Tại các trạm xăng và các chợ trời trên khắp miền đông nam Hoa Kỳ, bạn có thể tìm thấy những hộp các-tông chứa đầy những khối đất sét trắng. Chúng không được đánh dấu, nhưng những người đang tìm kiếm chúng biết dùng chúng để làm gì…
Ở Kenya, bạn có thể mua đất bẩn màu đỏ trên đường phố, được tạo thành những viên nhỏ trông giống như củ cà rốt non. Ở Uganda, bạn có thể mua đất bẩn nhãn hiệu “Yankee Doodle” (tức đồ của Mỹ) ở cửa hàng tạp hóa. Một trang web có tên là Earth’s Clay Store bán đất sét từ khắp nơi trên thế giới và vận chuyển chúng đến tận nhà của bạn. Nhưng bạn phải làm gì với nó khi nó đến với bạn? Bạn cứ ăn đi.
Bạn có thể có cảm giác mơ hồ rằng bạn đã nghe nói về những người ăn đất bẩn trước đây, có lẽ là những phụ nữ mang thai? “Pica” là thuật ngữ bao quát nói về cảm giác thèm ăn và ăn những thứ không phải là thức ăn. Vào thế kỷ 6, một y sĩ tên là A#tius ở Amida nhận thấy mọi người ngậm những thứ không phải thực phẩm trong miệng, cách loài chim ác là (tức pica trong tiếng Latinh) mổ ăn những vật ngẫu nhiên trong mỏ của chúng. Ông cho rằng những người này hoàn toàn có sở thích khoái khẩu không phân biệt đối với bất kỳ thứ gì cũ kỹ, và đặt tên cho hành vi đó theo tên của loài chim ác là.
Pica
Tuy nhiên, pica là một cách gọi sai vì cảm giác thèm ăn pica thực sự rất cụ thể, nhưng theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM), nó bao gồm một loạt các hành vi. Một số người thèm ăn giấy bìa cứng, pin hoặc tiền xu, những cảm giác thèm ăn này được DSM xếp vào loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt, những bệnh tâm thần rõ ràng, nhưng pica cũng có thể bao gồm chứng thèm ăn tinh bột thô (amylophagy), nước đá (pagophagy) và đất bẩn (geophagy).
Geophagy (chứng thèm ăn đất) là một dạng pica được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Sera Young, giáo sư thuộc Khoa Nhân chủng học tại Đại học Northwestern, cho biết: “Tôi đã rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy nó. Ở Zanzibar, hồi tôi đang nghiên cứu về dân tộc học nơi những phụ nữ mang thai, tôi có hỏi một phụ nữ ở Swahili rằng cô ấy ăn gì khi mang thai, và cô ấy nói: ‘Mỗi ngày tôi lấy đất từ bức tường này và ăn nó’. Tôi chỉ mới học tiếng Swahili và khá giỏi về nó, nhưng tôi thực sự không nghĩ rằng mình đã hiểu đúng. Người trợ lý của tôi nói: “Vâng, cô đã nghe đúng rồi đó!”.
Young đã viết luận án tiến sĩ của cô về geophagy và giành được Giải thưởng Margaret Mead năm 2013 cho cuốn sách của cô có nhan đề Thèm Ăn Đất, trong đó trình bày chi tiết nghiên cứu về các hình thức thực hành geophagy trên toàn thế giới. Trong nghiên cứu của mình, Young đã theo dõi các tài liệu y học; văn bản lịch sử; nghiên cứu về hành vi động vật, khoa học đất và ký sinh trùng, rồi đi đến kết luận rằng có 4 cách giải thích tại sao con người ăn đất bẩn.
1. Hành vi khác thường
Sự hiểu biết thông thường phổ biến nhất và tồn tại lâu nhất về geophagy là không có lý do chính đáng cho nó. Nó được xem như một bệnh lý, một hành vi bất thường không rõ nguồn gốc.
Young nói: “Đó là những phụ nữ, họ không biết họ đang làm gì. Về cơ bản, những người da trắng đã viết về điều này trong vài trăm năm qua, và nó đã bị bác bỏ như là một điều bất thường. Trên thực tế, và đặc biệt là những phụ nữ mang thai không biết mình đang làm gì. Và hành vi đó phổ biến nhất ở xung quanh khu vực đường xích đạo, ở các vùng nhiệt đới, vì vậy tất nhiên những người da nâu chắc chắn không biết họ đang làm gì. Chúng ta có thể bắt bẻ điều này, với lý do có rất nhiều loài động vật phải chịu rủi ro rất lớn để lấy đất sét và than củi, chẳng hạn như loài khỉ colobus hay ăn trộm than của các dân làng”.
Nhưng cho dù như vậy, chúng ta vẫn biết rất ít về geophagy vì trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã thiếu sự tò mò về nó một cách cố chấp.
2. Đất bẩn chứa đa vitamin từ Mẹ Thiên Nhiên
Lời giải thích đầu tiên mà các nhà khoa học đưa ra để lý giải tại sao hàng trăm ngàn người trên thế giới thèm ăn và ăn đất bẩn là trong đất sét phải có một thứ gì đó hữu ích, một loại vi chất dinh dưỡng nào đó.
Young nói: “Lời giải thích về vitamin tổng hợp của Mẹ Thiên Nhiên là một lý giải thực sự trực quan”. Nhưng vấn đề không phải là trò chơi xúc xắc. Đầu tiên, mặc dù đất sét mà những người tham gia nghiên cứu của cô ở Zanzibar đang ăn có màu đỏ, cho thấy hàm lượng sắt, nhưng các cuộc điều tra về việc liệu sắt đó có thể được cơ thể hấp thụ và sử dụng hay không. Thêm nữa, theo Young, người ta thường thích đất sét trắng hơn: Nếu bạn cho một người chuyên ăn đất lựa chọn ăn vặt bằng cao lanh trắng Georgia hoặc đất sét hơi đỏ được tìm thấy ở Zanzibar, hầu như họ sẽ luôn chọn cao lanh trắng, thứ không chứa sắt.
3. Đất bẩn giúp bảo vệ khỏi các vi trùng
Lời giải thích rằng việc ăn đất bẩn để bảo vệ bằng cách nào đó không mang nhiều ý thức trực giác. Xét cho cùng, chúng ta phải tránh xa đất bẩn, rửa tay sạch, giặt sạch quần áo, cởi giày khi bước vào nhà. Nếu bạn nhớ lại lần cuối cùng bạn đọc Kinh thánh, ngay cả con rắn cũng phải ăn đất như một hình phạt vì nó đã xúi giục bà Eve ăn trái táo cấm.
Nhưng các mặt nạ đất sét hút các tạp chất khỏi da của bạn và chúng được tạo ra từ đất bẩn, phải không? Theo Young, ăn đất sét có thể tạo lớp phủ bên trong đường ruột, giống như cách đắp mặt nạ bùn lên mặt. Nhưng tại sao có những người lại cần đắp mặt nạ bùn lên đường ruột? Câu trả lời là để bảo vệ khỏi các mầm bệnh và các hóa chất độc hại.
Đa số các chất độc xâm nhập vào cơ thể bạn nằm trong những thứ bạn ăn. Bạn tiêu hóa thức ăn, nó được hấp thụ qua thành ruột và vào máu của bạn. Từ đó rất nhiều mầm bệnh và hóa chất cũng xâm nhập vào chúng ta theo cách này. Đất sét có thể liên kết với lớp mucin (chất nhầy) bên trong ruột của bạn, tạo thành một rào cản.
Young cho biết: “Ở những con thỏ, đất sét đã được chứng minh là có khả năng kích thích sản xuất mucin, tạo ra rào cản đối với các mầm bệnh hoặc hóa chất độc hại tiềm ẩn xâm nhập vào dòng máu. Nó cũng có thể kết dính với bất kỳ thứ gì có hại mà bạn đang ăn. Ví dụ, ở dãy Andes, người ta ăn khoai tây dại có chứa các hóa chất độc hại gọi là glycoalkaloid. Nhưng sau khi nhúng khoai tây vào đất sét, chúng trở nên an toàn để ăn”.
Nhưng mặc dù ăn đất sét có thể bảo vệ khỏi các mầm bệnh và các hóa chất có hại, điều đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ mang thai, nhưng có một số nguyên tắc vàng ở đây: bạn muốn che chắn bản thân khỏi những thứ độc hại, nhưng bạn cũng không muốn bảo vệ mình đối với các chất dinh dưỡng bạn cần. Ví dụ: nếu bạn ăn miếng bít tết chứa đầy cả chất sắt sinh học lẫn các mầm bệnh, nhưng bạn lại ăn đất sét cùng lúc, chất sắt sẽ bị đất sét dính kết và không được ruột của bạn hấp thụ. Mặc dù ở một mức độ nào đó, đất sét có thể bảo vệ bạn khỏi mầm bệnh, nhưng nó cũng ngăn bạn hấp thụ chất dinh dưỡng.
4. Đất bẩn làm cho bụng của bạn cảm thấy tốt hơn
Giải thích thứ ba cho lý do tại sao mọi người ăn đất hoặc đất sét là nó có thể giúp giảm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy bằng cách phủ lên dạ dày. Rốt cuộc, một số phương pháp điều trị chống tiêu chảy có đất sét trắng (kaolin) trong chúng. Chẳng hạn như Kaolin vẫn có trong thuốc điều trị dạ dày và đường tiêu hóa Kaopectate!
Cơn thèm ăn đất bắt đầu như thế nào?
Mặc dù lý do gây ra chứng geophagy vẫn còn khá bí ẩn, nhưng câu hỏi vẫn là: Làm thế nào để mọi người phát hiện ra họ có cảm giác thèm ăn đất ngay từ đầu?
Young nói: “Có những trường hợp người ta có những cảm giác thèm ăn như vậy, mặc dù họ chưa từng thử qua trước đó. Nhưng thực tế là, nếu bạn khôn lớn, nhìn thấy mẹ bảo bố bạn đi lấy thứ đất bẩn chính xác này, hoặc nhìn thấy các dì của bạn đang ăn đất, bạn nhìn thấy nó trong các cửa hàng bán, có nhiều khả năng bạn cũng sẽ tham gia ăn nó”.
Nhưng Young cũng nhấn mạnh rằng geophagy phổ biến hơn nhiều so với những gì chúng ta nhận thấy, mặc dù nó được coi là một hành vi kỳ lạ xảy ra ở những nơi xa xôi, mọi người vẫn đang ăn đất sét trong mọi lúc ở Hoa Kỳ.
“Mọi người không thích nói về nó hoặc thừa nhận điều đó. Khi tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn dân tộc học, tôi luôn hỏi ‘bạn ăn bao nhiêu đất?’. Thay vì nói ‘bạn có ăn đất hay không?’. Bởi vì rất nhiều người đã thề rằng họ không ăn nó, và sau đó nói với tôi rằng họ có làm như vậy nhưng họ đã nói dối chỉ vì “tôi không muốn bạn nghĩ rằng nhà chúng tôi nghèo”.