Giống như người lớn, trẻ em sử dụng tin tức để tìm hiểu về những gì xảy ra trên thế giới. Nhưng sự lưu hành những thông tin sai lệch, chẳng hạn như sự lan truyền gần đây của tin tức giả về Covid-19 (căn bệnh do virus Corona gây ra), làm lu mờ hiểu biết của chúng ta về các sự kiện và vấn đề. Năm 2017, một cuộc khảo sát đại diện quốc gia đầu tiên về cách trẻ em Úc, từ 8 đến 16 tuổi, sử dụng tin tức, phát hiện những đứa trẻ lên 8 tuổi tỏ ra quan tâm đến tin tức. Nhưng có rất ít phương tiện truyền thông được thiết kế dành riêng cho trẻ em ở Úc.
3 chương trình tin tức quốc gia dành cho trẻ em là News Corporation Kidsnews, một podcast (một chương trình phát thanh tin tức kỹ thuật số) độc lập hàng ngày, Squiz Kids và bản tin Behind the News (BtN) lâu đời của ABC, phổ biến với trẻ em từ 8 tuổi đến 12 tuổi, theo nghiên cứu này.
Mặc dù các chương trình tin tức trẻ em rất quan trọng, an toàn và hấp dẫn, trẻ em vẫn tiếp xúc với các loại tin tức khác. Khảo sát cho thấy 73% trẻ em thường xuyên xem những tin tức tương tự như cha mẹ hoặc người giám hộ của chúng và 49% nhận được tin tức từ các trang truyền thông xã hội, tăng dần theo tuổi.
Khảo sát của cũng chỉ ra rằng 1/3 những người trẻ tuổi cảm thấy chúng có thể phân biệt tin giả và tin tức thật.
Dưới đây là 3 điều bạn có thể làm (dù bạn là giáo viên hay phụ huynh) để giúp trẻ suy nghĩ nghiêm túc về tin tức.
Giúp chúng xác định các nguồn tin tức đáng tin cậy
Trong nghiên cứu, trẻ em được xem một loạt các mẩu tin – từ các phân đoạn truyền hình buổi sáng cho đến các video nổi tiếng trên YouTube – như tin tức. Để giúp quyết định xem một nguồn tin có đáng tin cậy hay không, chúng có thể hỏi các câu hỏi sau:
Có thông tin rõ ràng về người tạo ra tin tức này? Không thể tin tưởng vào một nguồn tin mà bạn không biết người hoặc tổ chức nào cung cấp tin. Xác định được danh tính giúp bạn dễ dàng truy vấn về lý do và cách họ tạo ra câu chuyện
Liệu bài viết này có đang trình bày về những sự việc sự thật xảy ra hay chỉ là ý kiến cá nhân của người viết? Một sự việc xảy ra là thông tin khách quan, được hỗ trợ bởi bằng chứng, và nó có thể được kiểm tra để đảm bảo nó là đúng. Ý kiến là những suy nghĩ chủ quan về một vấn đề không ai có thể chứng minh là đúng. Nếu ý kiến được trình bày như thể một sự việc thật sự xảy ra thì đây là sự sai lệch.
Câu chuyện có đề cập đến những người liên quan? Nếu một câu chuyện đưa ra tuyên bố về các tổ chức hoặc nhóm người, họ nên có cơ hội trả lời những tuyên bố này.
- Xem thêm: Giúp con yêu thích đọc sách
Loạt tài liệu này từ ABC Education có thể giúp trẻ phân biệt thực tế với tiểu thuyết, bao gồm cả cách nhanh chóng xác định video và hình ảnh giả. Bạn có thể muốn bắt đầu với bài kiểm tra thú vị này, trong đó nêu rõ mức độ phức tạp của việc xác định tin tức thực sự từ thông tin sai lệch (đối với trẻ em 12+).
Dạy trẻ xác định các nguồn tin tức đáng tin cậy có thể giúp chúng tránh các tác động của thông tin sai lệch.
Giúp chúng hiểu một số phương tiện truyền thông có thể chi phối cảm xúc
Trong cuộc khảo sát, 71% thanh niên Úc nói tin tức thường xuyên hoặc đôi khi làm họ khó chịu và 57% nói rằng điều đó làm họ sợ. Không phải tất cả đều là suy nghĩ tiêu cực, 69% nói tin tức thường xuyên hoặc đôi khi làm cho chúng hạnh phúc hoặc hy vọng và 48% nói rằng điều đó thúc đẩy chúng phản ứng với sự việc được đưa tin.
Thảo luận về cách trẻ em cảm nhận về tin tức có thể giúp chúng quyết định chương trình nào tốt cho chúng và chương trình nào chúng nên tránh.
Mặc dù việc tin tức về các sự kiện và vấn đề lớn có thể khơi gợi những cảm xúc là hoàn toàn bình thường, đôi khi có một số người tìm cách lợi dụng các phản ứng cảm xúc của chúng ta vì mục đích của họ. Nghiên cứu cho thấy các tin tức hấp dẫn, khiêu khích và giật gân có nhiều khả năng nhận được nhiều lượt truy cập
Phương tiện truyền thông có thể lừa bạn để kích thích một phản ứng cảm xúc bằng cách:
Sử dụng các tuyên bố hoặc các tiêu đề giật gân không đúng sự thật. Những tuyên bố này có thể nói những điều giống như “loại thảo dược kỳ diệu ngăn chặn được virus corona!” hoặc “virus corona lan nhanh trên các chuyến tàu ở Sydney!”.
Sử dụng những từ ngữ dễ xúc phạm hoặc kì thị khi mô tả con người, hoặc ý tưởng của họ; hoặc sử dụng một hình ảnh gây sốc hoặc lệch lạc (như là đăng tin một người nổi tiếng có thể đang có bầu hoặc trong một mối quan hệ mới mà thật ra không có).
Bạn cũng có thể nói chuyện với trẻ về một số lý do khiến mọi người lan truyền thông tin sai lệch, chẳng hạn như:
Để ảnh hưởng đến cách mọi người sẽ bỏ phiếu
Họ có thể là người phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, kỳ thị đồng tính hoặc muốn phỉ báng những người họ không thích
- Xem thêm: Dõi theo các quý tử…
Hạ thấp ý tưởng của một người khác, hoặc của nhóm người để quảng bá cho chính họ để tạo mồi nhử – một tuyên bố giật gân được tạo ra để kích thích mọi người nhấp vào nó. Điều này có thể đem lại rất nhiều tiền cho chủ sở hữu trang web nếu họ đang chạy quảng cáo, vì họ được trả tiền dựa trên số lượng người xem và lượt truy cập vào quảng cáo.
Thảo luận về cách các phương tiện truyền thông nói về những người khác nhau
Trong khảo sát, 38% trẻ em cho biết tin tức không đối xử bình đẳng giữa những người thuộc các chủng tộc và nền văn hóa khác nhau và 40% tin rằng tin tức không đối xử bình đẳng nam nữ.
Cha mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ cảnh giác với những câu chuyện được trình bày theo chiều hướng mỉa mai, không công bằng. Trong những trường hợp này, tốt nhất là tìm kiếm những tin tức khác để xem xét cách họ đang tường thuật câu chuyện.
Ví dụ: thông tin phân biệt chủng tộc đã được trình bày dưới dạng tin tức liên quan đến virus corona. Một số trang web tuyên bố bạn có thể bị nhiễm do ăn thực phẩm Trung Quốc trong khi những trang khác tuyên truyền rằng nó là một vũ khí sinh học do Trung Quốc hoặc Mỹ sản xuất.
Loại thông tin sai lệch này góp phần vào nạn phân biệt đối xử. Những người Úc gốc Trung Quốc đã trải qua các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc trong khi nhiều người Úc hiện nay đã ngừng ăn tại các nhà hàng Trung Quốc.