Cuộc sống hiện nay vốn đầy đủ các tiện nghi đến mức chúng ta không hề bận tâm đến nguồn gốc của những thứ quá quen thuộc như bộ sofa, xa lộ, chiếc đĩa, quyển tiểu thuyết, siêu thị…
Bộ sofa
Giống như nhiều thứ thời trang, ghế sofa và bộ trường kỷ xuất hiện lần đầu tiên trong tòa án hoàng gia Pháp. Những tranh chân dung từ cuối những năm 1600 cho thấy các phụ nữ Pháp quý phái nằm trên bộ sofa.
Các nhà quý tộc người Đức đến thăm tòa án Pháp phàn nàn rằng nó không giống như một tòa án hoàng gia nữa vì mọi người đều ngồi hoặc nằm ở chung quanh. Tuy nhiên, những chiếc ghế sofa này được thiết kế để nằm hơn là ngồi, và chúng có hơi giống với ghế sofa mà chúng ta đang ngồi ngày nay.
Ví dụ đầu tiên về tiền thân của chiếc ghế sofa bây giờ là chesterfield, một thiết kế vẫn có thể tìm thấy ngày nay. Nó đã xuất hiện vào những năm 1700 bởi Chesterfield, người muốn đó là chiếc ghế sang trọng dành cho giới thượng lưu. Chesterfield trở thành mốt thời thượng của tầng lớp thượng lưu Anh và nhanh chóng lan rộng đến nhiều biệt thự và trang viên trên khắp đất nước.
- Xem thêm: Đố ai biết rõ nguồn gốc…
Tuy nhiên, giới thường dân vẫn không có một chiếc ghế sofa trong nhà của họ. Nhưng ghế trường kỷ đã trở nên phổ biến hơn trong thời đại Victoria khi xuất hiện trong những ngôi nhà của tầng lớp thấp hơn và làm cho quang cảnh trở nên sang trọng.Vào cuối Thế chiến thứ hai, trong phòng khách của hầu hết các ngôi nhà ở phương Tây đã có một bộ ghế dài và một chiếc tivi.
Xa lộ
Ngày nay, người ta chỉ nghĩ rằng chỉ việc ra xa lộ là có thể đi du lịch xa. Nhưng ngày xưa muốn đi du lịch, mọi người phải đi qua một số con đường địa phương thật khủng khiếp.
Kế hoạch xây dựng hệ thống xa lộ chỉ được thực hiện vào năm 1956. Đạo luật “Đường cao tốc hỗ trợ liên bang” đã đề ra kế hoạch cho hơn 64.000km (40.000 dặm) đường giao thông sức chứa cao có thể đáp ứng số lượng lớn các ô-tô cùng một lúc. Mục tiêu là loại bỏ những con đường không an toàn và những lộ trình không hiệu quả, đồng thời bảo đảm việc giao thông an toàn và nhanh chóng trên toàn quốc. Tuy nhiên, một trong những mối quan tâm chính của Tổng thống Eisenhower là các trung tâm dân số trên khắp Hoa Kỳ cần được sơ tán dễ dàng hơn trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Trong Thế chiến thứ hai, Tổng thống Eisenhower đã chứng kiến người Đức xây dựng một hệ thống đường xa lộ trên diện rộng vào những năm 1930. Trở về Mỹ, ông quyết tâm thực hiện điều tương tự cho đất nước.
Tuy nhiên, việc xây dựng một dự án đầy tham vọng như vậy đòi hỏi nhiều tòa nhà và nhà dân bị giải tỏa. Người ta biểu tình phản đối việc xây dựng ở nhiều nơi và trì hoãn quá trình. Mãi cho đến năm 1992, hệ thống đường xa lộ liên bang cuối cùng đã được tuyên bố hoàn thành.
Đĩa ăn
Ngày nay, người ta đã quen với việc ăn bữa tối với những chiếc đĩa làm từ gốm, nhưng cho đến gần đây, chỉ những người giàu nhất trong xã hội mới có thể mua được món đồ xa xỉ này. Chỉ vài trăm năm trước, ý tưởng về một đĩa ăn bằng gốm vẫn hoàn toàn xa lạ với phương Tây.
Vào thời Trung cổ, đa số mọi người ăn trong một cái bát gỗ. Các chiếc đĩa không thường được sử dụng vì phần lớn các bữa ăn đều ở dạng súp, các món hầm và cháo. Bát gỗ vốn đơn giản, rẻ tiền và tiện dụng. Khi một người đàn ông hay phụ nữ trung bình cần một cái gì đó giống như một cái đĩa, họ đã sử dụng một cái “trencher” (gần giống như chiếc mâm), nửa giống cái đĩa, nửa giống cái mâm đựng thức ăn. Thông thường, những trencher này được làm từ ổ bánh mì tròn cũ, đã cứng lại. Sau đó, trencher có thể được ăn sau bữa ăn hoặc nếu bạn giàu hơn, có thể đem nó cho người nghèo.
- Xem thêm: Nguồn gốc của ‘món tráng miệng’
Các tầng lớp thượng lưu dùng lưu bữa bằng những chiếc đĩa, đĩa phẳng, hoặc bát bằng thiếc. Thật không may cho họ, thiếc thường chứa chì; vì vậy, họ có xu hướng bị nhiễm độc chì theo thời gian. Ngoài ra, đồ sành sứ của tầng lớp thượng lưu trông khá giống với những gì chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Vào thời Victoria, ngành công nghiệp gốm sứ đã được công nghiệp hóa. Những nơi như thành phố Stoke-On-Trent ở Anh bắt đầu làm những bát đĩa bằng sành sứ với giá tương đối bình thường. Vào những năm 1900, gần như mọi người ở Anh và Mỹ đều ăn bữa ăn trong các đĩa gốm.
Sự ra đời của các tác phẩm tiểu thuyết
Văn học và kịch đã tồn tại hàng ngàn năm. Ngay cả khi chúng ta có thể đặt tên cho một bi kịch Hy Lạp cổ đại trên đỉnh đầu, hầu hết chúng ta đã nghe về chúng, và nhiều người đã phải đọc kịch Shakespeare ở trường. Gần như tất cả các trò giải trí cổ đại đều có một điểm chung. Nó được thiết kế để được biểu diễn và thưởng thức cộng đồng trên một sân khấu hoặc tại một sự kiện chứ không phải ở riêng một mình.
Vào thời Shakespeare, ngay cả những người hâm mộ ông nhất cũng không bao giờ đọc các vở kịch trên giấy. Giống như cách phần lớn chúng ta thưởng thức những bộ phim ngày nay, đa số các những hình thức giải trí đều không cần đọc.
Sự ra đời của tiểu thuyết in thành sách phần lớn trùng hợp với sự trỗi dậy của việc biết đọc biết viết của những người bình thường. Tuy nhiên, trong phần lớn lịch sử, những quyển sách chủ yếu là viết về người thật, việc thật.
Những cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã xuất hiện giữa ranh giới tiểu thuyết hư cấu và sách phi hư cấu. Phần lớn trong số đó là tiểu sử của những người thực với những câu chuyện có tình tiết gay cấn, ví dụ như Robinson Crusoe và Moll Flanders. Cuốn tiểu thuyết như chúng ta biết ngày nay đã xuất hiện vào đầu những năm 1800. Một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên được phổ biến rộng rãi là Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) của Jane Austen xuất bản năm 1812.
Thú đi picnic
Đi picnic (dã ngoại) là hình thức tiêu khiển người ta thường thực hiện với cha mẹ và các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình. Đây là một hình thức thư giãn giản dị, yên tĩnh, dễ chịu, mọi người chậm rãi tận hưởng một buổi chiều khoan khoái. Đi dã ngoại có một nét quyến rũ kỳ lạ ở thế giới cũ truyền thống, yên bình hơn so với thời đại bận rộn chúng ta đang sống.
Tuy nhiên, nếu nói đến điều này với một người vào thời Victoria, có lẽ anh ta sẽ cho là chuyện lạ lẫm. Nguyên do buổi picnic thường là một bữa tiệc trong nhà. Truyền thống này được du nhập vào Anh (và kế đó là Mỹ) vào cuối những năm 1700 bởi các quý tộc Pháp lưu vong vì cuộc Cách mạng Pháp.
Vì những lý do không rõ ràng, picnic đã được các tầng lớp trung lưu người Anh tổ chức ngoài trời vào đầu những năm 1800. Người Anh vừa thích không khí lãng mạn vừa muốn được gần gũi với thiên nhiên.
Những buổi picnic trong nhà và ngoài trời cùng tồn tại song song với nhau cho đến đầu những năm 1900; đó là lúc picnic ngoài trời đã thắng thế. Thêm vài thập niên nữa, người ta thay thế rượu và tiệc tùng bằng chiếc giỏ đan đựng bánh sandwich.
Xuất xứ của các siêu thị
Nhiều người vẫn ngại hàng tuần đi đến siêu thị. Tuy nhiên, trong ký ức gần đây, việc mua sắm hàng tuần có nghĩa là phải đi đến nhiều nơi: mua bánh mì ở tiệm bánh, mua thịt ở hàng thịt, trái cây và rau quả từ các hàng bán rau và trái cây, ngũ cốc, đồ hộp, và những thứ tương tự từ cửa hàng tạp hóa.
Chuỗi các cửa hàng xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1920, nhưng người ta vẫn chưa quen với hệ thống này. Đến năm 1930, siêu thị đầu tiên xuất hiện, nhưng phải mất một thời gian dài để thế giới thích nghi với chúng.
Thói quen cũ khó thay đổi. Ngay cả vào cuối năm 1950, chỉ có 35% thực phẩm của Mỹ được mua trong các siêu thị. Thế giới bán lẻ mà chúng ta biết ngày nay cuối cùng đã xuất hiện vào những năm 1960, thời điểm chứng kiến sự trỗi dậy của các siêu thị khổng lồ, sành điệu được thiết kế tinh xảo đằng sau hậu trường để thu hút và giữ chân các khách hàng.
Những chiếc nĩa
Ở phương Tây người ta đã sử dụng nĩa từ hàng trăm năm, nhưng chúng vốn là một công cụ để trồng trọt và làm vườn. Ý tưởng sử dụng một cái nĩa nhỏ để ăn thức ăn là một điều mới lạ và đã bị cười nhạo cho đến gần đây trong lịch sử.
Từ thời Trung cổ và xa hơn nữa, đa số mọi người đều dùng dao để ăn thức ăn. Đó cũng là con dao họ mang theo trên thắt lưng và được sử dụng cho các công việc hàng ngày của họ.
Những người giàu có các chiếc muỗng đặc biệt (thường bằng bạc) để dùng bữa, những thứ này được trao tay và thu lại sau giờ ăn để đảm bảo không bị đánh cắp. Thậm chí, hầu hết thực khách đều mang dao của họ đến bàn ăn và các chiếc nĩa không ai nhắc đến. Đa số mọi người, kể cả người giàu, chỉ sử dụng hai tay để ăn. Đây là lý do tại sao họ rửa tay trước và sau mỗi bữa ăn.
- Xem thêm: Địa danh có nguồn gốc từ nguyên quán
Chiếc nĩa đã đến Pháp vào cuối những năm 1500 khi Catherine de Medici du nhập phong cách này vào triều đình và giới thiệu nó với giới quý tộc. Sau một thời gian dài, cuối cùng nó được sử dụng phổ biến ở Pháp vào những năm 1750; ở nước Anh và các nước xa hơn vào những năm 1800. Mãi đến cuối năm 1897, một số thủy thủ người Anh đã từ chối ăn bằng nĩa vì họ coi thường loại vật dụng này.
Giường ngủ
Ngày nay, nhu cầu ngủ trên giường đã trở thành quá quen thuộc với mọi người. Nhưng hãy quay ngược thời gian về thời Trung cổ, những chiếc giường gần như không thể nhận ra.
Những gia đình trung lưu sở hữu một chiếc giường rất lớn. Chiếc giường này, được bao quanh bởi các trụ và các chiếc màn, thường đủ lớn để chứa bốn hoặc năm người và có thể cho cả gia đình sử dụng cùng một lúc. Những người giàu nhất có giường cho bố mẹ và riêng cho các con. Mặc dù vậy, một người trung bình thường làm giường của họ trên sàn nhà với những cây cói tươi và có lẽ thêm một tấm mền.
Vào thời Trung cổ, ngay cả khái niệm phòng ngủ là phòng riêng cũng xa lạ. Thậm chí cho đến sau những năm 1700, thông thường có tới 6 anh chị em chia sẻ một phòng ngủ.
Kiểu giường có nệm lò xo đầu tiên được thiết kế vào giữa thời đại Victoria. Tuy nhiên, nhìn nó vẫn thô thiển, và những chiếc nệm có lò xo bên trong vẫn chưa phổ biến cho đến những năm 1950. Vào thời điểm đó, những khung giường tối giản mới bắt đầu trở thành mốt cho đến ngày nay.