Cùng với sự kiện bùng phát đại dịch Covid-19 đầu năm 2020, khái niệm “cách ly” (bao gồm ở nhà và tránh tụ tập) để hạn chế sự lây lan của căn bệnh có thể nghe đã quen thuộc. Trên thực tế, trong lịch sử nhân loại cũng đã từng trải qua nhiều lần cách ly để phòng ngừa lây nhiễm bệnh. Sau đây là những gì đã xảy ra với những người nổi tiếng cũng như các nhân vật lịch sử đã từng trải nghiệm qua các tình huống cách ly.
Shakespeare có thể đã viết vở kịch Vua Lear khi bị cách ly
Trong khi bệnh dịch Cái chết Đen (bệnh dịch hạch) khét tiếng đang bùng phát dữ dội nhất ở châu Âu, chỉ riêng nước Anh đã phải trải qua hàng thế kỷ chịu đựng bệnh dịch, bao gồm một đợt bùng phát đặc biệt tồi tệ vào năm 1606, đỉnh cao dịch bệnh rơi vào thời của nhà soạn kịch tài ba William Shakespeare.
Khi London đã quen với sự bùng phát của bệnh dịch hạch, nhà chức trách thường cho phép các nhà hát mở cửa nếu chỉ có 40 người hoặc ít hơn đã chết vào tuần trước, dịch bệnh đặc biệt này đã sát hại nhân mạng 2, 3 lần năm 1606. Shakespeare may mắn ở trong khu lân cận London gần như không bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch cho đến cuối năm 1606, nhưng có khả năng ông đã tự cô lập kể từ khi các nhà hát của thành phố đóng cửa.
Các nhà sử học cho rằng ông đã viết vở kịch Vua Lear (King Lear), được công diễn ngay trước cuối năm 1606, và có thể cả những tác phẩm khác như Macbeth trong thời gian này. Hai vở kịch này, đặc biệt là Vua Lear, là những vở kịch đen tối nhất của Shakespeare, và vì vậy rất có thể ông đã viết chúng trong sự cô lập với bệnh dịch xung quanh.
Issac Newton tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn vào mùa cách ly
Trận đại dịch năm 1665 ở nước Anh là một trong những đợt bùng phát dịch hạch lớn cuối cùng ở nước này sau nhiều thế kỷ căn bệnh đến rồi đi hết đợt này đến đợt khác. Đến thời điểm đó, người Anh đã quá quen thuộc với bệnh dịch và chiến lược đối phó với nó, bao gồm cách ly xã hội. Giống như các trường học vào năm 2020, các trường đại học thời đó đã kết thúc năm học sớm và cho các sinh viên về nhà để chờ đợi bệnh dịch ngưng lây lan.
Isaac Newton là một sinh viên trẻ của trường Trinity College ở Đại học Cambridge. Anh đang ở độ tuổi 20. Khi nhà trường đóng cửa vì tránh bệnh dịch hạch, anh về nhà ở điền trang của gia đình, nơi anh nghiên cứu trong một năm. Và trong khi rất nhiều người thích học hỏi với các giáo viên và sinh viên, Newton thực sự đã tự học và học rất tốt.
- Xem thêm: Những chấn thương tâm lý thời dịch bệnh
Cuối cùng, Newton đã viết những bài báo sẽ dẫn đến việc phát minh ra toán học, thử nghiệm với ánh sáng và quang học và được cho là đã chứng kiến một quả táo rơi từ trên cây xuống sân nhà ông, điều này dẫn đến những lý thuyết về trọng lực của ông. Newton trở lại trường vào năm 1667 và sự nghiệp học tập của ông đã tăng vọt sau đó.
Edvard Munch vẫn vẽ tranh trong dịch cúm Tây Ban Nha
Edvard Munch nổi tiếng nhất với bức tranh Tiếng thét (The Scream) rùng rợn và siêu thực, nhưng thực tế là Munch đã vẽ rất nhiều tác phẩm ma quái gợi lên cảm giác bị cô lập hoặc lo lắng. Điều đó có thể có liên quan đến thực tế ngay từ nhỏ, mẹ và em gái của Edvard đã qua đời vì bệnh lao, theo Artists Network. Một người chị khác được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, khiến Munch cũng cảm thấy bị cô lập và lo âu.
Bản thân thường ốm yếu, Munch chuyển sang vẽ tranh như một lối thoát, và phong cách ám ảnh của ông đã nhanh chóng thu hút nhiều sự chú ý. Tuy nhiên ở mức độ cá nhân, Munch tiếp tục sáng tác cho chính mình, và ông đã nổi tiếng là một ẩn sĩ hoặc một người cô đơn. Phần lớn nghệ phẩm của ông tập trung vào sự đau khổ nội tại của bản thân và một cảm giác sợ hãi mơ hồ khi ở bên những người khác.
Sau đó, vào năm 1918, Munch bị suy sụp với dịch cúm Tây Ban Nha, nơi đang trải qua một đại dịch toàn cầu vào thời điểm đó. Do Munch vốn vẫn quen sống cô độc, ông không mất nhiều thời gian để tự cách ly. Một trong những đối tượng phổ biến nhất của Munch là chính ông và ông đã tạo ra hai bức chân dung tự họa trong thời gian này. Một, là bức Chân dung tự họa với bệnh cúm Tây Ban Nha mô tả Munch ngồi một mình, mặc áo choàng và trông thật đau khổ. Sau khi bình phục, ông vẽ bức Tranh tự họa sau cúm Tây Ban Nha, mô tả ông xuất hiện với trang phục đẹp và trạng thái tinh thần tốt hơn nhiều.
Các phi hành gia Apollo 11 bị cách ly trong 3 tuần
Một trong những thành tựu khoa học và kỹ thuật vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đưa con người lên mặt trăng lần đầu tiên trong lịch sử, nhưng đã có một chút kịch tính bí mật diễn ra sau hậu trường. Các phi hành gia đã được cách ly trước khi phóng phi thuyền, chủ yếu là để bảo đảm họ không mang theo bất kỳ điểm lỗi nào từ trái đất. Thậm chí họ đã phải từ chối bữa tối với Tổng thống Richard Nixon vì điều này, theo Space.com.
Nhưng phần kỳ lạ là những gì đã xảy ra sau khi họ đặt chân xuống mặt trăng. Trong khi các nhà khoa học của NASA cho rằng chuyện rất khó xảy ra, nhưng có khả năng các phi hành gia có thể đã đem theo một số bệnh dịch trên mặt trăng và đưa nó trở lại trái đất. Bây giờ nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là trường hợp “an toàn vẫn tốt hơn xin lỗi”. Từ lúc các phi hành gia rời khỏi mặt trăng, một quy định cách ly 3 tuần sẽ bắt đầu. Điều này bao gồm chuyến đi trở về, nhưng họ vẫn còn khoảng hai tuần cách ly trên Trái đất ngay cả sau khi đáp xuống mặt nước.
Hơn nữa, NASA yêu cầu họ mặc các trang phục ngăn chặn kỳ lạ, một thợ lặn sẽ mang thuốc cho họ và trông giữ họ, cho đến khi họ có thể được đưa trở lại căn cứ NASA, nơi họ bị cô lập cho đến khi các chuyên gia y tế chắc chắn 100% bệnh cúm vũ trụ sẽ không giết tất cả mọi người trên hành tinh.
Mary Mallon: phần lớn cuộc đời bị cách ly
Mary Mallon di cư từ Ireland đến thành phố New York vào khoảng năm 1884. Cô sớm theo nghề đầu bếp. Mọi thứ đang diễn ra khá tốt đẹp đối với Mary, ít nhất cho đến khi chung quanh cô mọi người bắt đầu bị bệnh. Mặc dù vậy, bản thân Mary vẫn cảm thấy ổn và cô tiếp tục nấu ăn trong vài năm trước khi Sở Y tế thành phố New York phát hiện ra rằng cô là người mang mầm bệnh sốt thương hàn không có triệu chứng, theo PBS.
Trong khi hầu hết bài viết này nói về những người nổi tiếng đã bị cách ly, Mary Mallon nổi tiếng vì cô bị cách ly. Người ta gọi cô bằng cái tên “Typhoid Mary” (Mary Thương hàn); cô khẳng định mình không làm gì sai và không bị bệnh, vẫn khăng khăng tiếp tục làm việc trong dịch vụ thực phẩm cho đến khi các quan chức thành phố bắt giữ cô vào năm 1907 để hạn chế sự lây lan của bệnh tật.
Họ đã cho cô lựa chọn giữa việc lấy túi mật của mình (nơi thu thập vi trùng sốt phát ban), hoặc buộc phải cách ly. Mary đã chọn cái thứ hai và bị cô lập cho đến năm 1910, khi các quan chức nghĩ rằng nguy hiểm đã qua và Mary có thể tự do. Nhưng cô không bao giờ có thể làm việc trong dịch vụ thực phẩm một lần nào nữa và cô đã đồng ý.
Tuy nhiên vì cần thêm tiền, Mallon trở lại nấu ăn một vài năm sau đó. Khi các vụ mắc bệnh thương hàn bùng phát trở lại, nhà chức trách ngay lập tức nghi ngờ “Mary Thương hàn” và bắt giữ cô lại vào năm 1915. Lần này, họ không cho cô lựa chọn nào khác. Cô bị cách ly trên đảo Bắc Brother ngoài khơi thành phố New York trong suốt quãng đời còn lại.
Nữ văn sĩ Mary Shelley tạo ra quái vật khi cách ly
Tháng 5.1816, thế giới là một nơi chốn tối tăm hơn, đúng theo nghĩa đen. Năm 1815, Núi Tambora ở Indonesia trải qua một trong những vụ phun trào núi lửa nguy hiểm nhất trong lịch sử. Nó không chỉ giết những người gần đó. Bụi và tro gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng đến nỗi nó phá hủy các vụ mùa đang phát triển, dẫn đến lạnh và đói ở mọi nẻo đường tại Anh. Tình hình trở nên chín muồi cho một dịch bệnh tả bắt đầu lan rộng khắp thế giới.
Mary Shelley và người chồng mới thành hôn, nhà thơ Percy Bysse Shelley, đã quyết định tránh xa tất cả, cùng với người chị cùng cha khác mẹ của Mary, Claire Clairmont, và bác sĩ của Percy, John Polidori. Họ đi du lịch đến hồ Geneva ở Thụy Sĩ. Ở đó, họ tình cờ gặp nhà văn đồng hương (và là người yêu cũ của Clairmont) là Lord Byron. Mặc dù chuyến đi bắt đầu như một lối thoát khỏi những rắc rối của thế giới, nhưng hóa ra mọi thứ không tốt hơn ở Thụy Sĩ, vì thời tiết xấu và bệnh tật đã giữ chân họ trong biệt thự họ thuê trong phần lớn thời gian.
Chính trong giai đoạn này, nhóm sau khi trải qua những ngày buồn tẻ đọc các truyện kinh dị, đã quyết định thử viết những câu chuyện đáng sợ của riêng mình. Cuốn tiểu thuyết của Mary Shelley, tựa đề Frankenstein, được khai sinh từ chuyến đi này, và cuối cùng nó đã trở thành một sáng tác có ảnh hưởng lớn về chủ đề kinh dị, khoa học viễn tưởng và văn học. Ngoài ra, còn có cuốn tiểu thuyết The Vampyre (Ma cà rồng) của bác sĩ Polidori cũng được sáng tác tại hồ Geneva, và đó là một trong những ví dụ ban đầu về tiểu thuyết ma cà rồng trong ngôn ngữ Anh.
Giovanni Boccaccio viết tác phẩm Decameron khi cách ly
Bệnh dịch Cái chết Đen thường được ước tính đã giết chết khoảng 1/4 dân số châu Âu. Nó là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất đe dọa loài người, và rất nhiều nhà văn đã sống qua thời kỳ đó cung cấp cho chúng ta nhiều nguồn tư liệu quan trọng về căn bệnh này. Tập truyện Decameron (Mười Ngày) tuy không nói cụ thể về bệnh dịch, vẫn được xem không chỉ là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất được viết ra từ Cái chết đen, mà còn là một trong những sáng tác văn học vĩ đại nhất.
Được viết bởi nhà văn Giovanni Boccaccio, quyển sách lấy bối cảnh ở Florence trong suốt thời kỳ Cái chết Đen và có 100 câu chuyện, cứ mỗi 10 câu chuyện được tường thuật trong hơn 100 ngày. Trong khi Boccaccio chỉ bình luận trực tiếp về bệnh dịch trong phần mở đầu của cuốn sách, mô tả những người chết trên đường phố, theo The New Yorker, tiền đề của cuốn sách rõ ràng dựa trên những trải nghiệm của Boccaccio trong thời Cái chết Đen. Truyện gồm 10 nhân vật, bảy phụ nữ và ba người đàn ông, họ tránh một bệnh dịch không tên trong một biệt thự hẻo lánh và kể lại những câu chuyện để giết thời gian.
Không rõ Boccaccio có những trải nghiệm chính xác này hay không, nhưng chắc chắn ông đã dành thời gian để cách ly bản thân khỏi căn bệnh này, giống như hầu hết những người sống sót. Mặc dù các câu chuyện đôi khi chỉ đề cập đến sự tàn phá đang diễn ra xung quanh các nhân vật, chủ đề của cái chết vẫn xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Đó là một quyển sách nói về sự bùng phát và những gì người ta đã làm để sống sót.