Chiến tranh thế giới thứ Nhất là cuộc xung đột lớn đầu tiên sử dụng máy bay. Trong những năm đầu của cuộc chiến đấu, máy bay chủ yếu được sử dụng để giám sát và quan sát, nhưng khi chiến tranh diễn ra, máy bay chuyển sang vai trò tấn công.
Đến cuối cuộc chiến, máy bay đã trở nên quá nguy hiểm khiến quân Đồng minh đưa nó vào công cuộc phát triển chiến thuật mới cho việc phòng không nếu muốn cuộc chiến tiếp theo đạt chiến thắng.
Thành phần quan trọng nhất của một hệ thống phòng không hiệu quả là một hệ thống cảnh báo sớm có thể phát hiện và theo dõi máy bay đối phương trước khi chúng đến. Nhưng trong những ngày trước khi có radar, cách duy nhất để phát hiện máy bay địch là lắng nghe âm thanh của những máy bay đang đến gần.
Không quân Hoàng gia thành lập một loạt các hệ thống phát hiện âm thanh dọc theo bờ biển Vương quốc Anh, bao gồm các tấm phản xạ hình cầu, bằng bê tông khổng lồ được gọi là “gương âm thanh” có thể phóng đại tiếng ồn của động cơ máy bay khi chúng bay qua eo biển Anh, bằng cách phản xạ sóng âm thanh qua bề mặt cong và tập trung chúng vào một tiêu điểm, giống như những tia ánh sáng phản chiếu qua một gương cong. Các thiết bị như thế này thường được tìm thấy trong các bảo tàng khoa học ngày nay dưới dạng “phòng trưng bày thì thầm”.
Một số micro được đặt ở phía trước của hệ thống phản xạ và tùy thuộc vào tín hiệu microphone nhận được, hướng đến của máy bay có thể được xác định.
Đến cuối những năm 1920, gương âm thanh đầu tiên được đặt tại Hythe, ở Kent, trên bờ biển phía nam nước Anh.
- Xem thêm: Ủy ban Kiểm toán môi trường Anh kêu gọi chính phủ ngừng tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch
Vị trí này được lựa chọn vì nó nằm dưới đường bay của máy bay thương mại hướng tới Pháp, nhờ đó có thể tận dụng làm đối tượng thử nghiệm.
Thoạt đầu, có 5 gương lõm làm bằng thép và bê tông, mỗi gương cao từ 1,8 đến 2,7m. Những gương này có thể khuếch đại sóng âm một cách hiệu quả với bước sóng khoảng 0,9m. Nhưng sóng âm mà quân đội quan tâm đến phải có bước sóng chiều dài từ 4,5 đến 5,4m.
Năm 1930, gương thứ sáu và cũng là gương cuối cùng đã được dựng lên. Đó là một bức tường cong khổng lồ, dài 60m và cao 8m. Có thể thu được âm thanh cách xa khoảng 20 dặm, đây là gương mega đạt được các kết quả yêu cầu.
Ngay lập tức việc xây dựng các gương âm thanh được triển khai dọc theo bờ biển từ Norfolk xuống Dorset để phát hiện tất cả máy bay kẻ thù tiến đến gần nước Anh từ eo biển Anh.
Ngoài những tấm gương, một đội ngũ hơn 500 người được đào tạo để thông tin nhanh chóng và chính xác yêu cầu giữa các điểm nghe, điện thoại viên và các cán bộ trong phòng điều khiển và tại các sở chỉ huy.
Nhưng máy bay ngày càng trở nên nhanh hơn, điều này có nghĩa là khi bị phát hiện, chúng đã đến quá gần để có thể xử lý. Những nghi ngờ về dự án gương âm thanh bắt đầu nảy sinh.
Sau đó, vào năm 1935, dự án đã kết thúc đột ngột. Giải pháp thay thế cho gương âm thanh – hệ thống dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến (viết tắt là radar) đã được hoàn thiện.
Gương âm thanh lõm, không bao giờ có thể phát huy tác dụng, vẫn được đặt xung quanh bờ biển Anh. Nổi tiếng nhất trong số những gương này đang ở Denge, gần Dungeness, ở Kent, Anh.
Tại đây có 3 tấm – một bức tường cong dài 60m, một tấm tròn 9m và một tấm tròn 6m. Gương âm thanh được đặt ở ít nhất 19 địa điểm khác nhau, bao gồm cả Malta – nơi duy nhất bên ngoài Vương quốc Anh có những công trình này.