Ngoài ra, nếu đặt vấn đề Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu gạo trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (xét về lượng), nay phải chuyển hóa thành một quốc gia phát triển kinh tế dựa trên công nghiệp lúa gạo (trong ý nghĩa nâng tầm hơn về chất và tạo thương hiệu riêng cho hạt gạo) thì “công nghệ hóa” sản xuất lúa gạo và tăng giá trị hạt gạo nước nhà là quá trình bắt buộc phải diễn ra. Khi sự phân khúc thị trường diễn ra, các chuyên gia ViệtNamcần đi tiên phong trong việc giúp phía bạn xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ. Nước ta đã đưa nhiều chuyên gia nông nghiệp sang các nước châu Phi như Benin, Mali, Mozambique, Guinée…, triển khai chương trình sản xuất lúa, chế biến tại chỗ và giúp đỡ nước bạn trong ứng dụng khoa học – công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cũng như hỗ trợ phát triển nông thôn tại châu Phi như giới thiệu các giống cây trồng và vật nuôi mới. Nhiều mô hình hợp tác thành công và tạo được tiếng vang. Đây có thể là những thí dụ mẫu mà hợp tác lúa gạo ViệtNam-Myanmarcần học hỏi.
Về lâu dài, thị trường đòi hỏi phân khúc về sở hữu chất xám – công nghệ. Sản phẩm làm ra được nâng cao giá trị thêm chứ không dừng lại ở bán thô và sản phẩm không qua các công đoạn xử lý, chế biến. Tiến lên một bước trong khả năng hình thành thế mạnh thương hiệu gạo Việt, thì ngoài sức mạnh công nghệ, còn cần sức mạnh lan tỏa về sản xuất, trong đó là sự phân chia lao động giữa nhiều đối tác với nhau trong cùng một quy trình sản xuất hay là phân chia lao động để đảm nhận các phân khúc khác nhau về thị trường. Một cách hình dung đơn giản là ViệtNamtổ chức các hoạt động sản xuất gạo và phân chia các quy trình hay thành phẩm ra nhiều địa điểm “sản xuất và gia công”. Điều này tương tự như hình thức các tập đoàn công nghiệp quốc tế đang tiến hành, nhập linh kiện từ nhiều nước và xây dựng dây chuyền lắp ráp tại một nước có lợi thế về các chi phí đầu vào thấp nhất. Cốt lõi trong mô hình này là vai trò của các địa điểm sản xuất đặt trong liên kết tổng thể trên mức độ toàn cầu.
Đề xuất thành lập liên minh lúa gạo giữa ViệtNam-Myanmardưới góc nhìn trên đồng nghĩa với sự tái phân chia lao động và thị trường, trong đó ViệtNamchuyển sang tập trung vào phân khúc thị trường gạo cao cấp. Những thị trường mà ViệtNamđang chiếm lĩnh ở sản phẩm gạo trung bình và cấp thấp sẽ được chuyển lại cho các nhà sản xuấtMyanmarvới xác nhận quy chuẩn theo một tiêu chuẩn mà ViệtNamđã xây dựng tùy theo thị trường mà sản phẩm đó hướng tới. Việc chuyển giao không những chỉ ở khâu kỹ thuật lẫn quản lý, mà còn là cách thức tạo ra một chuẩn mực chung được bạn hàng quốc tế chấp nhận. Thế mạnh của một liên minh như vậy là một bên sẽ tiếp tục chủ động trong vai trò đầu tàu, từng bước thâm nhập vào thị trường nông sản cao cấp, một bên có sự tiếp cận tốt hơn đối với thị trường nông sản bậc trung. Bởi sự đứng chung của ViệtNamsẽ khiến gạo Myarmar được “định vị” trên thị trường thế giới – điều mà chắc chắn rằng nền sản xuất của nước bạn trong ngắn hạn (và có thể trung hạn) khó đạt được.
Là một nước có truyền thống về nghề nông, thừa hưởng các ưu đãi về tự nhiên, và đang xúc tiến quá trình cải cách kinh tế rốt ráo, Myanmar có đầy đủ tiềm năng trở thành một đối tác chiến lược của gạo Việt Nam. Câu hỏi về cách tiến hành giờ đang nằm ở phía chúng ta…
Trương Minh – Đồng Dao