Ai cũng có nốt ruồi. Nốt ruồi xuất hiện trên cơ thể chúng ta, ngay cả ở những chỗ kín đáo nhất. Vậy tại sao lại có nót ruồi? Hãy cùng khám phá bí mật đằng sau những đốm sắc tố nhỏ trên da.
Nổi tiếng về sự quyến rũ, nốt ruồi là những đốm màu nâu sẫm, nâu nhạt, không màu hoặc trắng, đen, hoặc thậm chí là các đốm màu xanh với đủ hình dạng và kích cỡ nổi bật trên làn da. Tên khoa học của nốt ruồi “melanocytic nevus” xuất phát từ tiếng La tinh “gn#vus” – từ cùng một gốc với genus, natus, natura, có nghĩa là “bẩm sinh”, “dấu hiệu khi sinh”.
Trong thực tế, một số nốt ruồi đầu tiên là những dị thường bẩm sinh có thể tồn tại từ khi sinh ra. Những nốt ruồi khác là sở đắc; chúng xuất hiện vào thời thơ ấu và tiếp tục phát triển đến tuổi trưởng thành, cho đến khoảng 30 tuổi. Trung bình, một người trưởng thành có khoảng 30 nốt ruồi trên khắp cơ thể; chúng thường nằm ở những khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời (cánh tay, chân, lưng). Số lượng nốt ruồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tiếp xúc với bức xạ, loại da khác nhau hoặc thậm chí di truyền… Nhưng tại sao chúng ta có những dấu hiệu này và tại sao chúng được gọi là “hạt sắc đẹp”?
Một chút lịch sử: bị ghét bỏ và rồi lại được tôn vinh
Ở Hy Lạp cổ đại, nốt ruồi chưa được coi là “hạt sắc đẹp” vì chúng chưa được coi là một đặc tính của sự tráng lệ. Vào thời điểm đó, người ta thực sự sùng bái sự hài hòa và coi thường sự bất bình đẳng trên da. Người Hy Lạp đã sử dụng các sản phẩm để che giấu những vết đốm của họ. Vào thời Trung cổ, tình hình cũng không khả quan hơn khi họ tìm mọi cách để bỏ nó đi. Nguyên nhân là vì Giáo hội coi chúng là nơi ma quỷ xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, họ thậm chí dùng cả sắt hoặc đá. Chính vào thời của Vua Mặt trời Louis XIV, những nốt ruồi được gọi là “hạt sắc đẹp”. Để che giấu dấu vết của bệnh đậu mùa, những người đàn ông và phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu gắn những miếng vải nhung hoặc lụa bóng thay thế nốt ruồi. Chúng trở thành một dấu hiệu của sự giàu có. Dưới thời vua Louis V, chúng được khắc thành hình mặt trăng, hình lưỡi liềm hoặc ngôi sao. Sau đó, khi vắc-xin đậu mùa được phát minh vào năm 1796, chúng trở thành yếu tố thẩm mỹ được sử dụng để làm nổi bật độ trắng của nước da.
Trong thế kỷ 17 và thế kỷ 18, những dấu vết này – dù tự nhiên hoặc nhân tạo – đã trở thành phụ kiện thời trang đại diện cho sắc đẹp và sự phong nhã ở những phụ nữ vương giả. Vào những năm 1950, những ý nghĩa tiêu cực hoàn toàn biến mất nhờ nữ diễn viên Marilyn Monroe, người đã vẽ nốt ruồi nổi tiếng của mình bằng bút chì. Một số nốt ruồi đã nổi tiếng. Ngày nay, chúng được yêu mến nhiều đồng thời cũng bị chỉ trích không kém: một số người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy chúng; một số khác lại coi đó là một nét cá tính
Một khối tế bào vô hại
Nốt ruồi là dấu hiệu của quỷ hay biểu tượng của sự tinh tế? Trên thực tế, nốt ruồi là những khối tế bào nhỏ nằm chủ yếu ở lớp sâu nhất của lớp bề mặt của da, lớp biểu bì. Nhưng chúng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể, thậm chí cả trong mắt hoặc trong não. Melanocytes là thuộc cùng một loại tế bào tạo ra sắc tố màu sắc và sự sạm da: melanin. Do đó, nốt ruồi là một khối tế bào melanocytes tập trung một cách hỗn loạn với số lượng lớn. Sự tập hợp này được coi là một loại “lỗi chương trình”. Một số nốt ruồi tự nhiên biến mất trong cuộc đời. Những nốt ruồi khác bị phá hủy bởi hệ miễn dịch. Những nốt ruồi khác đồng hành cùng chúng ta suốt cuộc đời.
Tại sao chúng ta không thể tự xóa nốt ruồi của mình?
Hiện nay, các nhà khoa học không biết liệu nốt ruồi có thực sự hữu ích ngoài phương diện thẩm mỹ hay không. “Điều chắc chắn là sự chọn lọc tự nhiên xảy ra trong quá trình tiến hóa của các loài trong hàng ngàn năm đã không xóa được nốt ruồi. Nói chung, nốt ruồi không phải là “xấu”. Bác sĩ da liễu Basile Darbellay lưu ý rằng hầu hết những nốt ruồi này là vô hại. Nhưng thỉnh thoảng, một trong số chúng biến thành ung thư da, được gọi là khối u ác tính. Do đó, điều quan trọng là hãy thường xuyên nhờ một chuyên gia kiểm tra chúng.