Khi học môn sinh học, tất cả chúng ta đều nghe thấy các từ như “sinh học đa dạng”, “công nghệ sinh học” và “hóa sinh học”. Nhưng đây là một từ ngữ “sinh học” khác: trải dài từ đáy đại dương lên khoảng 10km trên mặt nước biển là cái mà chúng ta gọi là “sinh quyển”. Nó chứa các thành phần của khí quyển, thủy quyển và thạch quyển.
Sinh quyển ảnh hưởng đến sinh học đa dạng, từ đó ảnh hưởng đến hóa sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học, đồng thời cho dù vô tình hay không, nó mang lại các quần xã sinh học, từ điển Merriam-Webster định nghĩa chúng là “loại hình cộng đồng sinh thái chủ lực”. Dưới đây là những quần xã sinh học đáng chú ý trong sinh quyển của trái đất.
Rừng ngập mặn
Không có lý do gì để chúng ta không ưa thích rừng ngập mặn, nhưng có nhiều người đã báo động về sự tồn tại của chúng. Họ nói: “Chúng bốc mùi hôi thối” hoặc “có đủ thứ gớm ghiếc trong đó”, hay thậm chí “chúng độc hại”. Tất cả đều không đúng, và đây là lý do tại sao:
Mặc dù những cánh rừng ngập mặn vẫn duy trì các sinh vật như giun, hàu, sò và các động vật không xương sống khác, chúng là nơi nuôi dưỡng các loài chim và cá sấu, cung cấp một khu vực sinh thái cho tôm và các loài cá khác, ngăn chặn xói mòn dọc theo bờ biển, đồng thời những cây đước phân hủy bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đại dương. Chúng không độc hại và cũng không có mùi. Tuy cũng có một số thành phần thô thiển có thể xảy ra ở đó, nhưng đừng đánh giá một quần xã sinh học bằng vẻ ngoài của nó.
Sự kiện thú vị: Có khoảng 70 loại cây đước khác nhau. Tất cả đều có cùng lợi ích như đã nêu ở trên.
Lãnh nguyên
Trên thế giới không có mấy lãnh nguyên. Lãnh nguyên Bắc cực tồn tại ở phía Bắc Canada, Bắc Alaska, Greenland và Siberia, và ở một vài nơi khác. Lãnh nguyên dãy núi Alpes phổ biến hơn một chút, được tìm thấy ở những nơi như dãy núi Andes, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, dãy Himalaya và Alaska. Quần thể sinh học lãnh nguyên ít đa dạng nhất trong tất cả; bạn có thể thấy một con cáo Bắc cực và một số động vật khác ở đây đó, nhưng chỉ có thế, còn lại là rêu, địa y, những loài hoa mọc dưới thấp và cỏ cứng.
Chủ yếu được tạo thành từ lớp băng vĩnh cửu, lãnh nguyên rất lạnh. Tuy tên của nó là như vậy, lớp băng vĩnh cửu không nhất thiết phải đóng băng. Nhiệt độ có thể dưới mức đóng băng, nhưng cái tên lớp băng vĩnh cửu không hẳn có nghĩa là có băng trên mặt đất. Vào mùa đông, nhiệt độ nơi đây có thể vào khoảng 34oC.
Rừng mưa nhiệt đới
Cho dù đang đu trên những dây leo ở Ecuador hay trèo cây ở Madagascar, bạn sẽ luôn tìm thấy khí hậu ấm áp và ổn định trong một khu rừng mưa nhiệt đới, ngay cả khi trời mưa.
Nhưng đừng lẫn lộn rừng mưa với một khu rừng nhiệt đới, chúng không giống nhau. Bởi vì rừng mưa tự hào với những tán cây cao chót vót, mặt đất được che chắn khỏi ánh sáng mặt trời, do đó hạn chế sự phát triển ở khu vực thấp. Một khu rừng có thể đã từng là một rừng mưa, nhưng nếu có sự gián đoạn chẳng như hỏa hoạn gây ra một khoảng trống trong tán cây, các thảo mộc ở vùng thấp có thể phát triển cực kỳ dày đặc và khiến khu vực này thực sự không thể đi lại được.
Các loại thảm thực vật mọc trong rừng mưa nhiệt đới bao gồm hoa lan, dây leo, dương xỉ, rêu và nhiều hơn nữa. Nằm gần xích đạo, các mùa trong rừng mưa nhiệt đới thật sự hiện hữu. Dẫu sao những thay đổi theo mùa gần như không thể nhận thấy được.
Sự kiện thú vị: Bạn có thể hít thở cực kỳ thoải mái trong một rừng mưa nhiệt đới, vì nơi đây tràn ngập khí oxy.
Đồng cỏ
Đây là một quần xã sinh học với biệt danh gồm nhiều tên gọi khác nhau. Trung Phi gọi đó là savanna; Nam Phi gọi nó là một thảo nguyên. Hungary gọi nó là Pustza (thảo nguyên không cây cối); Nam Mỹ có đồng cỏ hoang. Bắc Mỹ gọi đó là đồng cỏ hoặc đồng bằng. Nga gọi là thảo nguyên và Úc gọi là rừng cây bụi.
Hầu hết các đồng cỏ được hình thành trong Kỷ Đại Tân sinh (cách đây 66 triệu năm). Khi lượng mưa trở nên thưa thớt và nhiệt độ giảm để chuẩn bị cho Kỷ Băng hà, những khu rừng cổ xưa biến thành đồng cỏ. Mặc dù nhiều đồng cỏ có chứa cây, nhưng chúng không chiếm ưu thế.
Sự kiện thú vị: Trong khi các vụ cháy rừng ngăn cản sự phát triển của cây cối trong thảo nguyên, chúng làm gia tăng sự đa dạng sinh học.
Rừng Địa Trung Hải
Là một quần xã sinh học rất khác biệt, chúng thể hiện các tính năng tương tự trên toàn cầu: mùa hè nóng và khô, mùa đông mát mẻ và mưa. Quần xã sinh học này không giới hạn ở Địa Trung Hải và cũng được tìm thấy trên các bờ biển phía Tây của hầu hết các lục địa cũng như ở các vùng ven biển ở Trung Đông.
Một đặc điểm chung của rừng Địa Trung Hải là những cây ngọc giá, mèo hoang và đôi khi là những cây monkey puzzle trees (cây Khỉ Đuôi) có nguy cơ tuyệt chủng. Phần lớn các cây Địa Trung Hải bao gồm thông, tuyết tùng và cây ô liu. Vì quần xã sinh học này rất ưa thích đại dương nên nhiều cây mọc ở đây đã quen thích nghi với gió và sóng biển.
- Xem thêm: 8 sa mạc đẹp như tranh vẽ trên thế giới
Sa mạc
Tất cả các sa mạc đều có một điểm chung là thiếu mưa. Không khí khô ráo; nước thưa thớt và hiếm có ốc đảo. Không ai muốn bị đi lạc trong sa mạc. Bạn có thể tìm thấy các thực vật, nhưng mưa luôn là thứ hiếm nhất trên sa mạc. Một lần, tại khu vực sa mạc ở Cochones (Chile), trời không có mưa suốt từ năm 1919 đến năm 1965.
Nhiệt độ ở các sa mạc có thể dao động từ trên 50oC đến dưới 0 độ, chẳng hạn như ở Nam cực. Các động vật hoang dã rất đa dạng. Heo cỏ pêcari ăn lá xương rồng và trái cây, thằn lằn Gila và thằn lằn đốm là những ví dụ hiếm hoi của loài thằn lằn có nọc độc, loài nhện sói trú ngụ trong hang vào ban ngày và săn mồi vào ban đêm.
Sự kiện thú vị: Các sa mạc bao phủ khoảng 1/3 bề mặt trái đất.
Rừng phương Bắc
Rừng phương Bắc có thể được tìm thấy trải dài trên khắp Canada, Bắc Âu và Nga. Những khu rừng này là vùng trung gian; khi bạn di chuyển xa hơn về phía Bắc, rừng phương Bắc bắt đầu chuyển thành lãnh nguyên.
Hầu hết các cây trong quần xã sinh học này là cây lá kim thường xanh chẳng hạn như thông, vân sam và linh sam, nhưng sự phát triển của chúng bị cản trở bởi lượng mưa thấp. Trên thực tế, hầu hết lượng mưa đều rơi xuống lất phất. Đây là môi trường hoàn hảo cho rêu. Rêu bao phủ tới một phần ba sàn rừng phương bắc.
Sự kiện thú vị: Rừng Taiga là một biệt danh phổ biến cho quần xã sinh học này.
Rừng ôn đới
Rừng ôn đới khá phổ biến, với nhiều hình thức tương cận. Những loại cây được tìm thấy trong khu rừng này gồm có sồi, cây mại châu, cây du và cây liễu, đều rất sum xuê. Trong mùa đông, nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ, nhưng trong mùa hè, chúng có thể lên tới 32 độ C.
Động vật hoang dã là một ưu đãi của thiên nhiên, với các động vật như thỏ, chồn hôi, hươu, nai, chó sói, cáo và nhiều hơn nữa. Mùa sinh trưởng có thể kéo dài tới 200 ngày trong quần xã sinh học này và bạn có thể không thấy tuyết trong vòng sáu tháng.
Thế giới nước
Quần xã sinh học dưới nước rất đa dạng. Chúng bao gồm các cửa sông có thủy triều, rạn san hô, biển ở vùng cực, suối cạn ở sa mạc và sông. Đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt hành tinh.
Cửa sông có thủy triều là biên giới giữa vùng nước mặn và vùng nước ngọt; rong biển, sò, cua và rất nhiều loài cá nhỏ hơn sinh sống ở đây. Những người đi dạo bãi biển có thể gọi các nơi này là “những hồ bơi”.
Những vùng nước ngọt thường được tìm thấy dưới dạng những ao nhỏ, những hồ băng lớn, suối và sông, chúng rất cần thiết cho các thực vật và động vật thích nghi với mức hấp thụ muối thấp.
Vùng sâu thẳm
Là vùng chủ yếu, hoàn toàn tối đen của đại dương, khu vực sâu thẳm bắt đầu ở độ sâu 4.000m dưới mực nước biển. Nó có màu đen như mã não, khá lạnh lẽo và chịu áp lực cao. Do đó, không có mấy dạng sinh vật sống có thể tồn tại được ở nơi đây. Ngay cả những sinh vật dưới nước sâu như cá mập yêu tinh cũng sống ở phía trên khu vực này.
Để sống sót được ở đây, một số sinh vật phải dựa vào quá trình tổng hợp hóa học. Các lỗ thông thủy nhiệt được hình thành do hoạt động của núi lửa, sự di chuyển của các mảng kiến tạo và bơm lưu huỳnh vào đại dương. Các sinh vật xung quanh những lỗ thông hơi có thể tồn tại nhờ lưu huỳnh này. Đó là một cộng đồng dưới nước được hỗ trợ bởi năng lượng địa nhiệt.
Thế giới là một nơi chốn kỳ lạ, đa dạng. Đồng thời cũng vô cùng ngoạn mục.