Đi đến bưu điện có thể là một trong những mục không mấy thú vị nhất trong những việc cần làm của bạn. Nhưng nếu bạn đã từng có cơ hội đến thăm bất kỳ bưu điện nào dưới đây, bạn sẽ biết rằng không phải tất cả các bưu điện đều nhàm chán. Dưới đây là 10 bưu điện khác thường khiến việc gửi thư trở nên thú vị.
Peach Springs và Supai, Arizona
Bưu điện ở Peach Springs, Arizona không có gì nhiều để chiêm ngưỡng, chỉ là một tòa nhà bằng gạch vàng ảm đạm với kích cỡ vừa phải cho một thị trấn với dân số chỉ hơn 1.000 người. Cơ sở vật chất không đáng kể, ngoại trừ một tính năng khác thường: một tủ đông nhỏ duy nhất được tìm thấy tại một bưu điện ở lục địa Hoa Kỳ.
Tại sao lại cần đến tủ đông này? Bưu điện Peach Springs có một sứ mệnh rất khác thường: phân phối thư đến tận đáy Grand Canyon và chuyến hàng đó bao gồm rất nhiều loại tạp hoá dễ hư hỏng. Thị trấn Supai nhỏ xíu, với hàng trăm thành viên của bộ tộc Havasupai nằm dưới đáy của Grand Canyon. Supai có một bưu điện nhỏ bé riêng, cư dân và khách du lịch đều dựa vào dịch vụ chuyển phát nhanh (USPS) để cung cấp nguồn thức ăn thức uống không có sẵn ở dưới cùng hẻm núi.
Vì vậy, sau khi vận chuyển 70 dặm đến rìa hẻm núi từ Peach Springs, làm thế nào để đưa hàng xuống tận Supai? Vận chuyển bằng máy bay trực thăng thì tốn kém và không an toàn vì trực thăng không thể bay trong mùa gió lớn. Câu trả lời là “đoàn tàu la”, một đoàn lữ hành gồm 50 con ngựa và con la được những người lái xe gan dạ điều khiển, mang đến 100kg thư và kiện hàng, đi quãng đường dài 8 dặm xuống tận hẻm núi và sau đó đi trở lên, vận chuyển thư và những vật vô giá trị.
Có ít nhất 2 đoàn tàu la hoạt động vào bất kỳ lúc nào; do đó, lừa, ngựa và người đi bộ có thể nghỉ ngơi qua đêm trong làng trước khi làm chuyến đi trở về vào ngày hôm sau. Thư gửi từ Supai có một dấu bưu điện đặc biệt, cho thấy đã đi bằng xe la muộn để đến đích. Bất chấp những khó khăn cố hữu trong cuộc hành trình và những điều kiện khắc nghiệt mà người đi bộ và bầy la phải đối mặt, lịch trình phân phối thư chỉ bị bỏ qua 2 lần kể từ năm 1999.
Bên trong tháp Eiffel
Ban đầu, tháp Eiffel được xây dựng làm lối vào Hội chợ Thế giới năm 1889 ở Paris. Tháp còn có các cửa hàng, nhà hàng, quầy bar sâm banh, phòng hội nghị, mọt phiên bản mô phòng nguyên gốc văn phòng của Gustave Eiffel trên đỉnh tháp và một cơ sở đáng ngạc nhiên nữa: một bưu điện được tìm thấy ở tầng một của cột trụ phía Nam tháp Eiffel .
Trong khi bưu điện này gần đây mới trở thành điểm thu hút khách du lịch, nó đã tồn tại trong tháp Eiffel từ khi tháp mở cửa cho công chúng. Bưu điện ban đầu nằm ở trên đỉnh tháp với mục đích ban đầu là dành cho những người đi hội chợ, sau khi đi thang máy lên, có thể gửi bưu thiếp từ trên cao cách mặt đất hơn 270m
Những con dấu bưu điện ban đầu có dòng chữ “Sommet de la Tour Eiffel” (Đỉnh tháp Eiffel) hoặc “1er Etage de la Tour Eiffel” (Tầng thứ nhất của tháp Eiffel) sau khi tầng trệt bưu điện được xây dựng thêm để dành cho khách du lịch ít gan dạ hơn. Ngày nay, bưu điện của tháp Eiffel chỉ cấp một con dấu bưu điện chung, không chỉ rõ địa điểm của nó trong tháp.
Khu trại leo núi Everest, Nepal
Ở Nam Phi và Đức – bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải di chuyển đoạn đường dài đầy bất tiện để đến bưu điện hoặc chật vật với khung giờ làm việc giới hạn ở bưu điện địa phương. Tuy nhiên, những vấn đề này chẳng là gì nếu bạn so sánh với văn phòng hãng China Post nằm ở khu leo núi Everest
Bưu điện thực ra chỉ là một lều bạt, đã có mặt (theo mùa) tại Trại leo núi Everest từ năm 2008. Ở độ cao 5.300m, đây được cho là bưu điện cao nhất thế giới. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở độ cao này, thời gian bưu điện hoạt động khá ngắn, từ cuối tháng 4 đến tháng 8 mỗi năm, khi điều kiện cho phép mở một con đường tạm thời từ khu trại leo núi ra thị trấn Tingri.
Bưu điện xa xôi hẻo lánh này hoạt động từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều trong suốt quãng thời gian đó, không kể giờ nghỉ trưa cho 3 nhân viên của bưu điện. Một mức chênh lệch được cộng thêm phí thông thường trên bưu thiếp để trả thù lao cho những khó khăn trong việc vận chuyển thư từ trên đỉnh thế giới đến nơi nhận – như vào năm 2016, bưu điện đã tính phí khoảng 1,45 USD để gửi một bưu thiếp đến Vương quốc Anh, còn các nơi khác ở Nepal, gửi một bưu thiếp tốn khoảng 0,30 USD.
Bưu điện dưới nước, Vanuatu
Vanuatu, một quốc đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương, đang phải đối mặt với một tương lai khắc nghiệt đầy tiềm ẩn do thay đổi khí hậu, với giả thuyết của một số chuyên gia cho rằng phần lớn quần đảo có thể bị chìm do mực nước biển dâng cao. Tuy nhiên, có một cơ sở ở Vanuatu đã thực sự bị chìm xuống dưới thủy triều: bưu điện dưới nước duy nhất trên thế giới nằm trong Khu bảo tồn biển Hideaway của Vanuatu.
Bưu điện nằm ở khoảng 3m dưới bề mặt đáy đại dương. Giờ mở cửa được thông báo trên bãi biển gần đó và một lá cờ đặc biệt được treo thả nổi trên bề mặt biển khi những nhân viên bưu điện (mang thiết bị lặn) làm việc. Bưu điện mở cửa từ năm 2003 và một số nhân viên Bưu điện Vanuatu được huấn luyện lặn dưới nước để có thể làm việc tại đây.
Những người thợ lặn có thể gửi các tấm bưu thiếp không thấm nước đặc biệt tại bưu điện dưới nước (nếu họ không thể xuống bưu điện, nhân viên sẽ giúp mang bưu thiếp xuống đáy đại dương). Bởi vì bưu thiếp không thể đóng dấu bằng mực truyền thống, Bưu điện Vanuatu đã phát minh ra một thiết bị dập đặc biệt để đóng dấu bưu thiếp.
Đảo Aogashima trên một núi lửa đang hoạt động, Nhật Bản
Tại sao người ta lại đặt bưu điện trên một ngọn núi lửa hoạt động? Ngay cả hãng Vanuatu Post (vâng, Vanuatu dường như là tâm điểm của sự đổi mới trong ngành bưu chính), chỉ đặt một hộp thư trên miệng núi lửa Yasur, nơi du khách có thể gửi thư từ cánh xa chất macma đang tan chảy ra trong không khí. Tuy nhiên, trên đảo Aogashima của Nhật Bản, không có nơi nào khác để đặt bưu điện – hòn đảo này là một ngọn núi lửa (thực ra là 4 miệng núi lửa chồng lên nhau).
Dân cư trên hòn đảo cô lập này, ít hơn 200 người, được phục vụ sử dụng bưu điện nhỏ xíu này để truyền thư đến và đi từ đất liền Nhật Bản (Tokyo khoảng 200 dặm về phía Nam của đảo). Cuộc sống trên đảo có thể được mô tả là “buồn ngủ”, với người dân (chủ yếu là nông dân và ngư dân) tận hưởng nhịp sống chậm chạp của cuộc sống, vẻ đẹp của thiên nhiên và suối nước nóng núi lửa trên hòn đảo.
Tuy nhiên, núi lửa vẫn được coi là hoạt động. Lần cuối cùng núi lửa phun trào (năm 1785), khoảng một nửa số cư dân trên đảo đã chết, mặc dù cư dân ngày nay được hưởng lợi ích từ một hệ thống cảnh báo núi lửa do Cơ quan Khí tượng học Nhật Bản điều hành từ năm 2007. Đến năm 2017, không có cảnh báo nào được phát cho hòn đảo, có nghĩa là người dân của Aogoshima và bưu điện nhỏ bé của họ không có lý do gì để bỏ xa bưu điện núi lửa của họ.
Ny-Alesund, Na Uy
Ny-Alesund là khu dân cư nằm ở cực Bắc của thế giới – một thị trấn không có tư cách pháp nhân trên một bán đảo, nơi có hơn 10 trạm nghiên cứu khoa học thu hút các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, 30 cư dân sống quanh năm và 120 cư dân trong suốt mùa hè. Đây cũng là địa điểm của bưu điện ở cực Bắc thế giới.
Trong khi nguồn gốc của thị trấn liên quan đến khai thác mỏ và các cuộc thám hiểm đến Bắc cực, ngày nay, hoạt động của thị trấn chủ yếu là nghiên cứu và du lịch. Thị trấn bây giờ đang tận hưởng lợi ích từ việc kết nối Internet cáp quang với phần còn lại của thế giới, bưu điện nhỏ của Ny-Alesund tồn tại chủ yếu để phục vụ khách du lịch, những người đến thị trấn bằng tàu du lịch.
Ny-Alesund từ lâu đã là cơ sở cho các chuyến thám hiểm đến Bắc cực và được cho là bưu điện gần nhất đến xưởng sản xuất tại Bắc cực của Ông già Noel, bạn có thể mong đợi rằng bưu điện đang bận rộn xử lý thư từ cho Ông già Noel từ trẻ em trên toàn cầu. Tuy nhiên, thư gửi Ông già Noel không đi qua Ny-Alesund. Thay vào đó, Bưu điện Hoa Kỳ ở Bắc cực, Alaska sẽ xử lý “núi” thư khổng lồ đó .
Bưu điện đường biển J.W. Westcott II
Ngay cả khi Bưu điện Hoa Kỳ cắt giảm, ít nhất một bưu cục ở Hoa Kỳ đã tìm ra cách để sống còn theo nghĩa đen. J.W. Westcott II, một chiếc thuyền – bưu điện cao 27,5m chuyên phục vụ các tàu chở hàng đi qua sông Detroit, là bưu điện nổi duy nhất của cả nước (và có khả năng là của thế giới).
Công ty J.W. Westcott của Detroit đã truyền tải thư tín giữa các thủy thủ, thương nhân – những người thường xuyên ở trên tàu nhiều tháng, và những người thân của họ từ năm 1874. Việc gởi thư bắt đầu từ năm 1895 và chiếc tàu đã được đăng ký làm bưu điện từ năm 1948.
Phương châm của công ty là “thư trong xô”, mô tả, theo đúng nghĩa đen, cách thức vận chuyển thư từ vẫn còn tồn tại đến ngày nay: thư thường được đưa lên tàu chở hàng bằng dây thừng và một cái xô. J.W. Westcott II thậm chí có mã vùng riêng: -48222 – và địa chỉ trên thư gửi đến các tàu chuyên chở hàng hóa như sau:
[Tên chuyến tàu]Marine Post Office
Detroit, MI 48222
Giống như nhiều bưu điện, J.W. Westcott đã chứng kiến sự sụt giảm số lượng thư vì email cho phép gia đình và bạn bè giữ liên lạc ngay cả khi trên tàu. Tuy nhiên, công ty, cũng vận chuyển cho hãng UPS và FedEx báo cáo rằng có một sự gia tăng kiện hàng được giao.
Hợp đồng của công ty với USPS có hiệu lực đến năm 2021, và chủ sở hữu của công ty nhìn thấy một tương lai lâu dài cho bưu điện nổi của ông, cho thấy rằng ông đã đa dạng hóa nó thành ngành vận chuyển nhân sự và công nghệ máy bay không người lái không bao giờ có thể cạnh tranh lại, về mặt hiệu quả chi phí, trong việc vận chuyển hàng hoá cồng kềnh giá trị thấp
Đường tàu qua công viên và vườn thú Washington tại Vườn thú Portland
Trong khi ý tưởng về bưu điện trên xe lửa nghe có vẻ như là một điều lập dị và điều đó cũng không ngăn hãng đường sắt duy nhất còn lại ở Mỹ cung cấp dịch vụ thư tín và đặc quyền hủy bỏ bưu chính của họ. Ban đầu, nó được lên kế hoạch là “đoàn tàu dành cho trẻ em” tại sở thú và được sắp đặt để phục vụ lễ kỷ niệm 100 của Oregon vào năm 1959. Tuy nhiên, mặc dù “vận chuyển thư bằng xe lửa” bây giờ dường như đã lỗi thời, nhưng nó từng đạt tiêu chuẩn vàng cho việc chuyển phát thư cấp tốc qua đường bưu điện tại Hoa Kỳ.
Từ năm 1862 đến năm 1977, hãng Railway Post Office (RPO) khai thác nhũng chuyến xe bưu chính, cung cấp việc phân loại và huỷ bỏ thư trên các chuyến tàu hỏa đi ngang qua quốc gia, hoạt động trên 794 tuyến đường vào thời cao điểm. Tuy nhiên, khi việc phân loại thư được tự động hóa, việc vận chuyển thư đi và đến các trung tâm xử lý lớn trong khu vực bằng xe tải ngày càng gia tăng. Trong khi đường tàu công viên và sở thú Washington chỉ cung cấp chiếc xe bưu chính duy nhất hoạt động ở Mỹ một cách thường xuyên, một chiếc xe ô tô khác mới đây được cho lăn bánh trở lại.
Kỷ niệm 40 năm chuyến tàu lửa RPO cuối cùng được tổ chức vào ngày 6.5.2017 – cũng là Ngày huấn luyện quốc gia, cùng với con tàu Northern Pacific RPC # 1102
Bưu điện Chim cánh cụt, Nam cực
Một điểm thu hút khách du lịch phổ biến nhất của một lục địa là bưu điện. Nam Cực, mặc dù có rất nhiều vẻ đẹp tự nhiên, nhưng lại có rất ít cơ sở du lịch có thể cạnh tranh với một bưu điện nhỏ bé! “Bưu điện Chim cánh cụt” nằm trên bán đảo Nam cực ở cảng Lockroy, Nam cực, là bưu điện xa nhất ở cực Nam thế giới.
Bưu điện, do Quỹ Di sản Anh Quốc điều hành thay mặt cho chính phủ, mở cửa ít hơn 5 tháng một năm (mùa hè ở Nam cực từ tháng 11 đến tháng 5). Ai sử dụng bưu điện? Trong khi cảng Lockroy có hàng ngàn “cư dân”, hầu hết là chim cánh cụt; vì vậy, 70.000 bưu thiếp được gửi hàng năm từ văn phòng đến phần lớn từ 18.000 khách hàng đến mỗi năm thông qua tàu du lịch.
Việc vận hành một bưu điện ở tận cùng của thế giới, với một mức lương 1.700 USD một tháng, và như một thành viên của một đội ngũ nhân viên 4 người tại bưu điện cho biết, “bị giới hạn trong một hòn đảo có kích thước bằng một sân bóng đá”, đây không phải một việc mà ai cũng thích. Tuy nhiên, hàng trăm ứng viên đã giành nhau vị trí này trong những năm gần đây, có lẽ họ lấy cảm hứng từ các tài liệu của Bưu điện Chim cánh cụt phát sóng trên BBC và PBS.
Bưu điện không gian trên tàu vũ trụ Thần Châu 8 Trung Quốc – 213 dặm phía trên trái đất
Bưu điện cuối cùng trong danh sách nằm ngoài thế giới này, theo đúng nghĩa đen. Được thành lập vào năm 2011, “Văn phòng không gian của China Post” có hai cơ sở – một trên mặt đất làm trung tâm điều khiển tại Hàng không vũ trụ Bắc Kinh và một ở độ cao 200 dặm trên trái đất trong tàu vũ trụ Thần Châu 8. Bưu điện thậm chí có mã bưu điện 901001 và một dấu bưu điện đặc biệt có ghi “Bắc Kinh” và “Không gian” bằng tiếng Trung giản thể.
Thư sẽ được xử lý qua chi nhánh mặt đất, nhưng email có thể được chuyển qua máy tính trên tàu vũ trụ không người lái trước khi quay trở về trái đất để được in ra làm thư kỷ niệm. Trong khi thư không gian ảo xoay vòng này có thể chỉ hấp dẫn với những người hâm mộ không gian thực, các quan chức đã chỉ ra rằng các vòng lặp lại trong tương lai sẽ cho phép công chúng gửi thư cho phi hành gia và/ hoặc cho phép thư vật lý được vận chuyển đến vũ trụ trước khi trở về trái đất để phân phối.