Mọi người đều thích cười và một số nhà khoa học muốn nghiên cứu về nụ cười. Đó là một chủ đề hấp dẫn. Nụ cười thường được quảng cáo là liều thuốc tốt nhất. Được thu thập ở đây là một số những phát hiện của các nhà khoa học về một trong những hành vi đem lại sự sảng khoái, hưng phấn cho con người.
Nụ cười của em bé và tinh tinh
Tinh tinh được coi là “họ hàng” gần nhất với chúng ta; vì vậy, giữa con người và tinh tinh có nhiều điểm chung. Theo một nghiên cứu năm 2018, chúng ta có thể thêm cách chúng ta cười vào danh sách đó, ít nhất là với những trẻ sơ sinh.
3 nhà tâm lý học và một nhà ngữ âm học từ các trường đại học châu Âu đã nghiên cứu tiếng cười của 44 em bé ở độ tuổi từ 3 đến 18 tháng. Để thực hiện, họ chỉ cần thu thập các video clip về các em bé đang cười trên Internet. Vấn đề là có bao nhiêu tiếng cười được hình thành trong quá trình hít vào so với thở ra. Một nhóm gồm 102 sinh viên tâm lý học đã đánh giá chi tiết các clip về phương diện này.
Kết quả cho thấy rằng trẻ nhỏ cười cả khi hít vào lẫn thở ra; điều này cũng xuất hiện nơi các con tinh tinh. Các em bé ở độ tuổi lớn hơn của cuộc nghiên cứu có khuynh hướng cười chủ yếu trong khi thở ra như người lớn vẫn làm. Sự thay đổi trong cách cười này đã được gắn liền với bất kỳ cột mốc phát triển cụ thể nào, nhưng dường như dần dần xảy ra với những tháng tuổi lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng những xác định này được đưa ra bởi những người lắng nghe không chuyên, nhưng họ dự định sẽ nhờ các nhà ngữ âm học phán đoán các clip. Theo TS Disa Sauter, trưởng nhóm nghiên cứu, không có lý do nào được thống nhất tại sao con người chủ yếu cười khi thở ra trong khi các loài linh trưởng khác thì không. Điều đó có thể là do sự kiểm soát giọng nói vượt trội của con người. Các hình thức nghiên cứu khác bao gồm liệu tỷ lệ hít vào và thở ra của người cười có liên quan đến nguyên nhân gây ra tiếng cười hay không cũng như những thay đổi nhịp thở tương tự trong các cách phát âm khác.
Nụ cười giả
Đôi khi bạn cười vì có người kể một chuyện tức cười khiến bạn cười rơi cả nước mắt, và đôi khi bạn cười chỉ để tỏ ra lịch sự. Cho dù là để làm vui lòng sếp hay vì một lý do lịch sự nào đó, điều đáng tiếc là những kiểu cười giả tạo không thể che mắt được ai.
Năm 2018, Tiến sĩ Greg Bryant thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã công bố nghiên cứu cho thấy khả năng nhận ra tiếng cười chân thật hiện hữu trên mọi nền văn hóa. Bryant và các đồng tác giả đã thử nghiệm điều này trên 884 người từ 21 quốc gia. Những người tham gia nghe các bản ghi âm của tiếng cười, cả tiếng cười tự phát được ghi lại từ các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh và tiếng cười tự tạo từ những người được yêu cầu làm như vậy.
- Xem thêm: Có một nụ cười…
Bất kể nguồn gốc xã hội của họ, những thính giả có thể phán đoán các tiếng cười thực sự từ những người giả tạo với tỷ lệ tốt hơn. Ở cấp thấp, những người Samoa xác định chính xác tiếng cười được 56%, và ở cấp cao, những thính giả là người Nhật đã đúng được 69%. TS Bryant cũng lưu ý rằng tiếng cười giả và tiếng cười thực sự có những phẩm chất âm điệu khác nhau, tiếng cười giả nghe hơi giống lời nói hơn tiếng cười thật.
Tiếng cười ghi âm sẵn
Nói về tiếng cười giả, hãy xem xét các âm thanh cười đệm vào trong các phim sitcom. Ngày nay, các nhà phê bình mong muốn những bản thu âm sẵn tiếng cười này thực sự sẽ chấm dứt. Vấn đề là loại “tiếng cười ghi âm sẵn” như vậy có thể chỉ giúp cho mọi thứ trở nên vui nhộn hơn.
Tiếng cười và hệ miễn dịch
Một cuộc nghiên cứu năm 2003 đã phân tích tác động của tiếng cười đối với hoạt động của các tế bào sát thủ tự nhiên (còn gọi là tế bào NK), đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Những nhà nghiên cứu đã mời 33 phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh từ các vùng nông thôn ở miền Trung Tây Hoa Kỳ. Những người trong nhóm thử nghiệm được xem một video hài, trong khi những người trong nhóm kiểm soát được xem một video du lịch.
Những phụ nữ trong nhóm thử nghiệm được xem những đoạn phim của các diễn viên Bill Cosby, Tim Allen hoặc Robin Williams. Đa số đã chọn Cosby (đó là năm 2003). Điểm thú vị ở chỗ họ phát hiện thấy các video này đã được đánh giá bởi một người quan sát bằng cách sử dụng hệ thống Tỉ lệ Phản ứng Hài hước (HRS), được phát triển cho cuộc nghiên cứu. Sau đó, cả hai nhóm thử nghiệm và nhóm kiểm soát Hoạt động tế bào NK đã được đánh giá.
Thí nghiệm cho thấy rằng chỉ cần xem một video hài không đủ để gia tăng đáng kể trong hoạt động của tế bào NK. Tuy nhiên, điểm số HRS của 33 phụ nữ đã có mối tương quan tích cực tương ứng với các dao động của tế bào NK.
Tiếng cười của người có quyền lực
Nghiên cứu của TS Christopher Oveis thuộc Đại học California ở San Diego cho thấy rằng những người có địa vị cao hơn có khuynh hướng cười khác với những người có ít quyền lực hơn, và mọi người tiếp nhận những tín hiệu đó.
Một nghiên cứu năm 2016 với 51 học sinh nghe 20 bản ghi âm tiếng cười của các thành viên nhóm huynh đệ. Họ được yêu cầu đánh giá địa vị xã hội của người cười. Như bạn có thể mong đợi, những người cười với thanh âm thống trị được coi là có địa vị cao hơn.
- Xem thêm: Cười và chữa bệnh với yoga cười
Điều này thậm chí còn đúng khi kiểu tiếng cười chiếm ưu thế đến từ một trong những cam kết mới, ngụ ý rằng có lẽ người đang cười đó có thể sẽ xuất hiện ở một vị trí quyền lực trong tương lai gần.
Bệnh nhân tâm thần miễn dịch với tiếng cười
Trong quá trình nghiên cứu các hành vi thời thơ ấu có thể dự đoán bệnh tâm thần ở tuổi trưởng thành, trong đó bao gồm cả tiếng cười. Người ta nhận thấy rằng những cậu bé có nguy cơ mắc bệnh tâm lý ở tuổi thiêu niên có thể vô cảm mặc cho số đông mọi người chung quanh cậu đang cười ầm lên.
Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại College London đã tuyển một nhóm 92 cậu bé từ 11 đến 16 tuổi, 30 trẻ bình thường và 62 trẻ có biểu hiện bệnh lý tâm thần. Tất cả 62 trẻ này có hành vi thể hiện sự quậy phá, nhưng được phân chia dựa trên biểu hiện những đặc điểm chai lì cảm xúc nhiều hoặc ít. Những trẻ tham gia cũng được yêu cầu đánh giá mỗi âm thanh khiến các em cảm nhận như thế nào.
Các ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy tất cả bộ não của các cậu bé phản ứng với âm thanh của tiếng cười chân thật. Tuy nhiên, những em có cả hành vi gây rối và không có cảm xúc cho thấy có tác động ít hơn. Sự khác biệt này cũng xuất hiện ở những cậu bé quậy phá nhưng không vô cảm, mặc dù ở mức độ ít hơn.
Sự ngon miệng và tiếng cười
Năm 2010, TS Lee S. Berk, TS Jerry Petrofsky và một số người khác đã thực hiện một nghiên cứu về cách “tiếng cười vui vẻ” (một dạng căng thẳng có lợi) ảnh hưởng đến mức độ hormone điều chỉnh sự thèm ăn. Bất kỳ các hiệu ứng nào như vậy đều được so sánh với những gì xảy ra khi một đối tượng đang căng thẳng.
14 người tham gia đã được cho xem một video hài hước về sự lựa chọn của họ cho thí nghiệm “căng thẳng có lợi” (eustress) và 20 phút đầu tiên của phim Saving Private Ryan (Giải cứu binh nhì Ryan) diễn tả cảnh hiểm nghèo. Trong trường hợp này, mỗi người đều xem cả những video hài hước và kịch tính, những thời điểm xem cách nhau một tuần. Đối với mỗi phân đoạn, các đối tượng được đo huyết áp và lấy máu cả trước và sau khi xem các video.
- Xem thêm: Không có gì đẹp bằng nụ cười trẻ thơ
Xem đoạn video gây cấn không dẫn đến sự thay đổi đáng kể của mức hormone thèm ăn và có lẽ không làm cho ai cảm thấy đói. Tuy nhiên, xem một video hài hước đã dẫn đến giảm leptin và tăng ghrelin, một điều cũng được nhìn nhận sau khi người ta tập thể dục vừa phải. TS Berk nói rằng cuộc nghiên cứu không chỉ đơn giản kết luận rằng tiếng cười làm bạn đói. Tuy nhiên, những phát hiện này có giá trị liên quan đến việc điều trị cho những bệnh nhân không thể sử dụng biện pháp tập thể dục để làm tăng sự thèm ăn của họ.