Tổ chức Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP: Global Alliance on Health and Pollution) vừa công bố một báo cáo xác định rằng trong thế giới đang phát triển, chính sự ô nhiễm mới là sát thủ hàng đầu, mỗi năm gây tử vong cho hơn 8,4 triệu người, gần gấp ba lần mức tử vong do bệnh sốt rét và gấp 14 lần số người chết vì HIV/AIDS. Theo nhà khoa học Richard Fuller, người tham gia công trình khảo sát để cho ra báo cáo trên, tình trạng ô nhiễm nước và không khí đang đặt một gánh nặng lớn lên hệ thống y tế của các nước đang phát triển. Hai hình thức ô nhiễm trên đang lan nhanh trong khu vực và trong khi các nước phát triển đã giải quyết có hiệu quả vấn đề này thì phần còn lại của thế giới đang rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Điều đáng lo ngại là vấn đề đã không được đề cập đến trong dự thảo các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) sau năm 2015. Fuller xác định: “Đôi khi sự ô nhiễm còn được gọi là sát thủ vô hình…, khó tìm ra tác động của nó, vì những số liệu thống kê về sức khỏe chỉ nói về bệnh tật mà không đề cập đến sự ô nhiễm”. Hệ quả là sự ô nhiễm đã không được quan tâm đúng mức để được giải quyết bằng những biện pháp thích hợp nhất.
Kết quả phân tích của GAHP đã tích hợp các dữ liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với nhiều tổ chức khác nhằm xác định rằng đã có hàng triệu cái chết gây ra bởi sự ô nhiễm không khí, nước và tình trạng vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, còn có thêm 1 triệu trường hợp tử vong do các hóa chất độc hại và chất thải công nghiệp, xuất phát từ các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏở những nước nghèo, lan tỏa trong không khí, trong nước, trong đất và cả trong thực phẩm. Tuy nhiên, rất khó ước tính được những tác động lên sức khỏe con người của hàng ngàn khu vực đang bị nhiễm độc bởi chì, thủy ngân, chromium 6 và thuốc trừ sâu đã quá hạn sử dụng. Những hóa chất này không ở yên một chỗ, chúng được nước mưa làm cho thẩm thấu trong đất và các nguồn nước sạch, được gió thổi tung trong không khí, đưa đi xa, và thâm nhập lên thực phẩm và mùa màng. Năm 2012, một kết quả nghiên cứu của Viện Blacksmith cho thấy những chất thải của việc khai khoáng, chì nấu chảy, chất thải công nghiệp và nhiều hóa chất độc hại khác đã ảnh hưởng đến sức khỏe của 125 triệu người ở 49 nước đang phát triển. Các nhà khoa học ở các nước phát triển cũng phát hiện nhiều căn bệnh như bệnh ung thư, tim, tiểu đường, béo phì, Alzheimer, trầm cảm… do sự tích tụ các độc chất trong cơ thể người. Theo Julian Cribb, tác giả một quyển sách viết về đề tài này, có ít nhất 143 ngàn hóa chất do con người tạo ra cùng một lượng hóa chất khác được vô ý thải ra trong quá trình khai khoáng, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, các chất thải trong đời sống. Mỗi năm có khoảng 1.000 hóa chất công nghiệp mới thải ra chưa được thử nghiệm về hậu quả của chúng lên sức khỏe con người hay sự an toàn của môi trường. Các thành viên của GAHP trên khắp thế giới đang thúc giục Liên Hiệp Quốc đưa vấn đề ô nhiễm tác động lên sức khỏe con người vào dự thảo các Mục tiêu Phát triển Bền vững sau năm 2015.
Tổ chức Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP: Global Alliance on Health and Pollution) vừa công bố một báo cáo xác định rằng trong thế giới đang phát triển, chính sự ô nhiễm mới là sát thủ hàng đầu, mỗi năm gây tử vong cho hơn 8,4 triệu người, gần gấp ba lần mức tử vong do bệnh sốt rét và gấp 14 lần số người chết vì HIV/AIDS. Theo nhà khoa học Richard Fuller, người tham gia công trình khảo sát để cho ra báo cáo trên, tình trạng ô nhiễm nước và không khí đang đặt một gánh nặng lớn lên hệ thống y tế của các nước đang phát triển. Hai hình thức ô nhiễm trên đang lan nhanh trong khu vực và trong khi các nước phát triển đã giải quyết có hiệu quả vấn đề này thì phần còn lại của thế giới đang rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Điều đáng lo ngại là vấn đề đã không được đề cập đến trong dự thảo các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) sau năm 2015. Fuller xác định: “Đôi khi sự ô nhiễm còn được gọi là sát thủ vô hình…, khó tìm ra tác động của nó, vì những số liệu thống kê về sức khỏe chỉ nói về bệnh tật mà không đề cập đến sự ô nhiễm”. Hệ quả là sự ô nhiễm đã không được quan tâm đúng mức để được giải quyết bằng những biện pháp thích hợp nhất.
Kết quả phân tích của GAHP đã tích hợp các dữ liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với nhiều tổ chức khác nhằm xác định rằng đã có hàng triệu cái chết gây ra bởi sự ô nhiễm không khí, nước và tình trạng vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, còn có thêm 1 triệu trường hợp tử vong do các hóa chất độc hại và chất thải công nghiệp, xuất phát từ các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏở những nước nghèo, lan tỏa trong không khí, trong nước, trong đất và cả trong thực phẩm. Tuy nhiên, rất khó ước tính được những tác động lên sức khỏe con người của hàng ngàn khu vực đang bị nhiễm độc bởi chì, thủy ngân, chromium 6 và thuốc trừ sâu đã quá hạn sử dụng. Những hóa chất này không ở yên một chỗ, chúng được nước mưa làm cho thẩm thấu trong đất và các nguồn nước sạch, được gió thổi tung trong không khí, đưa đi xa, và thâm nhập lên thực phẩm và mùa màng. Năm 2012, một kết quả nghiên cứu của Viện Blacksmith cho thấy những chất thải của việc khai khoáng, chì nấu chảy, chất thải công nghiệp và nhiều hóa chất độc hại khác đã ảnh hưởng đến sức khỏe của 125 triệu người ở 49 nước đang phát triển. Các nhà khoa học ở các nước phát triển cũng phát hiện nhiều căn bệnh như bệnh ung thư, tim, tiểu đường, béo phì, Alzheimer, trầm cảm… do sự tích tụ các độc chất trong cơ thể người. Theo Julian Cribb, tác giả một quyển sách viết về đề tài này, có ít nhất 143 ngàn hóa chất do con người tạo ra cùng một lượng hóa chất khác được vô ý thải ra trong quá trình khai khoáng, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, các chất thải trong đời sống. Mỗi năm có khoảng 1.000 hóa chất công nghiệp mới thải ra chưa được thử nghiệm về hậu quả của chúng lên sức khỏe con người hay sự an toàn của môi trường. Các thành viên của GAHP trên khắp thế giới đang thúc giục Liên Hiệp Quốc đưa vấn đề ô nhiễm tác động lên sức khỏe con người vào dự thảo các Mục tiêu Phát triển Bền vững sau năm 2015.
Lê Nguyễn tổng hợp