Jayachamaraja Wodeyar Bahadur là vị quốc vương cuối cùng của triều đại Maharaja (đời thứ 25) bang Mysore. Trong triều đại của ngài, các nghệ nhân đã thực hiện tạo tác một số nghệ phẩm thuộc ngành nghề thủ công mà tiêu biểu là khảm ngà (voi) trên gỗ hồng sắc vì đây là loại cây gỗ có rất nhiều tại địa phương.
Về sau, một nghệ nhân bậc thầy của nghề “Shokat Ali” đã mang đến một sự phát triển hoàn toàn mới cho nghề thủ công này bằng cách sử dụng gỗ có những sắc màu khác nhau để sáng tạo ra các nghệ phẩm tuyệt vời. Nghệ phẩm này đã được nhà vua đánh giá cao và cũng dễ dàng để học nghề, tạo tác. Nghệ phẩm độc đáo và kỹ thuật đơn giản đã mang đến cuộc cách mạng trong nghệ thuật, thủ công và cả trong đời sống con người. Các nghệ nhân phát triển mạnh mẽ phong cách độc đáo của chính mình trong những nghệ phẩm thủ công khảm/dát gỗ hồng sắc và ngà.
Để phát triển các nghề thủ công của Karnataka, chính phủ đã thành lập một nhóm đa ngành thủ công mỹ nghệ, một cụm gồm 480 ngôi nhà được xây dựng với sự giúp đỡ của cả chính quyền trung ương và chính quyền bang. Chính phủ hỗ trợ xây dựng không gian sống và làm việc cho khoảng 2000 người thợ thủ công và gia đình của họ. Trung tâm mua sắm do Chính phủ Karnataka thành lập là một cửa hàng bày bán các món đồ thủ công mỹ nghệ bang Karnataka cũng như cung cấp nguyên liệu thô cho những người nghệ nhân như gỗ đàn hương, mua các nghệ phẩm thủ công từ các nghệ nhân và phân phối chúng cho các cửa hàng tại các khu vực khác nhau của bang.
- Xem thêm: Đặc sắc những chiếc đèn đất nung Diya
Tổ chức này còn thực hiện các chương trình đào tạo được tài trợ bởi Ủy ban Phát triển Thủ công mỹ nghệ với sự hỗ trợ của trung tâm thiết kế nội thất và “Học viện Kỹ thuật Chamraja”, Mysore. Họ tổ chức các trại chăm sóc sức khỏe cho gia đình các nghệ nhân, đóng bảo hiểm như một cách để chiêu nạp những người nghệ nhân tài hoa.
Các nghệ nhân thường sử dụng các dụng cụ cầm tay rất cơ bản, đó là: Máy khoan cầm tay, đục mảnh, búa, kìm, cưa, giấy đánh bóng đá lửa với các dạng khác nhau được sử dụng.
Ban đầu, gỗ hồng sắc và ngà được sử dụng cho công việc khảm/dát nhưng khi ngà voi bị cấm, nhựa màu trắng và be được sử dụng để làm vật liệu thay thế. Gỗ dán/ván ép được sử dụng cho khung nền của nghệ phẩm thủ công. Các sắc màu khác nhau của gỗ như gỗ tuyết tùng trắng, gỗ hồng sắc, gỗ thông lạnh, gỗ cao su, gỗ đàn hương đỏ, gỗ mít,… được sử dụng để gia tăng thêm nhiều sắc màu cho nghệ phẩm.
Một hỗn hợp sáp và than được sử dụng để phủ lấp khiến cho các chi tiết trở nên sắc nét hơn. Các màu sắc ưa thích sử dụng trong những nghệ phẩm là cam, xanh dương nhạt, xanh lam vừa, xanh dương đậm, vàng, xanh lá cây (đây không phải là những sắc màu tự nhiên), và nâu, nâu sẫm, màu hạt dẻ…
Quá trình nói chung có thể được chia thành 6 phần công việc khác nhau và mỗi phần công việc được thực hiện bởi một người nghệ nhân. Điều này giúp duy trì chất lượng công việc vì mỗi người thợ thủ công chuyên nghiệp về phần công việc của mình và có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng có những thợ thủ công khéo léo, đa tài; họ có thể một mình thực hiện hết tất cả các công đoạn, các phần công việc.
Trước tiên, đồ án/thiết kế của nghệ phẩm được hoàn thiện, vẽ ra trên giấy và màu sắc chọn lọc được đánh dấu trên bản vẽ. Sau đó, các bộ phận/phần nhỏ được vạch trên những tấm giấy nến riêng biệt để dán trên gỗ và sau đó chúng được cắt theo phác thảo với sự trợ giúp của chiếc cưa. Sau khi hoàn thành công việc cắt, các mảnh gỗ khác màu được sắp xếp dựa trên việc tham khảo bản vẽ ban đầu sau đó kết dính lại với nhau bằng keo PVA.
Nghệ nhân sử dụng một cái đục để khoét/nạo và sau đó cọ xát bằng cách sử dụng một số loại giấy đá lửa để các mảnh cắt xứng hợp. Sau đó, phần công việc mộc được thực hiện khi cần nối kết các phần khác nhau lại với nhau tại bất cứ chỗ nào được yêu cầu. Các rãnh/đường soi tinh xảo được thực hiện bằng một chiếc đục để tạo chi tiết. Một hỗn hợp sáp nóng chảy và than củi được phủ lên bề mặt của chi tiết gia công bằng chiếc bàn chải làm bằng vải và sau đó được cạo bỏ đi bằng chiếc đục. Nhưng sáp vẫn đọng lại trong các rãnh và phần còn lại của bề mặt luôn bóng loáng. Công tác cuối cùng là tô vẽ hoàn thiện thành phẩm.
- Xem thêm: Nghệ phẩm khảm đá Pietra dura
Những nghệ phẩm bao gồm từ các sản phẩm treo tường bằng phẳng cho đến các khảm/dát phức tạp trên hộp trang sức, các tượng thần nhỏ đến những con voi khổng lồ. Sự can thiệp về thiết kế và chức năng cũng như vẻ đẹp của các nghệ phẩm đã có trong vài năm qua do thị trường xuất khẩu gia tăng.