Nisha Jackson là một chuyên gia về hormone và chăm sóc sức khỏe sản phụ và là tác giả của cuốn “Brilliant Burnout”.
Cô ấy chia sẻ trong cuốn sách của mình rằng “hội chứng Burnout” (hiện tượng kiệt sức và cạn kiệt năng lượng làm việc) rất dễ luồn vào cuộc sống bận rộn của một người phụ nữ vừa chăm con nhỏ vừa đi làm – gia đình, công việc, mối quan hệ xã hội và dọn dẹp nhà cửa.
Những triệu chứng này âm thầm tới mức ngay cả những người phụ nữ thông minh nhất cũng không tài nào phát hiện ra cho tới khi đã quá muộn.
- Xem thêm: Bởi họ là mẹ
Nếu bạn thấy kiệt sức, hãy cân nhắc những lời khuyên của cô ấy để cân bằng bản thân trở lại – bao gồm việc dùng thêm Vitamin C và khởi động hệ thần kinh đối giao cảm.
Có nhiều yếu tố gây căng thẳng chồng chất lên nhau dẫn tới hiện tượng kiệt sức này, nhưng hầu hết là những nguyên nhân cơ bản nhất sau đây:
- Người phụ nữ phải đảm nhiệm vô số vai trò: chăm sóc nhà cửa, đem tiền về cho gia đình, dạy dỗ con cái, chăm sóc bố mẹ…
- Giác quan phải làm việc không ngừng nghỉ: 24/24 tiếp xúc với các thiết bị điện tử và không có thời gian nghỉ ngơi.
- Áp lực từ xã hội khiến họ cảm thấy mình phải có thêm thành tựu và tài sản
- Sự trông chờ từ gia đình và con cái
- Các giới hạn về tài chính
- Những lối sống không lành mạnh (trong việc ngủ, ăn uống, tập thể dục, điều tiết hormone không tốt, và hàm lượng các nguyên tố hoá học trong bộ não không được cân bằng)
- Sự nghiện ngập adrenaline
Phản ứng của cơ thể của những người phụ nữ đang trải qua giai đoạn cực kỳ căng thẳng này quả thật là một phép màu. Những “phụ nữ siêu phàm” dành rất nhiều thời gian “hoạt động” và luôn trong chế độ “chiến hay chạy” – liên tục di chuyển từ một áp lực này sang một áp lực khác.
Không khác gì một trái bom nổ chậm cả. Cơ thể của chúng ta có thể chịu đựng stress trong khoảng thời gian ngắn, nhưng sẽ có một ngày ta không thể chịu nổi nữa.
Trên thế giới hiện nay, hàng triệu phụ nữ đang phải đối phó với stress ngay từ lúc họ tỉnh dậy cho tới khi họ đi ngủ.
Tình trạng hoạt động không ngừng nghỉ này đòi hỏi phải liên tục cố gắng để bảo toàn và điều tiết các tuyến thượng thận. Đây là một công việc vô cùng mệt mỏi và sẽ khiến cả hệ thống bị trì trệ.
Như vậy sẽ khiến ta trở nên kiệt sức và thiếu cân bằng. Khi máu thiếu hoocmon coristol và hoocmon nữ, nó sẽ tạo ra một loạt các triệu chứng thay đổi cả cuộc đời bạn theo hướng tiêu cực.
Nếu bạn đang thấy kiệt sức, hãy cân nhắc những bước sau đây để giúp bạn thoát khỏi sự mệt mỏi và lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống.
1. Thay đổi cách ăn uống và thời gian biểu
Giảm đi nguy cơ bị tăng hoặc tụt đường huyết bằng cách tiêu thụ các loại đồ ăn nhiều protein, các loại chất béo tốt và những món ăn chứa nhiều bột như rau củ – để giúp giảm bớt sự mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng và cuối buổi chiều. Protein chính là thức ăn cho bộ não, nó sẽ cải thiện sự tập trung và trí nhớ của bạn suốt cả ngày.
2. Uống Vitamin C và các loại thực phẩm bổ sung giúp giảm stress
Vitamin C được các tuyến thượng thận sử dụng trong quá trình sản xuất hoocmon coristol và các hoocmon tuyến thận khác. Hãy cân nhắc việc uống thêm Vitamin C vào buổi sáng và buổi chiều. Và bạn cũng nên cân nhắc việc mua các thực phẩm bổ sung chứa adaptogen (một loại thảo dược có tác dụng giải stress).
3. Tập thể dục
Đi bộ, Yoga, Pilates và tập tạ sẽ có ích cho bạn hơn là một buổi học spin (đạp xe trong nhà) và chạy bộ ngoài công viên. Bất cứ hình thức thể dục quá sức nào cũng sẽ vắt kiệt các tuyến thượng thận của bạn, vì một trong những nguyên nhân dẫn đến stress là “tập thể dục quá sức”.
4. Uống nhiều nước
Thiếu nước là một trong những vấn đề phổ biến nhất cùng với sự kiệt sức và khả năng không thể kiểm soát độ căng thẳng.
5. Kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm của bạn
Hãy dành ra 2 lần, mỗi lần 10 phút, mỗi ngày để hồi sức. Thở qua đường mũi (bằng bụng, chứ không phải bằng ngực), môi mím chặt và tập trung vào chính xác thứ bạn muốn ngay lúc này. Sử dụng mọi cảm xúc tích cực có thể, hãy tưởng tượng chính xác xem bạn muốn cảm thấy gì, có được điều gì, đạt được điều gì, và trở thành một ai. Rồi ngồi yên trong 2-3 phút.
6. Ngủ đầy đủ để lấy lại sức
Không ngủ đủ giấc sẽ rất có hại cho não bộ, hệ thần kinh, hệ nội tiết và cả cơ thể nói chung. Vì bạn đang không để chúng hồi phục sau một ngày dài mệt mỏi và làm gián đoạn quá trình làm mới các hoocmon và các hóa chất thần kinh cần thiết để bạn sống sót ngày kế tiếp.
7. Bắt đầu việc huấn luyện não
Hãy tránh những câu nói như “Tôi stress quá”. Hãy thay thế chúng bằng những câu như “Tôi tự đặt ra lựa chọn cho chính mình, và tôi đã sẵn sàng để đạt được sức khoẻ tốt hơn. Chuyện không quá gấp rút. Tôi vẫn đang nắm quyền kiểm soát cuộc sống của mình.”