khách đến, các cánh cửa đều được khóa lại. Bất kỳ ngôi nhà nào bị nhiễm bệnh đều được đánh dấu bằng chữ thập đỏ trên cửa để cảnh báo người khác tránh xa. Những người bảo vệ vũ trang đã đóng chốt để ngăn chặn bất cứ ai cố gắng giúp đỡ.
Với thực phẩm và thuốc men tối thiểu, các điều kiện sống bình thường đã bị phá vỡ. Giống như George Romero trong bộ phim Vùng đất của người chết, người nhiễm bệnh đã chiến đấu trở lại. Các gia đình sát hại lính gác để trốn thoát. Cách thức phổ biến là luồn thòng lọng qua cửa sổ và hạ thấp cho đến khi nó vòng quanh cổ bảo vệ. Với một cú giật nhanh, người bảo vệ đã được kéo lên cho đến khi anh ta hứa sẽ để họ đi. Những chiếc chăn được đặt trên đầu những người bảo vệ bị sát hại để lừa những chiếc xe thu gom xác mang họ đi cùng với người chết vì dịch bệnh. Khi toàn bộ đường phố bị cách ly, người dân (mắc bệnh) đã náo loạn và tàn sát những người bảo vệ, với những người bệnh bị kích động sẽ đi xa hơn qua việc sản xuất thuốc nổ tự chế.
Tự do không đáng để đổ máu. Những người tị nạn bệnh dịch hạch đi lang thang trên đường phố. Khi họ chạy trốn khỏi London, nhiều ngôi làng nhỏ đã cấm người lạ bước vào. Dân địa phương đã ném đá và phân vào người bệnh. Một số nơi cho người bệnh vào chỉ để cướp bóc họ.
Xác những người lính tử trận Waterloo được dùng làm phân bón
Giữa Napoléon Bonaparte và ban nhạc ABBA, Waterloo đồng nghĩa với một thảm họa lịch sử. 60.000 binh sĩ đã phơi thây trên các cánh đồng nước Bỉ. Điều mà những người lính đó không bao giờ ngờ được là xác họ sẽ trở thành một phần quan trọng trong công việc làm vườn của người Anh.
Một năm sau trận chiến Waterloo, các cánh đồng đã được dọn sạch. Các công ty đã thu thập xương của tất cả các binh sĩ và xương ngựa. Để tận dụng khoảng trống, họ đã nghiền xương thành bột. Cách làm này là phổ biến trên nhiều chiến trường khác của Napoléon như Leipzig và Austerlitz.
Báo chí vào thời điểm đó cho biết tổng cộng họ đã chuyên chở “hơn một triệu giạ (vào khoảng 20 đến 22kg) xương người và súc vật”. Xương những người lính Pháp đã có mặt tại các nhà máy ở Yorkshire, đánh dấu sự thất bại thứ hai của họ trước người Anh. Chúng được trộn lẫn với nhau như một chất phụ gia trong phân bón. Dầu được chiết xuất từ tủy được chứng minh là đặc biệt hữu ích, cạnh tranh “với hầu hết các loại dầu khác”. Với một sự quay vòng tích cực về vụ cướp mộ với quy mô lớn này, các tờ báo đương đại cho biết, “một người lính chết là một bài viết có giá trị nhất về thương mại”.
Được gửi đến Doncaster, loại phân bón tổng hợp này đã giúp trồng cây trong trung tâm nông nghiệp Anh. Các nông dân địa phương có thể mua nó với hy vọng sẽ có một vụ mùa bội thu. Một thế hệ người châu Âu ăn thức ăn được làm với sự giúp đỡ của xác chết. Hannibal Lecter (một bác sĩ tâm thần có sở thích ăn thịt người) sẽ tự hào… và thỏa mãn.
George Washington trở về từ cõi chết
Trước bác sĩ Victor Frankenstein, đã có bác sĩ William Thornton. Frankenstein đã lùng sục mộ của những tên tội phạm mới bị xử tử để tạo ra con quái vật không tự nhiên của mình. Thornton lại giải quyết cho một khách hàng cao cấp hơn – người sáng lập Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Martha Washington đã hứa với chồng mình rằng ông sẽ sống để nhìn thấy năm 1800. Nhưng George Washington đã chết vào tối thứ bảy 14.12.1799. Rõ ràng là không muốn làm mất lời hứa của mình, Martha đã liên lạc với bác sĩ William Thornton.
George Washington lúc sinh thời đã rất sợ bị chôn sống. Câu chuyện khủng khiếp về những chiếc quan tài với vết cào xước bên trong khiến ông ấy kinh hoàng. Với thư ký của mình, Tobias Lear, Washington đã sắp xếp để “không được đưa thi thể của ông vào hầm mộ nếu chưa quá 3 ngày”, sau khi xác nhận cái chết của ông. Bên cạnh cỗ quan tài chưa đậy nắp, gia đình đau buồn của ông sẽ ngồi xung quanh và chờ xem ông có cử động không. Nhưng Thornton lại có một ý tưởng khác.
William Thornton là một trong những bác sĩ uy tín nhất thời bấy giờ. Được đào tạo tại các trường học tốt nhất ở châu Âu, Thornton thề rằng ông có thể sửa chữa mọi sai lầm với Washington. Washington đã chết trước khi Thronton đến, nhưng đó không phải là trở ngại cho Thornton. Kế hoạch của ông ta rất đơn giản. Giống như một con gà tây trong lễ Tạ ơn, Thornton sẽ ngâm thi thể của Washington vào trong nước lạnh. Để làm ấm cơ thể Washington, Thornton sẽ quấn tổng thống trong các lớp chăn. Khi nhiệt độ cơ thể của Washington tăng lên đều đặn, Thornton sẽ bơm không khí vào phổi để kích thích hơi thở. Để khởi động lại trái tim của Washington, Thornton sẽ tiêm cho tổng thống bằng máu cừu. Cuối cùng, Washington sẽ trở lại với cuộc sống như chưa từng có gì xảy ra.
Đề xuất của Thornton đã bị từ chối. Về phía mình, Thornton tin rằng trong 20 năm, thí nghiệm của anh ta có thể cứu mạng tổng thống. Nhưng khoa học không thể tán thành điều đó.
Thí nghiệm của Ivan Paplov trên lũ trẻ mồ côi
Các nhà khoa học Nga điên rồ khi tiến hành thí nghiệm kiểm soát tâm trí trên các nạn nhân thiểu năng. Những nhà khoa học điên rồ này không nhận được giải thưởng Nobel. Tuy nhiên, trường hợp của Ivan Pavlov là ngoại lệ.
Mặc dù Pavlov nổi tiếng qua thí nghiệm phản xạ có điều kiện với những chú chó của ông, nhưng đó không phải là điểm kết thúc cho các thí nghiệm của ông. Một học trò của Pavlov, Nikolai Krasnogorsky, đã mở rộng thí nghiệm của mình lên con người. Nhắm đến các đối tượng từ trại trẻ mồ côi địa phương, Nikolai có một nhóm trẻ nhỏ mà anh có thể dễ dàng “nhào nặn” mà không phải xin phép từ bất kỳ bậc cha mẹ nào.
Thiết lập lại thí nghiệm trên chó nổi tiếng của Pavlop là điều không thể. Con người ít sẵn sàng hơn chó để ăn theo tín hiệu. Nikolai sử dụng dây da và thiết bị có đầu kim loại để giữ cho miệng các đứa trẻ mở ra và cố định. Các thiết bị được nối bên trong miệng sẽ đo lượng nước bọt của chúng. Một miếng đệm điện tử đập vào cổ tay họ mỗi khi thức ăn được phân phát. Những đứa trẻ bị ép ăn cả bánh quy và thức ăn hôi thối. Phản ứng của họ với các mẫu khác nhau sẽ được ghi lại.
Mặc dù rất phi đạo đức, nghiên cứu này đã đẩy mạnh hiểu biết khoa học về phản xạ có điều kiện trên con người. Không giống như những con chó trong thí nghiệm của Pavlov, con người ít có sự thay đổi khi bị kích thích. Thông qua sự đau khổ của họ, những đứa trẻ của Kransngorsky đã đặt nền móng cho lý thuyết hiện đại về trị liệu hành vi nhận thức.
Bảo tàng kinh dị của Minik Wallace
Robert Peary được biết đến nhiều nhất là nhờ chuyến du hành đến Bắc cực vào năm 1909. Vào thời điểm đó, Peary và người của ông đã dành nhiều năm nghiên cứu về Bắc Cực. Vào tháng 9.1897, ông đi thuyền đến New York, đồng hành với 6 người Eskimo từ Greenland. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ đã lên kế hoạch để giới thiệu về họ. Trong số 6 người này có Minik, một cậu bé 7 tuổi và cha của cậu, Qisuk.
Sống như một điểm trưng bày, du khách trố mắt nhìn Minik và Qisuk trong triển lãm Bắc Cực. Do không quen với vi trùng ở New York, 4 người, bao gồm cả Qisuk, đã chết ngay lập tức. Người thứ năm quay về Bắc cực ngay sau đó. Minik Wallace bị bỏ lại một mình, cách xa quê nhà hàng trăm dặm. Bảo tàng đã tổ chức một đám tang cho Qisuk. Minik đã theo dõi khi cha mình được mang đi chôn trong khu vườn của viện bảo tàng. Nhưng thực tế, bảo tàng chỉ chôn một khúc gỗ bọc da thú. Cơ thể thật của Qisuk, cùng với 3 người Eskimo khác, đã được mổ xẻ và tẩy rửa tại bệnh viện Bellevue. Chỉ cách triển lãm riêng của Minik vài bước chân, xác chết của cha anh đã được trưng bày.
Đây là thông lệ phổ biến của Peary. Anh ta đã cướp mộ của người Eskimo để lấy xương và tài sản của họ. Bảo tàng sẽ mua nó. Trong nhiều năm, Minik đã vận động để lấy lại thi thể cha mình. Yêu cầu của anh đã bị từ chối cho đến khi Minik cuối cùng đã khiến Peary lắng nghe, bằng cách đe dọa tiết lộ tin tức Peary có hai đứa con Eskimo. Peary đã để Minik trở lại Bắc Cực.
Sự trở về của Minik vừa ngọt ngào, vừa cay đắng. Anh phải học lại ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và kết hôn với một người Eskimo. Tuy nhiên, vì quốc gia duy nhất anh từng biết thực sự, anh khao khát đến là Hoa Kỳ và đã trở về nơi đó. Năm 1916, làm việc như một người thợ xẻ gỗ ở Pittsburg, N.H. Minik đã chết trong dịch cúm Tây Ban Nha. Khi đó anh mới vừa 28 tuổi.
Xác chết bị treo của John Scott Harrison
John Scott Harrison có sự khác biệt hiếm có là con trai duy nhất của một tổng thống Hoa Kỳ trong quá khứ (William Henry Harrison) và là cha của một tổng thống tương lai (Benjamin Harrison).
Là một nghị sĩ lâu năm ở Ohio, nhiệm kỳ chính trị của John Scott Harrison rất thành công, điều này giải thích tại sao có rất nhiều người tham dự lễ tang của ông vào ngày 25.5.1878. Trong buổi lễ, những người đưa tang nhận thấy ai đó đã đào ngôi mộ của Augustus Devin gần đó. Lo lắng rằng John Harrison có thể chịu chung số phận, các con trai của ông đã đặt ba viên đá lớn gắn với xi măng trên quan tài. Phải mất 16 người để nâng các viên đá. Để phòng ngừa thêm, một bảo vệ đã được thuê để canh chừng ngôi mộ trong vòng một tháng.
Tò mò về số phận của ông Devin và nghi ngờ một trường y khoa gần đó có nhu cầu tìm kiếm xác chết, một lệnh khám xét đã được ban hành đến Đại học Y Ohio. Cuộc tìm kiếm của họ đã phát hiện ra nhiều thứ rùng rợn bao gồm một hộp các bộ phận cơ thể bị cắt ra và xác chết của một em bé 6 tháng tuổi. Nhưng kinh sợ hơn nữa vẫn là một xác chết đeo mặt nạ treo trên dây thừng. Họ gỡ mặt nạ để lộ khuôn mặt của John Scott Harrison. Thi thể của ông đã bị đào lên chưa đầy 24 giờ sau khi chôn cất… bất chấp tất cả các biện pháp phòng ngừa.
Nhưng còn thi thể của Augustus Devin? Anh được phát hiện sau đó bị ngâm trong thùng chứa tại đại học Michigan.
Tên giết người hàng loạt tại thời điểm London bị tấn công
“London Blitz” là thời điểm nước Anh mạnh dạn chống lại cuộc tấn công của chủ nghĩa phát xít. Cuộc sống hàng ngày ở thủ đô London bị dội bom là một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Và, Gordon Frederick Cummins đã làm cho nó tồi tệ hơn.
Trong vỏ bọc của bóng tối, Gordon Frederick Cummins đã khủng bố London bằng một vụ giết người và một cuộc tấn công kéo dài trong 6 ngày. Tổng cộng có 7 phụ nữ bị tấn công. Bốn người trong số họ đã chết. Cummins, gia nhập không quân hoàng gia, đang đóng quân tại Trung tâm tiếp nhận máy bay ở phía Bắc London. Cummins chủ yếu tấn công vào gái mại dâm, và thành phố trở thành nơi săn bắt của anh ta trong một tuần.
Nạn nhân đầu tiên của anh ta, Evelyn Hamilton bị tấn công tình dục, bị cướp, bị siết cổ và vứt bỏ trong rãnh nước. Chỉ gần 24 giờ sau, cái xác bị chết chém của Evelyn Oately được phát hiện. Bên cạnh xác chết bị biến dạng của cô là một dụng cụ mở đồ hộp được sử dụng trong vụ tấn công. Một dấu vân tay trên tay cầm được phát hiện. Ngày hôm sau, thi thể Margaret Florence Lowe được tìm thấy với nội tạng bị lôi ra khỏi bụng. Và sau đó, trong ngày thứ tư kế tiếp, cảnh sát tìm thấy xác của một cô gái điếm khác, Doris Jouannet.
Để trở thành một kẻ kinh dị cổ điển, Cummins đã chờ đợi để tấn công vào thứ sáu ngày 13. Tuy nhiên, Cummins đã không giết được ai vào đêm đó. Cô Mary Haywood, 32 tuổi, đã được cứu khi một người khuân vác đêm chiếu đèn pin vào mặt Cummins giữa vụ tấn công. Trong vụ ẩu đả, Cummins đã bỏ lại mặt nạ phòng độc khi hắn ta bỏ trốn. Cảnh sát truy tìm số sê-ri và nó dẫn đến Cummins.
Y được gọi là “Blackout Ripper” và bị hành hình vào ngày 25.6.1942.
Nạn nhân bị quên lãng của kẻ ám sát Lincoln
Vụ ám sát Lincoln là một trong những sự kiện chính trị đáng buồn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Các thành viên cấp cao của chính phủ Mỹ bao gồm Phó tổng thống Andrew Johnson và Bộ trưởng Ngoại giao William Seward cũng đã bị nhắm đến vào đêm đó bởi những kẻ đồng phạm của Booth. Nhưng có một nạn nhân ngoài ý muốn là Clara Harris. Một sự tiếp xúc liên quan với vụ ám sát Lincoln đã dẫn đến cái chết của cô.
Clara Harris thậm chí còn không có mặt tại Nhà hát Ford vào đêm tháng 4.1865. Cô và thiếu tá (lúc ấy) là Henry Rathbone đã tham dự theo đề nghị của đệ nhất phu nhân Mary Todd Lincoln. Sau chiến thắng gần đây của cuộc nội chiến, những người đi xem kịch đã có tâm trạng ăn mừng. Nhưng lễ kỷ niệm đã bị cắt ngắn khi John Wilkes Booth lao vào chỗ xem kịch của tổng thống và bắn vào đầu ông. Cố gắng bắt giữ kẻ ám sát, Rathbone nắm lấy cánh tay của Booth, nhưng Booth đã đâm anh ta. Với con dao găm đẫm máu vẫn còn cầm trong tay, Booth trốn thoát.
Nhiều năm sau, Clara Harris và Henry Rathbone kết hôn. Không thể chia tay với chiếc váy dính máu của mình, Clara đã cất nó trong một chiếc tủ âm tường. Cô tin rằng nó có thể triệu hồi hồn ma Lincoln. Nhưng các linh hồn cũng đã nói chuyện với Rathbone. Cảm giác tội lỗi bị thúc đẩy vì không ngăn được thảm kịch, Rathbone nghe thấy những giọng nói trong các bức tường. Họ đổ lỗi cho anh ta về cái chết Lincoln và ra lệnh cho anh ta trả thù cho vị tổng thống đã ngã xuống.
Rathbone đã tái hiện vụ ám sát vào đêm Giáng sinh năm 1883. Anh ta bắn Clara và tự đâm mình bằng dao. Clara chết. Sau đó, anh ta cố gắng tấn công các con của mình trước khi những người bảo vệ có thể kéo anh ta ra. Henry đã dành phần còn lại của cuộc đời mình trong một bệnh viện tâm thần.