Các nhà đầu tư muốn nắm bắt cơ hội trong lĩnh vực công nghệ ở Đông Nam Á nên tìm kiếm một thế hệ công ty mới có thể cung cấp giải pháp toàn diện giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng.
Cách đây không lâu, mua sắm ở Trung Quốc là một rắc rối thực sự. Vào giữa những năm 2000, mua một thứ gì đó như điện thoại di động sẽ đòi hỏi phải đi đến chợ điện tử đông đúc, đi từ gian hàng đến gian hàng khác để mặc cả, và cuối cùng trả một đống tiền mặt. Đây là lý do tại sao sự ra đời của nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao của Alibaba là một cuộc cách mạng thực sự cho dân số ngày càng giàu có đang tìm kiếm những cách tốt hơn để tiêu tiền của họ.
Nó hoàn toàn phát minh lại trải nghiệm mua sắm – người mua hàng có thể chọn hàng hóa trên ứng dụng điện thoại thông minh, giao hàng qua mạng lưới hậu cần cực kỳ hiệu quả và thậm chí thanh toán bằng hệ thống thanh toán của riêng họ – Alipay.
Nó cũng là ví dụ hoàn hảo về một công ty sử dụng công nghệ để cung cấp giải pháp hoàn chỉnh từ đầu đến cuối cho khách hàng của mình. Amazon đã có một tác động tương tự ở thị trường Mỹ và châu Âu, Tokopedia đã làm điều tương tự ở Indonesia và Go-jek là một “nhân vật quan trọng” trong ngành công nghệ.
Những công ty này đại diện cho một thế hệ công ty công nghệ sắp tới, mà ông Peng T Ong – nhà đầu tư lĩnh vực khởi nghiệp, Managing Partner của Monk’s Hill Ventures gọi là “Thế hệ thứ ba”. Các công ty này đánh dấu một sự cải thiện đáng kể so với các doanh nghiệp “Thế hệ thứ hai” – vốn chỉ đơn giản nhìn vào một phần của hành trình khách hàng, tức là từ ngoại tuyến sang nền tảng trực tuyến. Hai ví dụ đáng chú ý của thế hệ trước này là eBay và Monster.com. “Thế hệ thứ nhất” là nhà cung cấp phần cứng và phần mềm – trọng tâm chính trong thập niên tám mươi của thế kỷ trước.
Bạn có thể nghĩ rằng loại công ty mới chuyên giải quyết vấn đề này sẽ phát triển tốt nhất ở các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nhà đầu tư Peng T Ong nghĩ rằng mảnh đất màu mỡ nhất cho sự phát triển của những công ty như thế sẽ là ở các thị trường mới nổi, chẳng hạn như Đông Nam Á.
Có một số lý do. Một trong những lý do lớn nhất là vì Đông Nam Á đã có 350 triệu người dùng internet – hình thành nền kinh tế trực tuyến đang phát triển nhanh chóng. Theo báo cáo gần đây của Google-Temasek, dân số “mobile-first” này sẽ là thị trường trị giá 240 tỉ đôla Mỹ vào năm 2025, tăng từ 72 tỷ đôla Mỹ tính vào thời điểm cuối năm 2018.
Nhiều quốc gia thuộc ASEAN có dân số trẻ am hiểu công nghệ đã “lướt qua” máy tính để bàn và tiến vào một hệ sinh thái chủ yếu được điều khiển bởi các thiết bị di động. Đồng thời, nền kinh tế ngoại tuyến truyền thống ở nhiều quốc gia thuộc khu vực này không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của người dân do các quy trình không hiệu quả và các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận nguồn tín dụng và chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn bởi các lớp trung gian quá dày đặc, trong khi khách hàng thường phải đối mặt với dịch vụ kém chất lượng.
Các yếu tố này tạo ra những cơ hội quan trọng để tư duy lại hoàn toàn về cách thức kinh doanh trong một ngành cụ thể. Nó cũng cho thấy rằng các công ty công nghệ không đủ táo bạo để bắt đầu từ số không có thể sẽ thất bại. Mức độ hàng hóa và dịch vụ tương đối kém phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á cũng có nghĩa là các công ty “lớp mỏng” – tức là những doanh nghiệp chỉ giải quyết một phần của chuỗi giá trị – có thể sẽ không thành công vì họ không làm đủ để cung cấp một giải pháp đầy đủ cho khách hàng.
Jio Health là một ví dụ về công ty Thế hệ thứ ba. Công ty startup Việt Nam này là một chuỗi đầy đủ các dịch vụ điều trị y tế. Nó bắt đầu bằng cách gửi bác sĩ đến nhà của bệnh nhân, nơi bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng, kê đơn thuốc và sắp xếp chuyển người bệnh đến bệnh viện nếu cần.
Nó có thuận lợi so với các công ty chăm sóc sức khỏe dựa trên công nghệ khác thường chỉ chuyển tải một phân đoạn của quy trình y tế sang bối cảnh trực tuyến – chẳng hạn như chẩn đoán từ xa nhưng không thể tiếp tục điều trị. Ở một đất nước như Việt Nam, với dân số 95 triệu người, nơi mọi người thường đến các phòng khám hoặc bệnh viện hàng đầu để khám những căn bệnh nhỏ nhất thì một công ty như Jio có thể có tạo tác động chuyển đổi đến cách mà mọi người tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe.
- Xem thêm: Jio Health kết hợp chăm sóc sức khỏe trực tuyến và ngoại tuyến, bắt đầu từ thị trường Việt Nam
Đó là một minh họa mạnh mẽ về lý do tại sao tất cả chúng ta nên quan tâm đến sự phát triển của các công ty Thế hệ thứ ba. Chúng có thể tạo tác động biến đổi đối với việc cung cấp những mặt hàng và dịch vụ chính – cho dù đó là hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính hay thậm chí là chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các chính phủ trên khắp Đông Nam Á đang hỗ trợ những công ty phù hợp với mô hình Thế hệ thứ ba.
Các nhà đầu tư cũng đóng một vai trò. Bằng cách phân bổ vốn cho các công ty có thể tạo ra một giải pháp toàn diện cho khách hàng của họ, các nhà đầu tư sẽ không chỉ khai thác cơ hội đầu tư lĩnh vực công nghệ hấp dẫn nhất Đông Nam Á, mà còn tạo nên sự thay đổi ở mọi cấp độ xã hội – từ người nông dân với chiếc điện thoại thông minh của họ cho đến người mua sắm trung lưu ngồi trên ghế sofa với một chiếc iPad.