Nữ quyền không phải là thứ được phát minh vào những năm 40 của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20 mà nó trải qua nhiều thăng trầm, có thời kỳ phụ nữ được bình đẳng ngang với đàn ông như trong thời kỳ Ai Cập cổ đại.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại có thể nắm quyền bính, bị phạt nếu phạm tội
Số lượng phụ nữ quyền bính thời kỳ Ai Cập cổ đại gần như không thể tin được. Theo Bách khoa Lịch sử Cổ đại (AHE), thời kỳ Ai Cập cổ đại, phụ nữ có thể “sở hữu đất đai, ly hôn và điều hành công việc kinh doanh của riêng mình”, đồng thời đảm nhận nhiều công việc bên ngoài xã hội.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại còn sở hữu nhà riêng, “ký hợp đồng với đàn ông, phá thai và định đoạt tài sản của chính mình nếu thấy phù hợp”. Tờ Ancient Pages còn cho biết phụ nữ Ai Cập cổ đại còn có thể say xỉn, lập di chúc ràng buộc về mặt pháp lý và nhận cả mức lương như nam giới cho cùng một công việc và cùng một hình phạt nếu phạm tội.
Đây là một tiến bộ mà không có nền văn minh cổ đại nào có thể mang lại cho phụ nữ. Khi nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus đến thăm Ai Cập, ông đã bị sốc về cách phụ nữ cư xử. Lý do: Herodotus đến từ nơi mà đàn ông còn cấm cả phụ nữ đi ra ngoài, Herodotus không tưởng được về nữ quyền tại Ai Cập hồi đó lại thoáng đến như vậy.
Không có xã hội nào trong lịch sử có được sự bình đẳng giới như Ai Cập cổ đại, mặc dù đây không phải mô hình hoàn hảo. Mặc dù phụ nữ đôi khi có quyền đối với đàn ông, điều đó không được coi là lý tưởng mà đáng ra là trách nhiệm của đàn ông.
Có những vị trí phụ nữ không thể nắm giữ, thường là những vị trí quan trọng nhất trong chính phủ, nhưng trong vòng 3.000 năm, Ai Cập cổ đại đã có tới 7 người cai trị là nữ giới. Để so sánh, trong suốt lịch sử của Hoa Kỳ chưa hề có một nữ tổng thống nào, điều này cho thấy nữ quyền thời kỳ Ai Cập cổ đại đã đạt tới đỉnh cao.
Hôn nhân của phụ nữ Ai Cập cổ đại đầy thú vị
Trong xã hội Ai Cập cổ đại, người phụ nữ có rất nhiều quyền, nhưng khi kết hôn, họ lại gặp không ít rắc rối. Theo Short History, các cô gái Ai Cập cổ đại thường kết hôn ngay sau khi họ bước vào tuổi dậy thì, thường là 13 tuổi.
Trong khi đó con trai cũng không già hơn mấy, thường kết hôn trong khoảng từ 16 đến 20 tuổi. Các cô gái tuổi thiếu niên kết hôn với những người đàn ông lớn tuổi là không phổ biến. Vì vậy, hôn nhân của phụ nữ Ai Cập cổ đại thực sự là một “quan hệ bình đẳng” hiếm có.
Theo AHE trong khi người ta hiểu rằng đàn ông là chủ gia đình và có tiếng nói cuối cùng, thì có “nhiều bằng chứng cho thấy đàn ông Ai Cập cổ đại thường xuyên hỏi ý kiến vợ”. Những người cha Ai Cập cổ đại đã đưa ra lời khuyên hôn nhân cho con trai của gồm, “không kiểm soát vợ tại nhà cô ta, đừng can thiệp vào kỹ năng của vợ. Hãy hội nhập và công ty của vợ, và đừng bao giờ tạo ra xung đột tại nhà”.
Tuy nhiên, trong thực tế, phụ nữ Ai Cập cổ đại vẫn có những kỳ vọng nhất định đối với người chồng, như muốn sinh nhiều con và nếu đàn ông ngoại tình, họ có thể bị giết. Tuy nhiên một khi phụ nữ Ai Cập không thích chồng, việc ly hôn rất đơn giản. Một người phụ nữ nói họ muốn ly hôn, thậm chí không cần lý do như ngoại tình từ phía chồng, họ vẫn giành quyền nuôi con.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại là những người nội trợ trách nhiệm
Trong khi phụ nữ Ai Cập cổ đại bình đẳng với chồng, nhưng công việc nôi trợ, chăm sóc ngôi nhà vẫn được họ làm vẹn toàn. Phụ nữ giàu có thể có người hầu hoặc nô lệ, nhưng họ vẫn tham gia công việc ngoài xã hội, nhưng việc nội trợ không bao giờ lơ là. Theo Bách khoa thư AHE, thỉnh thoảng đàn ông cũng giúp phụ nữ làm nội trợ, nhưng phần chính vẫn là do phụ nữ đảm nhận và xem đây là bổn phận của mình.
Hàng ngày trước khi đồng hồ báo thức, người phụ nữ phải đánh thức cả gia đình để mọi người chuẩn bị ăn sáng đi làm hoặc đi học, giống như xã hội hiện đại. Sau đó, họ chăm sóc bàn thờ gia đình. Mỗi nhà đều có một bàn thờ, giữ cho các vị thần hạnh phúc là công việc của người phụ nữ.
Sau đó, lấy nước sinh hoạt từ giếng, làm tất cả việc chăm sóc trẻ em và chăm sóc bất kỳ người thân cao tuổi nếu có và nấu ăn. Ngoài việc chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình, họ còn phải chăm sóc vật nuôi mà gia đình sở hữu. Sau bữa trưa, họ tiến hành công việc dệt vải và may vá, giặt giũ, nướng bánh mì, nấu bia, nấu bữa tối cho mọi người, và chuẩn chị mọi thứ cho ngày hôm sau.
Khi mọi việc xong xuôi mới đi ngủ, và là người lên giường muộn nhất trong gia đình. Do quá hoàn hảo nên phụ nữ Ai Cập cổ đại đôi khi ví là “những kẻ lập dị gọn gàng”, ngôi nhà sạch gọn không tì vết. Theo họ, làm như vậy để hạn chế bệnh tật, còn vường tược là nơi cũng rất quan trọng, vì nơi đó cung cấp nguồn sống cho cả gia đình.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại làm gì ở ngoài xã hội?
Phụ nữ Ai Cập cổ đại tham gia nhiều lĩnh vực, nhiều công việc, kể cả những việc liên quan đến quyền lực của đàn ông. Thậm chí cả những công việc mang tính bí mật, quan trọng của địa phương, quốc gia cần được bảo mật cao.
Khi đảm nhận những công việc này những quan chức là phụ nữ còn phải mang theo con dấu, chịu trách nhiệm trước chính quyền về những gì họ đã đóng dấu. Điều đó làm cho vị trí của người phụ nữ Ai Cập cổ đại trở thành người quan trọng, ngang bằng với các đồng nghiệp nam.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại đảm nhận nhiều việc như bác sĩ. Trong số này có nữ bác sĩ Pesehet nổi tiếng, người từng tham gia dạy nam sinh viên trong trường y. Bệnh nhân nam cũng có thể đến tư vấn, khám bác sĩ nữ mà không gặp vấn đề gì.
Ngoài ra, phụ nữ Ai Cập cổ đại còn làm nha sĩ, tiên tri, giải mã những giấc mơ và điềm báo cho mọi người, và cả những giám đốc điều hành các doanh nghiệp dệt may. Những bức tranh Ai Cập còn lưu lại đến ngày nay cho thấy phụ nữ đảm nhận cả công việc giám sát công nhân, hoặc nhóm có năng khiếu có thể trở thành nhạc sĩ, ca sĩ và vũ công, phục vụ giải trí riêng hay trong các dịp đại lễ diễn ra tại các đền thờ công cộng.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại là những bậc thấy về sản xuất bia
Theo AHE, có một công việc ở vô cùng quan trọng ở Ai Cập ít được nhắc đến và do phụ nữ thống trị, đó là việc sản xuất bia, bởi đây là đồ uống liên quan đến sự tồn tại vong của Ai Cập cổ đại. Chuyện kể rằng, bia là đồ uống được thần Osiris trao cho loài người, thông qua các nhà máy bia được nữ thần Tenenet theo dõi.
Một câu chuyện khác, khi nữ thần Sekhmet quyết định hủy diệt loài người, vị thần này đã uống bia bất tỉnh và quên đi việc làm nói trên. Chính vì vậy, bia đã được người Ai Cập cổ đại dùng để cúng thần. Ngoài ra bia còn được dùng nhiều nghi lễ nên nó cũng bị lãng phí mà các thế hệ sau đã rút kinh nghiệm.
Theo trang tin Ancient Egypt Online, thời Ai Cập cổ đại tất cả mọi người đều biết uống bia, kể cả trẻ em. Bia được người ta xem là đồ uống giải trí và thực phẩm bổ dưỡng. Người lao động thường được trả một phần bằng bia, nhất là những người người trực tiếp xây dựng các kim tự tháp, những người này được tả bia rất hậu, mỗi ngày được trả tới 1,3 gallon (trên 5 lít). Khi các chuyên gia tại Bảo tàng Anh tái tạo bia Ai Cập cổ đại, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy chất lượng ngon, thậm chí còn ngon hơn cả bia hiện đại ngày nay.
- Xem thêm: Nữ quyền bạo lực trong hư cấu
Vì bia thực sự là một loại thực phẩm, nên nấu bia và nấu ăn là công việc của phụ nữ. Có bằng chứng cho thấy, trong thời kỳ đầu của lịch sử Ai Cập, hầu hết các nhà máy bia đều do phụ nữ vận hành. Họ đã tạo ra số lượng lớn bia nên đồng nghĩa, kiếm được bộn tiền, vì vậy bia rất quan trọng, có mặt ở mọi nơi, nó là một nghề quan trọng và danh dự của phụ nữ Ai Cập cổ đại.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại rất coi trọng trang điểm
Ngày nay nhiều người muốn biết diện mạo của phụ nữ Ai Cập cổ đại như thế nào, cho dù đó là Nefertiti (vương hậu Ai Cập và là vợ cả của pharaoh Akhenaten) hay nữ hoàng Cleopatra, hoặc chỉ là một người phụ nữ bình thường. Theo Ancient Pages, phụ nữ Ai Cập cổ đại rất coi trọng vẻ đẹp, hình thức bên ngoài, riêng quần áo được coi là “một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống của một người phụ nữ”.
Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng hàng ngàn năm về lĩnh vực thời trang. Tuy không có chương trình trình diễn thời trang hai năm một lần như hiện nay, song phong cách trang phục của phụ nữ Ai Cập cổ đại liên tục tiến hóa, phát triển.
Phụ nữ thường mặc một chiếc váy quây bó sát, rơi xuống mắt cá chân. Vào mùa đông, họ thường dùng áo choàng bằng vải lanh dày qua vai. Phụ nữ làm việc trên đồng ruộng thường mặc váy ngắn để tiện lợi cho việc lao động, canh tác. Màu sắc quần áo thường là màu trắng, vì nhiều lý do, có thể là do thời tiết nóng bức.
Một số mốt mới cũng đã xuất hiện, bao gồm vải xếp li và rìa màu rực rỡ. Tất cả phụ nữ, dù nghèo hay giàu đều đeo trang sức. Đồ trang sức rất quan trọng để giúp họ hấp dẫn đối với các vị thần, vì vậy phụ nữ Ai Cập cổ đại rất ưa dùng vòng cổ đính cườm, vòng tay, hoa tai, vòng cổ và nhẫn.
Trang điểm đối với phụ nữ Ai Cập cổ đại không chỉ là thẩm mỹ mà còn mang tính tâm linh bởi tôn giáo và sắc đẹp luôn song hành với nhau, nên mọi người đều trang điểm. Phụ nữ trang điểm mắt rất tỉ mỉ, đặc biệt là sử dụng kohl đen dày có tác dụng giống như kính râm.
Kohl là phấn trang điểm mắt thời cổ đại, được chế tạo bằng cách nghiền khoáng chất stibnite (Sb2S3) cho mục đích tương tự như than củi được sử dụng trong mascara. Chưa hết, phụ nữ Ai Cập cổ đại cũng cạo trọc đầu và đội tóc giả, giúp tạo ra vẻ đẹp bề ngoài mới mẻ và hấp dẫn.