Khi có bệnh tim, suy tim hay phải phẫu thuật tim, tập thể dục là một phần quan trọng để kiểm soát tốt bệnh. Tuy nhiên, cần có ý kiến bác sĩ về cách tập luyện an toàn, tư thế tập như nằm sấp, chống tay có liên quan đến cơ bắp và các phần cơ khác hay nâng vật nặng, đồng thời một số thuốc uống có thể ảnh hưởng đến việc tập luyện.
Thường xuyên tập thể dục, nhiều hơn 15 phút mỗi tuần, có thể đẩy nhanh tiến trình phục hồi và cải thiện chức năng tim mạch. Lợi ích của tập luyện đối với tim mạch gồm có:
– Làm khỏe tim và hệ tim mạch.
– Cải thiện tuần hoàn máu, giúp cơ thể sử dụng oxy tốt hơn.
– Cải thiện các triệu chứng của suy tim.
– Giảm áp lực máu.
– Cải thiện lượng cholesterol.
Thực tế là không bao giờ quá muộn để tăng cường hoạt động thể chất hay bắt đầu một chương trình tập luyện.
Nguyên tắc chung
– Không tập quá nhiều. Để cơ thể có thời gian nghỉ giữa các lần tập.
– Tránh các bài tập gồng mình quá sức như nằm sấp, chống tay, và các bài tập gồng mình liên quan đến căng cơ và tựa các cơ khác hay vào một vật bất động.
– Tránh tập luyện bên ngoài khi trời quá lạnh, nóng hay ẩm ướt mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước. Độ ẩm cao có thể làm mệt nhanh hơn. Nhiệt độ khắc nghiệt ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây khó thở, đau ngực. Tốt nhất là tập trong nhà, như đi bộ chỗ có mái che hay trên máy tập.
– Luôn giữ nước cho cơ thể. Quan trọng là uống nước trước khi cảm thấy khát, nhất là vào những ngày nóng. Lưu ý không uống quá nhiều nước.
– Tránh tập ở những vùng đồi núi. Nếu phải đi bộ chỗ có dốc, cần đi chậm lại để tránh quá sức.
– Nếu phải ngưng tập luyện, cần tập lại một cách chậm rãi. Nếu tập luyện bị gián đoạn nhiều hơn vài ngày, chẳng hạn như do bệnh, đi xa hay thời tiết xấu, nên bắt đầu tập ở mức độ thấp, sau đó tăng dần cho đến khi trở về lúc bắt đầu.
Lưu ý khi tập luyện
– Ngưng tập thể dục nếu mệt mỏi quá sức hay khó thở, và thông báo với bác sĩ về các triệu chứng này.
– Không tập thể dục nếu cảm thấy không khỏe hay vừa mới bị bệnh. Tốt nhất, nên chờ vài ngày sau khi các triệu chứng bệnh mất hẳn trước khi bắt đầu tập luyện lại. Nếu cảm thấy không chắc chắn, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước.
– Nếu khó thở vẫn còn dai dẳng, cần nghỉ ngơi và đến gặp bác sĩ, để thay đổi thuốc uống, chế độ dinh dưỡng hay thức uống lỏng cần hạn chế.
– Ngưng hoạt động nếu nhịp tim nhanh hay bất thường, hay hồi hộp. Kiểm tra nhịp đập của mạch sau khi nghỉ ngơi cứ mỗi 15 phút. Nếu nhịp tim trên 120 mỗi phút lúc nghỉ ngơi, cần đến gặp bác sĩ.
– Nếu bị đau, đừng bỏ qua. Nếu đau ngực hay bất cứ chỗ nào khác trên cơ thể, không nên tiếp tục tập thể dục, đề phòng gây stress hay tổn thương các khớp.
– Nếu bất tỉnh, cần kiểm tra sức khỏe khẩn cấp ngay khi tỉnh dậy.
Ngưng tập thể dục và nghỉ ngơi nếu có các triệu chứng sau:
– Đau ngực.
– Cảm thấy không khỏe.
– Chóng mặt hay choáng váng.
– Tăng cân hay sưng không có lý do, cần đến bác sĩ ngay.
– Cảm thấy có áp lực ở ngực, cổ, cánh tay, hàm hay vai, hay bất cứ triệu chứng nào khác.
– Tránh tập thể dục khi đau ngực hay đau thắt ngực. Nếu đau ngực trong lúc tập luyện, cần gọi cấp cứu.
– Đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu các triệu chứng kể trên không biến mất.
- Hải Đường theo WebMD & National Jewish