“Khi một cánh cửa của hạnh phúc đóng lại, cánh cửa khác mở ra, nhưng thường chúng ta nhìn quá lâu ở cánh cửa đóng kín mà chúng ta không thấy cánh cửa đã mở ra cho chúng ta” (Helen Keller)
Thất tình còn được gọi là “Hội chứng tim tan vỡ” vì theo các nhà y học thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đau tim do thất bại trong tình cảm có thể bị nhầm lẫn với cơn đau tim vì các triệu chứng ban đầu và kết quả xét nghiệm có thể rất giống nhau như đau ngực dữ dội, gây co thắt mạch vành tim ảnh hưởng đến khả năng bơm máu và làm suy yếu cơ tim. Nhóm nghiên cứu ở Đan Mạch với 88.600 người được chẩn đoán bị rung tâm nhĩ và họ nhận thấy rằng những người đã mất một người bạn đời hoặc tình nhân đột ngột, có khả năng bị rung tâm nhĩ cao hơn 41% so với nhóm đối chứng. Nguy cơ này kéo dài trong một năm và đặc biệt cao hơn đối với những người trẻ tuổi, là vì chính họ đang trải qua tình trạng căng thẳng về tinh thần và cảm xúc đau đớn vô củng mãnh liệt.
Tác hại trên sức khỏe khi bị phụ tình
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Courtney Nesbitt, L.C.S.W., thuộc tổ chức chuyên giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến sức khỏe tâm thần và tình cảm, khảo sát trên 100 cặp vợ chồng, cho biết: “Tôi tin 100 % rằng một trái tim tan vỡ và cảm xúc đau đớn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Lý trí là một cơ quan nhạy cảm và đau lòng là một cảm xúc rất mạnh mẽ. Khi cả hai kết hợp, nó chắc chắn có thể tạo ra một phản ứng vật lý nặng nề”.
Đau tim
Không ai thích bị từ chối tình yêu vì nó rất đau. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Amsterdam thật trùng hợp, nó ảnh hưởng đến trái tim. Những người tham gia nghiên cứu được nhìn các khuôn mặt xa lạ và được yêu cầu dự đoán liệu họ có thích mình không. Sau mỗi phán quyết, những người tham gia được cung cấp thông tin phản hồi cho biết người mà họ xem hình đã chấp nhận hoặc từ chối họ.
Phản hồi được liên kết với nhịp tim. Kết quả cho thấy rằng việc bị từ chối làm cho nhịp tim họ chậm lại một lúc. Đó chính là do phản ứng của hệ thống thần kinh giao cảm, gồm kích thích tình dục, tiêu hóa và điều chỉnh các cơ quan nội tạng (như trái tim) và những cơ quan khác. Một nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người đã trải qua một cuộc tình bị chia tay có hoạt động não bộ tương tự khi thể hiện lại hình ảnh đau đớn gây ra bởi một người thân yêu.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự bị từ chối và sự đau đớn về mặt tình cảm và thể chất, tất cả đều được xử lý trong cùng một khu vực của não bộ. Theo tác giả Meghan Laslocky, người đã viết quyển sách về đau khổ, cho biết điều này có thể làm cho cơ thể cảm thấy tim gần như ngưng đập và ngực có cảm giác đau nhói.
Suy nhược hoặc béo phì
Người thất tình có thể theo một trong hai cách ăn thật nhiều hoặc không ăn gì cả. Đó là cách bạn đối phó với nỗi buồn. Một số người ăn cảm xúc của họ, sử dụng thức ăn như một sự mất tập trung và thoải mái ăn trong khi họ khóc. Những người khác thì quá lo lắng, họ thậm chí không thể nghĩ đến việc ăn, thức ăn trở nên ghê tởm và khó tiêu.
Theo Jennifer Kelman, sự đau lòng có thể dẫn đến những thay đổi về vị giác như mất ngon miệng, thiếu động lực, giảm cân hoặc tăng cân, ăn quá nhiều, nhức đầu, đau bụng và cảm giác không khỏe. Điều trị để có thể trở lại sự cân bằng cũng khó khăn.
Não chứa đầy kích thích tố căng thẳng
Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ, giải thích khi bạn đang yêu, não của bạn bị ngập với các nội tiết tố tình yêu như dopamine và oxytocin, làm cho bạn trải nghiệm cảm giác hạnh phúc và niềm vui. Nó cũng làm cho bạn trở nên nghiện tình yêu như nghiện thuốc, nhưng khi tim tan vỡ, tất cả những hóa chất tình yêu đó đều biến mất khỏi não bộ của bạn, khiến bạn trở thành nạn nhân của stress.
Não của bạn giờ đây lại được bơm đầy với các chất gây stress nặng như cortisol và epinephrine. Sự dư thừa của cortisol làm cho bộ não truyền quá nhiều máu đến cơ bắp của bạn, khiến chúng căng cứng như các cơ bị sưng gây đau đầu, cổ cứng và cảm giác bị ép khủng khiếp trong lồng ngực.
- Xem thêm: 14 cách để vượt qua chia tay
Làm gì để phục hồi sau thất tình?
Đó là quá khứ, sự kết nối và những giấc mơ mà khi bạn đang yêu là nguyên nhân chính của cảm giác. Quá khứ đó tốt nhưng nó đã biến mất và không quay trở lại. Cố gắng tập trung vào những thứ khác như sở thích của bạn, người đồng nghiệp của bạn và làm bất cứ điều gì khiến bạn hạnh phúc. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, đọc nhiều sách hay. Nó giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống và giúp bạn tránh được những hành vi “không lành mạnh” như uống say, bốc đồng tình dục, bừa bãi, chi tiêu quá mức…
- Xây dựng niềm tin mới, chú ý những người tốt, những người quan tâm đến bạn để bạn không quên rằng bạn quan trọng. Hãy để họ hỗ trợ bạn khi bạn xây dựng bản thân mình trở lại và cảm thấy hạnh phúc hơn.
- Di chuyển về phía trước, nhìn về tương lai, dù bạn không quên được quá khứ, nhưng trong tương lai nó có thể cung cấp một nguồn sức mạnh và sự tự tin.
- Xóa khỏi não cụm từ “Tôi không thể sống mà không có người ấy”. Hãy tận hưởng cuộc sống đừng lãng phí thời gian cho một người thậm chí không nghĩ về bạn.
- Bộc lộ hết sự tức giận ra ngoài bằng cách đánh mạnh vào một cái gối hoặc một bao cát cho đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hoặc đi dạo hoặc chạy bộ. Hãy để sự giận dữ đó bùng nổ qua hoạt động thể chất của bạn.
- Viết bất cứ điều gì bạn cảm thấy lên một tờ giấy nhưng cố gắng để tất cả những cảm xúc đó thoát ra khỏi suy nghĩ của bạn.
- Nên nhớ vẫn còn những người yêu bạn, gia đình, bạn bè, hoặc nếu bạn không có ai, hãy đến thăm một trại trẻ mồ côi hoặc người già neo đơn. Hãy tin rằng tình yêu bạn sẽ nhận được ở đó không thể diễn tả bằng lời.
- Ngừng liên lạc với người đó. Dành thời gian để phục hồi, tạo một danh sách những điều bạn luôn muốn làm và bắt đầu thực hiện chúng.
- – Nói chuyện với chính mình trong gương hàng ngày trong 5 phút. Lớn tiếng lặp lại: “Tôi không yếu đuối để đầu hàng bản thân mình cho tình huống này. Tôi là người mạnh nhất. Tôi sẽ vượt qua chuyện này. Tôi là người tốt nhất”.
- Đọc sách truyền cảm hứng để kích hoạt suy nghĩ một cách tích cực và đó là điều rất quan trọng rất cần trong giai đoạn bị trầm cảm.
- Nuông chiều bản thân. Đi mua sắm. Đi spa. Ăn trong nhà hàng tuyệt vời nhất. Tập gym vì các bài tập thể chất tạo ra hormone dopamine hạnh phúc.
- Yoga, thiền định, hít thở sâu, cũng là liệu pháp giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống.
- Ăn uống với thức ăn lành mạnh bổ dưỡng, giúp tăng cường sự sáng suốt của não bộ.
- Ngủ đủ giấc.
- Nấu ăn để giúp chánh niệm và thiền định. Một nghiên cứu cho thấy rằng có một mục tiêu sáng tạo trong ngày, như nấu ăn, lấy cảm hứng tích cực từ những người tham gia.