1. Vitamin D là gì?
Trước hết, vitamin D là gì và tại sao nó lại quan trọng? Theo bác sĩ Scott Schreiber, thuộc chuyên khoa thần kinh cột sống về phục hồi chức năng và dinh dưỡng lâm sàng, vitamin D có nhiều ảnh hưởng hơn những gì chúng ta nghĩ.
“Theo truyền thống, vitamin D được coi là vitamin xây dựng xương, nhưng nghiên cứu hiện nay đã cho thấy rằng nó có liên quan đến rất nhiều vấn đề hơn nữa”, ông nói. “Mọi tế bào trong cơ thể đều có thụ thể vitamin D”.
Nghe có vẻ quan trọng, đúng không? Đó là điều gây sốc đến mức nhiều người không nhận thức được đầy đủ.
Theo bác sĩ Schreiber, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến hơn 80% dân số! Vậy làm thế nào bạn có thể biết nếu bạn là một trong số hơn 80% bị ảnh hưởng đó?
Bác sĩ Lisa Ashe, Giám đốc y tế thuộc Tập đoàn y tế Be Well nói rằng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra.
“Nhiều người không có triệu chứng hoặc họ không biết cho đến khi họ nhận được kết quả xét nghiệm máu từ bác sĩ”, bà nói, mặc dù vậy có một số dấu hiệu cho thấy bạn nên yêu cầu bác sĩ xét nghiệm.
2. Tâm trạng của bạn có thể thay đổi
Bác sĩ Schreiber cũng nói rằng vitamin D chịu trách nhiệm kích hoạt những gien điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh và những thứ này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và sự phát triển của não.
Không có gì ngạc nhiên khi vitamin D thấp có liên quan đến chứng trầm cảm, đặc biệt là rối loạn cảm xúc theo mùa xảy ra vào những khi thời tiết trở lạnh hoặc có ít ánh sáng mặt trời.
“Đã có một số nghiên cứu cho thấy khi mức vitamin D giảm do chúng ta ít đi ra ngoài trời, bệnh trầm cảm đã tăng lên”, bác sĩ Schreiber nói.
- Xem thêm: Làm sao biết cơ thể bị thiếu vitamin D?
“Vitamin D càng thấp, thì chứng trầm cảm càng trở nên tồi tệ”. Mặc dù vậy, bạn không phải sợ hãi, bác sĩ Schreiber cho biết việc bổ sung vitamin D đã được chứng minh là làm giảm xuống các triệu chứng trầm cảm.
3. Hệ tiêu hóa của bạn là nạn nhân
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến từ 25 đến 45 triệu người ở Mỹ, với 67% trong số đó là nữ giới. Thiếu vitamin D dẫn đến dễ bị tiêu chảy, táo bón và đau bụng đột ngột.
Bổ sung vitamin D liều cao có thể làm giảm các triệu chứng của IBS. Bạn có thể ghi nhận thêm về hệ tiêu hóa của mình vào danh sách những điều bạn chưa từng nghĩ sẽ bị ảnh hưởng bởi thiếu hấp thu ánh sáng mặt trời.
4. Bạn có thể bị ốm
Nếu bạn dường như hay bị bệnh luôn, bất kể bạn có các biện pháp phòng ngừa như thế nào hoặc bệnh của bạn dường như kéo dài hơn so với người khác, có thể là do bạn bị thiếu vitamin D. “Vitamin D đã được chứng minh là làm tăng khả năng của các tế bào T chống nhiễm trùng”, bác sĩ Schreiber nói.
Huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe Claudia Matles thường thấy các thân chủ bị thiếu vitamin D, cho biết thêm rằng sự thiếu hụt đáng kể có thể đóng vai trò trong bệnh tiểu đường Loại 2, tăng huyết áp, hen suyễn ở trẻ em, bệnh tim mạch và thậm chí là bệnh đa xơ cứng và bệnh ung thư.
Nếu bạn dường như bị cảm lạnh kéo dài tới vài tuần, hãy hỏi bác sĩ để kiểm tra mức vitamin D. Chính xác đó là vấn đề không thể xem thường.
5. Các bắp thịt và xương đau nhức
Bác sĩ Gordon Crozier nói rằng ngoài việc bạn dễ bị nhiễm trùng và virus, lượng vitamin D thấp có thể khiến bạn “phát triển đau xương và cơ, có các triệu chứng giống như mệt mỏi mãn tính và rụng tóc”.
Ông nói thêm rằng hàm lượng Vitamin D thấp thậm chí có thể y hệt như các triệu chứng mệt mỏi mãn tính và đau cơ xơ hóa (còn gọi là hội chứng đau nhức toàn thân).
Theo Hội đồng thẩm định vitamin D, có các bằng chứng hỗn hợp về mối liên quan giữa chứng đau cơ xơ thực sự và lượng vitamin D thấp, tuy nhiên, trên thực tế vitamin D đã được sử dụng để điều trị đau cơ xơ hóa và có thể giúp xoa dịu các triệu chứng.
6. Thần kinh có thể bị chứng “sương mù não”
Varda Meyers Epstein đã bị thiếu vitamin D mãn tính trong 20 năm và nói rằng vấn đề lớn nhất đối với cô là hội chứng “sương mù não” (brain fog).
“Khi tình trạng trở nên tồi tệ, não tôi bị mụ mẫm hẳn đi và nó trở thành một cuộc đấu tranh thực sự để hành động một cách máy móc hoặc thực hiện công việc của tôi”, cô nói thêm rằng sự quên lãng đặc biệt khó chịu vì sau đó cô quên uống vitamin D, tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Thật không may, điều này không phải không phổ biến. Theo một số cuộc nghiên cứu, hàm lượng vitamin D thấp có liên quan đến suy giảm nhận thức, do đó những gì Epstein mô tả cũng có thể xảy ra cho bạn.
“Thật khó để mô tả sương mù não. Giống như tôi đang ở dưới nước, hoặc không hoàn toàn tỉnh táo. Giống như tôi cần cà phê, nhưng cho dù tôi uống bao nhiêu, tôi cũng không thể tỉnh táo”.
7. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi
Chuyên gia dinh dưỡng Gillean Barkyoumb nói rằng triệu chứng bị bỏ qua nhiều nhất của tình trạng thiếu vitamin D là mệt mỏi. “Ngay cả khi thiếu vitamin D ở mức vừa phải vẫn có thể tác động tiêu cực đến mức năng lượng”, bà nói.
“Chúng ta thường đổ lỗi cho sự mệt mỏi là do những nguyên nhân khác, ví dụ như công việc tất bật, hơn là xem xét lại mức vitamin D thấp.”
May mắn thay, đây là một triệu chứng dễ khắc phục. Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung vitamin D giúp giảm đáng kể sự mệt mỏi so với uống placebo (giả dược), và lượng vitamin D càng nhiều, những cải thiện càng thấy rõ hơn nơi các nhà nghiên cứu và những người tham gia.
Điều này cũng có thể giải thích tại sao chúng ta có nhiều năng lượng hơn vào mùa hè và cảm thấy uể oải hơn một chút mỗi khi trời trở lạnh.
8. Bạn có thể bị các biến chứng thai kỳ
Chuyên gia siêu âm y khoa Nancy He, người sở hữu Baby Glimpse, một trung tâm siêu âm 3D / 4D ở Úc, nói rằng bà đã chứng kiến các biến chứng khi mang thai và ở trẻ sơ sinh vì thiếu vitamin D.
“Trẻ sơ sinh lấy vitamin D trực tiếp từ nguồn dự trữ của mẹ”, bà nói thêm rằng sự thiếu hụt có liên quan đến sự phát triển xương kém, xương mềm và bệnh còi xương cũng như các vấn đề về tinh thần.
“Đối với phụ nữ mang thai, thiếu vitamin D có liên quan đến các biến chứng như tiền sản giật, nhẹ cân và tiểu đường thai kỳ”, bà nói. “Bổ sung vitamin D được khuyến khích cho hầu hết các phụ nữ mang thai”.
9. So sánh giữa vitamin D thấp với thiếu hụt vitamin D
Huấn luyện viên sức khỏe Claudia Matles nói rằng có một sự khác biệt, giữa lượng vitamin D thấp và thiếu vitamin D.
Cô giải thích rằng 25 OHD (hydroxyv vitamin-D) là hợp chất hóa học có trong cơ thể để tạo ra vitamin D, và đây là những gì bác sĩ sẽ kiểm tra, để xác định xem bạn có bị thiếu vitamin hay không.
“Vitamin D thấp được xem xét khi nồng độ 25 OHD trong máu giảm xuống dưới 32 nanogram/ml (ng/ml). Còn sự thiếu hụt vitamin D xảy ra khi nồng độ 25 OHD thấp hơn 20ng/ml”.
Cũng vậy, ngay cả khi các mức độ của bạn liệt bạn vào phạm vi “thấp” nhưng không nằm trong vùng nguy hiểm “bị thiếu hụt”, các triệu chứng của bạn cũng không nên bị bỏ qua hoặc không được điều trị.
10. Điều gì khiến bạn có nguy cơ bị thấp hay thiếu vitamin D?
Mặc dù tất cả các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng vitamin D thấp là vấn đề phổ biến trên toàn thế giới, có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao về mức vitamin D thấp.
Vì cơ thể tạo ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chuyên gia dinh dưỡng Gillean Barkyoumb nói rằng bạn có thể có mức độ thấp nếu bạn “sinh hoạt nhiều trong nhà, sống trong khu vực thiếu ánh mặt trời, mặc quần áo che kín làn da hoặc có công việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng”.
Bác sĩ Ashe nói thêm rằng tuân theo chế độ ăn thuần chay cũng có thể góp phần vào việc thiếu vitamin D. “Những thực phẩm có vitamin D thường không có trong chế độ ăn kiêng này”, bà nói.
Điều này là do hầu hết các nguồn vitamin D tự nhiên có nguồn gốc từ động vật bao gồm cá, dầu cá và sữa có bổ sung dưỡng chất.
Bác sĩ Ashe cũng cho biết làn da sẫm màu có thể khiến bạn có nguy cơ bị thiếu vitamin D thấp hơn, vì hắc tố melanin làm giảm sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
11. Điều trị thấp hoặc thiếu vitamin D
Nếu bạn có lượng vitamin D thấp, bạn có thể điều trị bằng chế độ ăn kiêng và uống các chất bổ sung (cũng như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn).
Chuyên gia dinh dưỡng Rachel Begun, cũng là người phát ngôn của chương trình vitamin Sundown Naturals, nói rằng vẫn là tốt nhất khi tối đa hóa mức độ dinh dưỡng thông qua thực phẩm trước tiên.
“Tập trung vào các nguồn vitamin D tự nhiên, như ăn cá dầu và uống dầu cá, lòng đỏ trứng và thịt bò sống cũng như các loại thực phẩm tăng cường ưa thích của bạn”, cô nói thêm rằng một số chứng bệnh như bệnh celiac (bệnh đường ruột do nhạy cảm với gluten), bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột) và bệnh u xơ nang có thể làm cho việc hấp thụ vitamin D từ thực phẩm trở nên khó khăn hơn.
“Nếu chế độ ăn uống không đủ, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc có nên bổ sung vitamin D hay không, và nếu có thì với liều lượng là bao nhiêu”.