Chiến thắng thiên nhiên hẳn là niềm tự hào của con người và nhiều người đã chọn thử thách chinh phục một trong các đỉnh cao của ngọn Everest.
Mùa xuân năm nay, thời tiết tốt hơn bắt đầu từ những ngày tháng 4, và trong những ngày cuối tháng 5, hơn 200 nhà leo núi đã tận dụng lúc trời quang đãng để cố gắng lên đỉnh từ phía Nepal và Trung Quốc. Nhưng rồi chỉ trong một tuần, 10 người đã phải bỏ mạng. Trên thực tế, những hiểm nguy luôn rình rập trong suốt cuộc hành trình, cả khi lên, khi đóng trại và khi leo xuống.
Đối với Nepal, dịch vụ leo núi trở thành một nguồn thu nhập béo bở kể từ khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay lên đỉnh Everest lần đầu tiên vào năm 1953. Quốc gia Himalaya này đã cấp kỷ lục 381 giấy phép trị giá 11.000 USD mỗi giấy cho mùa xuân năm nay, làm dấy lên lo ngại vì tắc nghẽn lối đi, và điều này đã thành sự thực.
Hầu hết những người leo núi đều được hộ tống bởi một hướng dẫn viên người Nepal, nghĩa là hơn 750 người sẽ nối đuôi nhau trên những con đường. Trong khi đó ít nhất 140 người khác được cấp phép từ phía Tây Tạng, và số người lên núi đã đạt con số kỷ lục là 807.
Những bức hình đầy mê hoặc
Mùa thu năm 2014, nhiếp ảnh gia Tim Taylor lần đầu tiên trong đời tham gia vào cuộc hành trình lên núi Makalu là một đỉnh cao 27.765 feet của nóc nhà thế giới Everest, đỉnh cao nhất tại đây đạt đến 8.848m hay 29.029 feet. Câu chuyện chinh phục Makalu của Taylor khá hy hữu.
Taylor thậm chí đã không nghe nói về Makalu trước khi một email từ câu lạc bộ leo núi gởi đến hộp thư của anh, thông báo rằng lực lượng vũ trang Anh đang tìm kiếm một nhiếp ảnh gia để ghi lại chuyến đi. Nhưng anh đã sẵn sàng cho một cuộc phiêu lưu.
Makalu là đỉnh cao hàng thứ 5 trên thế giới, cách đỉnh cao nhất của ngọn Everest 14 dặm về phía Tây, nằm giữa biên giới của vùng Đông Bắc Nepal và Tây Tạng. 4 đường gờ sắc nhọn của nó bay lên gần như thẳng đứng về phía đỉnh đáng gờm đối với cả những người leo núi có kinh nghiệm nhất.
Kể từ năm 1955, hơn 300 đoàn thám hiểm đã không thể chinh phục đỉnh núi này. Nhiếp ảnh và thám hiểm luôn song hành với Taylor, và khi nhận được thư, Taylor đã thốt lên: “Nó hoàn toàn chiếm được trí tưởng tượng của tôi”. Thực ra, giấc mơ nhiếp ảnh đã đến với Tim từ năm 8 tuổi.
- Xem thêm: Để núi Everest không bị ô nhiễm
Lúc đó, anh lén nhét chiếc máy ảnh Zeiss Ikon cũ kỹ của cha mình vào hành lý trong chuyến đi kéo dài một tháng tới Quần đảo Falkland, chụp hết 30 cuộn phim về những ngọn núi, vịnh nhỏ và những bãi biển hẻo lánh đông đúc chim cánh cụt. “Tôi nghĩ rằng quá trình nhiếp ảnh tự nó là một hình thức khám phá, một cuộc thám hiểm ánh sáng tại chỗ”, Taylor nói. Năm 2007, lúc 25 tuổi, anh tham gia Khu bảo tồn Hoàng gia để có nguồn thu nhập trong khi theo đuổi ước mơ. Và đến năm 2010, anh đã ở trên triền dốc Tharpu Chuli của dãy Hy Himalaya, một trải nghiệm biến đổi giúp anh nhìn cuộc sống của mình theo một cách mới.
Một cuộc hành trình đầy gan góc
Cuộc thám hiểm Makalu khác với bất cứ điều gì Taylor từng làm và đó thực sự là 2 tháng rưỡi cam go. Đội 8 người leo núi đến từ Vương quốc Anh, 5 nhân viên hướng dẫn người Sherpa, và một số đầu bếp cùng nhân viên hỗ trợ khác đã thành lập căn cứ trên một cao nguyên bằng phẳng, cao khoảng 16.000 feet.
Từ đây, họ bắt đầu thích nghi với điều kiện khí hậu. Họ chia ra từng trại nhỏ, tập trèo lên rồi tụt xuống ở các địa hình khác nhau và tập làm việc mỗi ngày 16 tiếng đồng hồ. Vệ tinh vẫn liên lạc và gởi thông tin thời tiết cho họ, nhưng họ lại luôn cảm thấy ở trong điều kiện thời tiết xa lạ, hoang dã.
Một cơn bão điện có thể đến mà không có sấm hay sét. “Không khí chỉ bắt đầu ngân nga, cùng với tiếng ngân của tất cả các thiết bị kim loại gắn trên cơ thể và các gói đồ chúng tôi mang theo”, Taylor nói.
“Chúng tôi bắt đầu nhận được những cú sốc điện đau đớn giống như hàng trăm mũi kim nhỏ đâm vào da bạn”. Giữa không gian này, trên độ cao này, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm với mọi người, kể cả đối với những người có kinh nghiệm nhất cũng như những người dân địa phương dẫn đường.
Sau đó, vào giữa tháng 10, mọi thứ sụp đổ. Một trận bão tuyết ập đến, buộc đoàn người leo núi phải rút lui về căn cứ trước khi những chiếc lều bị phá hủy, những dây thừng bị chôn. Nhưng cuối cùng hàng chục sinh mạng cũng đã bị cướp đi ở những khu vực lân cận. Sau khi trận bão lắng xuống, đoàn thám hiểm đã thực hiện một buổi leo núi cuối cùng, đạt chiều cao 26.250 feet.
Đến lúc đó, họ đã sống ở độ cao khá lâu đến nỗi mỗi người đã mất hơn một chục cân, và cơ thể họ đang xuống cấp nhanh chóng. Cộng với thời tiết đã thay đổi. Nhiệt độ đã giảm mạnh. Vì vậy, họ đã từ bỏ nhiệm vụ của mình là chinh phục đỉnh núi.
Những hiểm nguy luôn rình rập
Chưa kể những hiểm nguy rình rập khả dĩ cướp đi mạng sống thì việc thích nghi với độ cao đã là một thử thách lớn cho người leo núi. Trong khi độ cao những đỉnh núi Everest lên đến trên 27.000 hay 29.000 feet thì những người leo núi có thể bắt đầu trải qua cơn đau núi cấp tính ở độ cao thấp hơn nhiều so với 8.200 feet (2.500m), Tiến sĩ Andrew Luks, giáo sư tại khoa Phổi, Chăm sóc Quan trọng và Thuốc ngủ tại Đại học Y Washington cho biết.
Bệnh say núi cấp tính (AMS) không gây tử vong, nhưng các triệu chứng của nó có thể khiến người leo núi cảm thấy khó chịu. Chủ yếu họ có xu hướng bị đau đầu nhưng cũng có thể bị buồn nôn, lờ đờ và chóng mặt.
Nhưng AMS mới chỉ là hình thức say núi nhẹ nhất. Các bệnh cấp tính nghiêm trọng hơn trên núi bao gồm phù não độ cao (HACE) và phù phổi độ cao (HAPE). Những điều kiện này rất hiếm, nhưng có thể gây tử vong. HACE ảnh hưởng đến ít hơn 1% số người leo lên trên 9.800 feet. Một khi não sưng lên, người ta có thể bị mất cân bằng, tinh thần bị thay đổi, cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thậm chí có thể rơi vào trạng thái hôn mê.
Trong khi đó, HAPE ảnh hưởng đến 8% số người leo núi trong khoảng 8.200 đến 18.000 feet (2.500 đến 5.500m). Chất lỏng tích tụ trong phổi khiến người leo núi di chuyển chậm hơn, bị ho, đôi khi tràn đờm. Hơn nữa, tình trạng tê cóng, hạ thấp thân nhiệt và kiệt sức cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người leo núi. Và việc đứng thành một hàng dài trong thời gian dài để lên và xuống núi thực sự là một thảm họa.
Khi mà ngành dịch vụ leo núi vui mừng với những ngày Everest bận rộn nhất thì cũng là lúc mà hiểm họa từ việc tắc nghẽn dòng người luôn sẳn sàng ập đến. Nổ lực đạt đến đỉnh cao bất kể điều gì cũng đóng một vai trò, và việc cản đường chuyển người bị nạn xuống dưới cũng là một nguyên cớ cướp đi sinh mạng của họ.
Bác sĩ Luks nói: “Vào một ngày mà điều kiện thời tiết tốt, bạn có thể tưởng tượng sẽ rất khó để thuyết phục ai đó quay đầu lại vì dòng người phía trên đã dài”. Và đó là tình trạng của tuần cuối tháng 5.2019 bi kịch: Donald Lynn Cash, 55 tuổi, đã gục ngã tại đỉnh núi khi anh đang chụp ảnh, và Anjali Kulkarni, cũng 55 tuổi, đã chết trong khi trèo xuống. Arun Treks, người tổ chức cuộc thám hiểm Kulkarni, cho biết giao thông đông đúc đã trì hoãn việc đưa những nạn nhân xuống, dẫn đến cái chết.