Không chỉ để soi gương, những chiếc gương còn đóng những vai trò lạ lùng khác liên quan đến y học, không gian và cả trong quân sự.
1. Gương gây ảo giác
Ảo giác lạ lùng xảy ra khi bạn nhìn đăm đăm vào ảnh phản chiếu của mình trong gương. Ngồi trong căn phòng tối, cách gương khoảng 1m và nhìn chăm chú vào gương khoảng 10 phút. Đầu tiên, bạn sẽ thấy những méo mó nho nhỏ trên khuôn mặt bạn trong gương. Sau đó khoảng vài phút, dần dần gương mặt bạn sẽ biến đổi kịch tính hơn, trông giống như bằng sáp và như thể là khuôn mặt của một ai khác.
Một số người đã trông thấy hàng loạt những khuôn mặt khác, thậm chí thật quái dị. Các nhà khoa học tin rằng thậm chí điều này có thể giúp điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh tinh thần phân liệt, khi họ được khuyến khích đối diện với “những phiên bản khác” của họ.
2. Khi loài vật soi gương
Một số con voi đã bị thất bại khi chúng không nhận ra bản thân chúng trong gương. Có lẽ một số động vật đơn giản đã không buồn phân biệt chúng với hình ảnh phản chiếu của chúng, do đó đã không có phản ứng gì. Những con khỉ đột cũng bị những thất bại tương tự. Sau khi soi gương, chúng tỏ ra lúng túng hơn và bỏ đi ra chỗ khác ngay.
3. Gương trên mặt trăng
Mặt trăng cách xa trái đất của chúng ta khoảng 384.303 km. Chúng ta biết được điều này nhờ có gương. Khoảng cách này có thay đổi do quỹ đạo hình ê-líp của nó quay quanh trái đất. Máy Laser Ranging Retroreflector (thiết bị phản chiếu ánh sáng với độ phân tán tối thiểu) được các phi hành gia đặt trên mặt trăng, dùng để tính toán khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng với độ sai số chỉ khoảng 3cm.
Ngoài ra, máy còn cải thiện nhận thức về mặt trăng. Ví dụ: nó cung cấp thông tin về quỹ đạo của mặt trăng, giúp chúng ta biết được mỗi năm mặt trăng lùi xa dần khỏi trái đất khoảng 3,8cm. Thậm chí máy còn được sử dụng để trắc nghiệm thuyết tương đối của Einstein.
4. Gương cũng phản chiếu âm thanh
Không chỉ để soi gương. Trên thực tế, gương còn có thể phản chiếu cả âm thanh nữa. Những tấm gương phản chiếu sóng âm thanh gọi là “gương âm thanh”, và đã được dùng ở Anh trong Thế chiến thứ hai để dò tìm những sóng âm thanh đến từ phi cơ địch. Quá trình này diễn ra trước khi có radar. Một số gương loại này đã được lắp đặt ở vùng ven biển nước Anh, ngày nay chúng vẫn còn đó.
- Xem thêm: Gương âm thanh của Vương quốc Anh
Nổi tiếng nhất là những chiếc gương ở Denge, gần Dungeness, Kent. Người dân không được đến gần chúng, nhưng họ có thể nhìn thấy chúng trên một lối đi bộ được hướng dẫn đặc biệt. Chiếc gương lớn nhất rộng 61m nằm ở Maghtab, Malta. Dân địa phương gọi nó là “il widna”, nghĩa là “cái tai”.
5. Gương nguyên tử
Gương nguyên tử phản ánh những nguyên tử vật chất cũng giống như những chiếc gương quy ước phản ánh ánh sáng. Chúng sử dụng những điện từ trường để phản ánh các nguyên tử trung hòa, rất cần thiết để phản ánh sóng lượng tử của vật chất, đây là một quá trình diễn biến rất chậm.
6. Gương phản ánh đúng sự thật
Thật là sai khi nói rằng gương phản chiếu đảo ngược hình ảnh của bạn. Điều bạn thấy là bên bàn tay trái của bạn ở phía trái của gương, và bên bàn tay phải của bạn ở phía phải, đem lại ảo giác rằng ảnh của bạn bị đảo ngược. Tuy nhiên, một loại gương không đảo ngược, hay “gương sự thật” đã được phát triển. Nó cho phép người sử dụng trông thấy được hình ảnh của họ giống như những người khác trông thấy họ. Sáng tạo này ưu tiên cho ngành chăm sóc thẩm mỹ. Gương sự thật đem lại cho người soi hiệu quả ảnh 3-D.
7. Có phải ai cũng nhận ra mình trong gương không?
Đa số mọi người đều cho rằng chúng ta sẽ nhận ra mình trong gương. Tuy nhiên, dường như không phải ai cũng có thể vượt qua bài kiểm tra tự nhận diện mình trong gương. Các nhà khoa học sử dụng phương pháp đánh dấu khuôn mặt hay cơ thể, sau đó quan sát những gì đối tượng làm trước một tấm gương, để kiểm tra các dấu hiệu mà họ nhận ra chính bản thân họ và cố gắng xóa dấu hiệu đó đi. Các trẻ em thường phát triển khả năng tự nhận biết mình trong gương khi được 24 tháng tuổi.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm những đứa trẻ không phải người phương Tây, ở các quốc gia như Fiji và Kenya, những trẻ em này đã không vượt qua được bài kiểm tra ngay cả khi đã lên 6 tuổi. Dù sao đây không phải là dấu hiệu cho thấy chúng thiếu khả năng phân biệt ngoại hình bản thân so với những người khác.
Đúng hơn, đó là một sự khác biệt về văn hóa trong việc sử dụng gương và là một vấn đề với hiệu quả của thử nghiệm gương. Những đứa trẻ này cho thấy hành vi lạnh nhạt khi đối diện với hình ảnh phản chiếu của chính mình, cũng biểu thị rằng chúng đã thừa biết hình phản chiếu là của chính chúng chứ không phải ai khác.
8. Phân tách ánh sáng bằng gương
Gương không chỉ có thể phản chiếu ánh sáng, âm thanh và vật chất mà còn có thể phân tách các chùm ánh sáng. Nhiều bộ tách chùm tia sáng sử dụng gương và thường được ứng dụng trong nhiều dụng cụ khoa học, trong đó có cả kính viễn vọng. Một bộ tách chùm cơ bản là một khối lập phương, được làm từ hai lăng kính thủy tinh kết nối ở phần chân nền của chúng.
Khi một chùm ánh sáng chiếu vào bộ tách chùm, một nửa của nó tiếp tục đi thẳng và nửa còn lại được phản xạ ở góc 90 độ. Có nhiều phiên bản khác nhau của bộ tách chùm cố gắng làm giảm đi sự cố thất thoát ánh sáng, nhưng đây là vấn đề của bộ tách chùm.
Những câu chuyện về chiếc gương
- Hình thức đầu tiên của gương được phát minh vào thời cổ đại. Đó thực sự là một vũng nước nhỏ đựng trong một thùng chứa tối màu. Hãy nghĩ về khái niệm này khi nhìn vào một đài phun nước, lúc bạn đi ngang qua nó và nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của bạn. Dù có tin hay không, vào những lúc như vậy, bạn đang sử dụng phiên bản gương đầu tiên của thế giới. Thật thú vị!
- Sau khi chiếc gương nước được tạo ra và sử dụng hàng ngày, mọi người bắt đầu chế tạo “gương thủy tinh núi lửa” (gọi là Obsidian, tức thủy tinh thiên nhiên, do dung nham felsic tạo ra) được đánh bóng vào khoảng năm 6.000 trước Công nguyên. Từ khi có khái niệm này, điều đó có nghĩa là người ta sẽ không sử dụng hoặc sản xuất thêm gương nước nữa.
- Những chiếc gương đồng đánh bóng đầu tiên xuất hiện ở Lưỡng Hà. Hãy hình dung một miếng kim loại được đánh bóng cho phép bạn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong ánh sáng lấp lánh của nó.
- Niềm tin cho rằng việc làm vỡ một tấm gương sẽ mang lại cho bạn bảy năm xui xẻo xuất phát từ thời La Mã cổ đại, khi họ tin rằng bằng cách phá vỡ một tấm gương cũ, bạn cũng phá vỡ linh hồn của mình. Ngày nay, còn khá nhiều người vẫn tin như thế.
- Ngày nay những chiếc gương được làm bằng bột nhôm, nhưng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng đồng đánh bóng. Đồng được cho là liên kết với Hathor, nữ thần của sắc đẹp, mỹ phẩm, tình yêu, tình dục, khả năng sinh sản và ma thuật. Những chiếc gương của người Aztec được làm từ Obsidian (còn gọi là đá vỏ chai hay hắc diện thạch, là một chất liệu núi lửa tự nhiên), và người Aztec tin rằng chúng được liên kết với Tezcatlipoca, thần bóng tối, có tên dịch ra là Gương Khói. Ông là Chúa tể bóng đêm, chuyên sử dụng những chiếc gương để giao thoa giữa cõi trần gian và âm giới.
- Thủy tinh, thành phần chính của gương, thực sự là vật phản xạ kém. Nó chỉ phản chiếu khoảng 4% lượng ánh sáng chiếu vào nó.