Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đã và đang giúp khách hàng sở hữu căn nhà hạnh phúc “Căn hộ resort ven sông Sài Gòn” 4S Riverside Linh Đông. Với tiện ích vượt trội và phong phú, 4S Riverside Linh Đông được đánh giá là dự án căn hộ cao cấp nhưng có mức giá rất hấp dẫn. Giá cả vì vậy vẫn còn xu hướng giảm nhẹ, và những thành viên trong thị trường vẫn đang tự xoay xở tìm lối ra cho mình…
Băn khoăn với nhà ở xã hội
Trong một buổi giao lưu trực tuyến với đại diện Sở Xây dựng TP.HCM và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM do một tờ báo tổ chức vào trung tuần tháng 7 vừa qua, ý kiến chung đều cho rằng rất khó để có thể tiếp cận gói hỗ trợ 30 ngàn tỉ đồng, do thủ tục quá nhiêu khê và khó khăn, đặc biệt là thủ tục xác nhận tình trạng nhà ở tại phường hoặc đơn vị làm việc. Nhiều người phải bỏ cuộc do UBND phường không đồng ý xác nhận người có nhu cầu vay chưa có căn nhà nào như yêu cầu của phía ngân hàng. Chính bởi thủ tục này cộng với việc chứng minh là người có thu nhập thấp và xây dựng phương án trả nợ đã “cản trở” người muốn vay mua nhà đến với chương trình, đến mức nhiều người nói vui rằng dường như có một “hàng rào kỹ thuật” ngăn người có ý định vay mua từ gói hỗ trợ. Vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội – đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, ưu đãi – còn khó khăn như vậy, huống gì là nhà thương mại giá rẻ trong diện có thể vay vốn (dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2). Vậy nên, một chủ đầu tư căn hộ thương mại loại này mới động viên người mua là nếu quyết tâm vay vốn ưu đãi thì cần phải rất kiên trì để… chờ đợi.
Chờ đợi dường như là “tinh thần chủ đạo” của những ai có ý định vay vốn từ gói 30 ngàn tỉ đồng ưu đãi lãi suất này. Sau gần hai tháng triển khai, ở TP.HCM có chưa đến 20 trường hợp đủ điều kiện được vay. Dường như các doanh nghiệp được ưu đãi vay vốn từ chương trình hơn, dù tỷ trọng vốn vay dành cho doanh nghiệp từ chương trình chỉ chiếm 30% mà thôi. Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng từng phát biểu rằng việc nhiều dự án được vay để xây dựng nhà ở xã hội là điều tốt, càng có nhiều doanh nghiệp tham gia càng nhanh có sản phẩm nhà ở dành cho những người có nhu cầu. Nghĩa là các ngành chức năng cho rằng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại diện tích dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2 hiện chưa nhiều, nên gói 30 ngàn tỉ đồng chưa thể giải ngân được nhanh như kỳ vọng. Còn thực tế?
Tiến độ thi công là điều được cả chủ dự án lẫn người mua căn hộ quan tâm
Thực tế, nguồn cung nhà ở xã hội đang ngày một nhiều. Ngay trong năm nay, theo Sở Xây dựng TP.HCM, thành phố này sẽ hoàn thành năm dự án nhà ở xã hội với quy mô 813 căn. Ngoài ra còn có một dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội tại quận Tân Phú với quy mô 418 căn và năm dự án nhà ở tái định cư đã hoàn thành với quy mô 1.769 căn hộ được chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Tổng cộng, sẽ có khoảng ba ngàn nhà ở xã hội đã và sẽ hoàn thành trong năm nay. Vài ba năm tới, các dự án nhà ở xã hội hoàn thành càng nhiều hơn và đây được hy vọng sẽ là phân khúc dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm này, không ít ý kiến tỏ ra nghi ngờ điều đó, khi nhận thấy việc đầu tư vào nhà ở xã hội đang diễn ra khá ồạt. Nhiều căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội đã hoàn thiện hiện đang rất khó bán, do vị trí không phù hợp, điều kiện mua khó khăn, giá cả không rẻ hơn bao nhiêu so với nhà ở thương mại giá rẻ… Tương lai của phân khúc này, vì vậy, chưa hẳn đã là màu hồng.
Người mua muốn tham gia quản lý dự án
Sản phẩm trên thị trường bất động sản không chỉ có những căn hộ đã hoàn chỉnh, mà có cả những căn hộ chưa xây dựng xong, chủ đầu tư cần có tiền từ phía người mua đóng theo từng đợt để hoàn thiện và bàn giao căn hộ cho khách hàng của mình. Và đây chính là nguồn cơn cho các tranh chấp giữa hai bên – chủ đầu tư và người mua – trong thời gian qua. Thời buổi khó khăn, rủi ro có thể đến với các chủ đầu tư. Nhiều chủ đầu tư cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của họ trong năm nay là… thu hồi được số tiền đến hạn của những khách hàng chưa chịu đóng. Mà việc ấy không hề đơn giản, phải nhiều lần gửi thông báo nhận bàn giao nhà cho khách hàng, dù biết rằng có gửi bao nhiêu lần thì khách hàng vẫn không chịu đến nộp tiền và nhận bàn giao nhà. Biết rằng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, “già néo sẽ đứt dây”, nhiều doanh nghiệp không muốn dùng biện pháp mạnh ép khách hàng nộp tiền, mà chọn cách mềm dẻo hơn, chẳng hạn chấp nhận thu chỉ vài chục triệu đồng trong mỗi đợt đóng – hành động được cho là chia sẻ khó khăn với người mua. Chỉ khi “hết cách”, doanh nghiệp mới tính đến việc chấm dứt hợp đồng mua bán với khách hàng, đưa sản phẩm ra đấu giá…
Đó là nỗi khổ của người bán. Ở chiều ngược lại, cũng có những dự án mà người mua không chịu đóng những đợt tiền tiếp theo đúng hợp đồng, không phải vì không có tiền mà vì sợ rằng chủ đầu tư không dùng tiền ấy để xây tiếp mà để trả nợ ngân hàng hay làm việc gì khác. Điều đáng nói là khi người mua không đóng tiền thì chủ đầu tư có muốn xây dựng tiếp cũng không được vì không có tiền. Mà nếu không xây tiếp, hoàn thiện công trình, không bán được sản phẩm căn hộ, doanh nghiệp không có tiền trả nợ cho ngân hàng, dự án bị xiết nợ, khi ấy tiền đã đóng của người mua cũng không lấy lại được. Tiến thoái lưỡng nan, gần đây, những người mua căn hộ của những dự án như vậy nghĩ ra cách lập ra ban đại diện để cùng với chủ đầu tư quản lý số tiền khách hàng đóng vào. Hành động này nhằm chắc chắn số tiền ấy được chủ đầu tư dùng để giải ngân cho các hạng mục thuộc dự án của mình. Nói cách khác, người mua đóng vai trò chủ nhà, còn chủ đầu tư đóng vai “thầu xây dựng” như trong xây dựng nhà dân sự. Đây được xem là một cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường trong thời buổi niềm tin đang suy giảm nghiêm trọng như hiện nay, đặc biệt với các dự án căn hộở phía Bắc. Thực tế, nhiều dự án chỉ là cái bánh vẽ để chủ đầu tư hút tiền người mua cho một mục đích khác. Hoặc gánh nặng nợ nần khiến một số doanh nghiệp cạn tiền, đành buông tay mặc cho chủ nợ – ngân hàng nắm quyền xử lý dự án. Hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội dính vào tình cảnh không thể triển khai, “đắp chiếu” như vậy, khiến cho hàng ngàn người đã góp tiền mua căn hộ tại những dự án ấy đối diện với nguy cơ mất trắng.
Chính vì thực trạng này, có nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh mục tiêu hàng đầu là xây dựng nhà ở xã hội phù hợp với Chiến lược nhà ở đến năm 2020, nên chăng cần chú trọng vào việc giải quyết dứt điểm những công trình đang xây dựng dang dở. Nếu không, từ nguồn vốn ưu đãi lãi suất, sẽ có thêm nhiều nhà ở xã hội không phù hợp với mong muốn của người mua sẽ gia nhập thị trường vốn đang dư thừa sản phẩm. Hàng tồn kho cũ chưa giải quyết được lại thêm lượng hàng tồn kho mới nữa thì thị trường bất động sản khó sẽ càng thêm khó.
Phi Yến