Mỗi ngày có hàng triệu nhà khoa học trên toàn cầu thực hiện các công việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết về thế giới chúng ta đang sống. Một số khám phá dẫn đến những phương pháp điều trị mới cho những căn bệnh chết người hoặc những lời giải thích mới cho những hiện tượng kỳ lạ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu còn kỳ lạ đến mức nằm ngoài sự hình dung của mọi người. Dưới đây là những sự thật lạ lùng mà các nghiên cứu khoa học đã đem lại cho chúng ta trong vài năm qua.
Cú đá của loài gián
Ngộ nhận về việc những con gián có thể sống sót sau một sự kiện hạt nhân đã bị bác bỏ ở thời điểm này. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt đã phát hiện ra rằng loài gián có một kỹ năng độc nhất vô nhị giúp chúng không bị biến thành một thứ zombie (xác sống).
Loài gián Mỹ có kẻ thù chết người là ong bắp cày ngọc lục bảo. Những con ong bắp cày ký sinh này có thể làm tê liệt những con gián bằng một vết đốt nhanh chóng và tiếp theo với vết đốt thứ hai lên não. Vết đốt thứ hai tiết ra chất độc xâm nhập hệ thần kinh của gián. Sau đó, ong bắp cày có thể kiểm soát cơ thể của con gián và dẫn dắt các hoạt động của nó. Ong bắp cày sẽ dẫn gián về tổ, đẻ trứng vào cơ thể sống của nó, và cuối cùng cho những con ong bắp cày sơ sinh ăn gián.
Nhà nghiên cứu Ken Catania đã tìm hiểu sự tương tác giữa những con ong bắp cày này và con mồi của chúng bằng cách sử dụng máy quay 1.000 khung hình/giây để theo dõi các cuộc tấn công diễn ra như thế nào. Trong khoảng một nửa số trường hợp, các con gián đã cố gắng thoát khỏi những kẻ tấn công bằng một cú đá nhanh vào đầu ong bắp cày.
Hành động này phần lớn được thấy ở những con gián già hơn. Khi con ong bắp cày đến gần để phóng vết chích đầu tiên làm tê liệt, những con gián đứng cao và đá lại bằng một cái chân đầy gai. Cú đá mạnh vào mặt này tuy không đủ để giết ong bắp cày nào, nhưng chắc chắn đủ để ngăn chặn hầu hết các con ong bắp cày mon men đến gần sau đó.
Các tế bào tinh trùng bơi cuộn tròn chứ không ngọ nguậy
Bằng cách sử dụng một kính hiển vi thấu kính duy nhất do ông thiết kế, Antonie van Leeuwenhoek đã thực hiện một nghiên cứu quan trọng vào những năm 1670. Ông dùng nó để quan sát tinh dịch của chính mình. Leeuwenhoek đã nhìn thấy các tế bào tinh trùng di chuyển giống như những con lươn bơi trong nước, và chúng ta đã tin điều này trong 340 năm qua.
Tuy nhiên, bằng cách sử dụng kính hiển vi 3D hiện đại, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bristol và Đại học Nacional Autonoma de Mexico đã phát hiện ra rằng điều này không đúng. Các nhà khoa học từng tin rằng các tế bào tinh trùng di chuyển đuôi của chúng qua lại, nhưng thật ra, chúng chỉ chuyển động các đuôi của chúng về một bên.
Đương nhiên, điều này sẽ di chuyển các tế bào tinh trùng về một phía. Để cân bằng hành động này, chúng cũng lăn tròn. Hành động vặn nút chai này cho phép chúng di chuyển hướng về phía trước. Nó cũng tạo ra ảo ảnh thị giác rằng chúng đang di chuyển đuôi nhanh chóng từ bên này sang bên kia khi quan sát bằng kính hiển vi thông thường. Khám phá mới này có thể hữu ích trong các nghiên cứu về khả năng sinh sản trong tương lai.
Răng loài người xuất xứ từ tổ tiên loài cá
Khi bạn nghĩ về nơi răng người bắt đầu tiến hóa, suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể không phải là dưới đáy biển. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ Cơ quan Bức xạ Synchrotron Châu u (ESRF) và Đại học Uppsala đã tìm được bằng chứng cho thấy có khả năng là trường hợp này.
Những hóa thạch cổ nhất của loài cá có các bộ hàm được tìm thấy cách đây hơn 100 năm, nhưng cho đến nay chúng vẫn chưa từng được nghiên cứu chi tiết. Những hóa thạch này là của một loài cá, được gọi là acanthothoracids, có khả năng sống cách đây hơn 400 triệu năm trước.
Xương của những con cá này nằm sâu trong đá cổ; vì vậy, chúng có thể sẽ bị hư hại nếu được nghiên cứu bằng các kỹ thuật thông thường. Để giải quyết vấn đề này, nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng nguồn tia X sáng nhất trên thế giới. Họ có thể nhìn thấy cấu trúc bên trong của xương cá mà không gây tổn hại cho vật hóa thạch.
Giống như ở người, răng của những loài cá cổ đại này nằm trong xương hàm. Điều này khác với những gì chúng ta thấy ở những con cá mập; răng của chúng được gắn liền vào da. Xương hàm của cá acanthothoracids có đầy đủ những điểm tương đồng với xương hàm của con người hiện đại mà chúng được cho là tổ tiên trực tiếp của chúng ta.
Vi khuẩn có thể nằm ngủ trong 100 triệu năm
Phía Đông Australia ở Vòng xoáy Nam Thái Bình Dương, các vi sinh vật ở trong lớp trầm tích dưới đáy đại dương đã nằm im lìm trong hơn 100 triệu năm mà gần như không có thức ăn hoặc dưỡng khí. Khi các nhà khoa học từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản tìm thấy những vi sinh vật này vào năm 2010, họ quyết định cho chúng ăn và xem điều gì sẽ xảy ra.
Mặc dù trải qua hàng triệu năm với các chất dinh dưỡng thưa thớt, những vi khuẩn này vẫn dễ dàng hồi sinh với một chút thực phẩm TLC. Trên thực tế, chúng đã tăng số lượng hơn bốn bậc độ lớn (orders of magnitude) chỉ trong vòng vài tháng. Theo công bố vào năm 2020, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu được tại sao các vi khuẩn sống sót lâu được như vậy.
Phần lớn các vi khuẩn không hình thành các bào tử, đây là cấu trúc ngủ đông thông thường giúp vi khuẩn tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt. Điều này có nghĩa là chúng có thể phân chia các tế bào rất chậm, nhưng việc thiếu chất dinh dưỡng khiến cho quá trình khó xảy ra.
Thay vào đó, chúng có thể phát triển cực kỳ chậm. Nhưng điều này sẽ làm cho chúng tồn tại hơn 100 triệu năm tuổi, mang lại cho chúng một tuổi thọ lâu dài không thể tin được. Sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra chính xác cách chúng tồn tại lâu như vậy.
Loài cừu có thể nhận dạng được các khuôn mặt
Từ lâu, người ta tin rằng loài cừu đi theo con người một cách mù quáng mà không quan tâm đến người dẫn dắt chúng. Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge đã chứng minh rằng điều này không đúng. Cừu dường như có thể phân biệt được sự khác biệt giữa con người với các động vật mà chúng ta cho là thông minh hơn, chẳng hạn như vượn.
Khi đưa ra các bức hình về những người khác nhau, cừu có thể liên tục chọn ra khuôn mặt của người mà chúng được huấn luyện để nhận được phần thưởng thức ăn. Thậm chí chúng có thể chọn ra khuôn mặt đó cho dù bức ảnh đã được chụp ở một góc độ khác. Những kết quả này có thể hữu ích trong việc nghiên cứu các chứng rối loạn não bộ ở người như bệnh Huntington. Một đặc điểm của bệnh Huntington là không thể phân biệt được sự khác biệt giữa các khuôn mặt. Bằng cách hiểu được cách thức hoạt động của não cừu, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng cừu để thử nghiệm các phương pháp điều trị có thể giúp cho những người bị ảnh hưởng.
Lưỡi có thể ngửi
Mặc dù người ta có thể dễ dàng nhận ra rằng khứu giác và vị giác được kết nối với nhau bằng cách bịt mũi khi họ ăn, nhưng những khả năng của lưỡi còn có thể vượt xa hơn thế nữa. Các nhà khoa học từ Trung tâm Nhận thức Hóa học Monell đã phát hiện ra rằng các tế bào vị giác của con người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có các thụ thể cảm nhận mùi giống như các tế bào mũi.
Khi cho các tế bào vị giác tiếp xúc với mùi, chúng phản ứng giống như các tế bào mũi khi phát hiện mùi. Điều này dẫn đến một cách giải thích mới rằng khi chúng ta ngửi và nếm, có thể có sự đan xen giữa hai giác quan trước khi có bất kỳ tín hiệu nào truyền đến não.
Một lưu ý lạ hơn là các thụ thể mùi giống nhau đã được tìm thấy trên các tế bào tinh trùng và trên các tế bào trong ruột. Trong trường hợp của các tế bào tinh trùng, ban đầu người ta tin rằng điều này giúp chúng đánh hơi thấy đường dẫn đến trứng trong cơ thể người nữ. Nhưng các nghiên cứu sâu hơn đã phát hiện ra rằng điều này có thể không đúng.