Những ca khúc hay nhất thường gắn liền với những ký ức khó quên của chính tác giả. Sau đây là các tuyệt phẩm âm nhạc đã ra đời từ những biến động như vậy.
1. Tears In Heaven của Eric Clapton
Thế giới sẽ mãi mãi biết đến tên Conor, con trai của Eric Clapton, nhờ vào bản nhạc hit năm 1991 của cha cậu là Tears in Heaven. Eric Clapton đã viết chung một số bản nhạc với Will Jennings cho phim Rush (1991), một thời gian ngắn sau khi Conor chết vì tai nạn năm 1991. Conor mới lên 4 tuổi, đã bị rơi ra khỏi cửa sổ căn hộ tầng thứ 53 ở thành phố New York khi đến thăm một người bạn của mẹ em.
Ngay lâp tức Clapton đã viết nhạc phẩm từ nỗi mất mát này, sau đó nó được chuyển thành nhạc phim. Ông giải thích: “Có một chút hàm ý khi nói về Conor, nhưng nó cũng mang ý nghĩa của bộ phim”. Mấy thập niên sau, khó có ai còn nhớ đó là nhạc phim, nhưng không ai có thể quên được nỗi đau có liên quan đến việc sáng tác nhạc phẩm này.
2. All My Love của Led Zeppelin
Robert Plant, ca sĩ chính của ban nhạc rock Led Zeppelin của Anh cũng chịu đựng nỗi đau buồn khi cậu con trai Karac 5 tuổi bị bệnh virus dạ dày và chết năm 1977 trong lúc anh đang đi lưu diễn. Sau khi nhận được hung tin, Plant rời khỏi ban nhạc về sống với gia đình và theo một nghể mới là nghề dạy học, về sau tay đàn guitar Jimmy Page thuyết phục anh quay lại với ban nhạc.
Khi ban nhạc ra album thứ 8 In Through the Out Door, có một số nhạc phẩm nói về đứa con trai quá cố của anh do Plant viết. All My Love là đồng tác phẩm của Plant và ca sĩ giọng nam trầm John Paul Jones.
3. Hurricane của Bob Dylan
Bob Dylan đã cùng viết nhạc phẩm phản kháng này sau khi đọc tự truyện The Sixteenth Round của võ sĩ người da đen Rubin Carter. Cuộc gặp gỡ của Bob diễn ra trong nhà tù với võ sĩ quyền anh người da màu bị tống giam để nói chuyện về vụ kết án gây tranh cãi của anh, đồng thời tin rằng anh vô tội.
Rubin Carter và bạn anh, John Artis, bị phát hiện giết 3 người ở New Jersey năm 1966, sau khi cảnh sát chặn xe họ và cho biết chiếc xe đã được sử dụng trong vụ án mạng. Tuy nhiên bằng chứng chống lại hai người quá yếu kém vì không có dấu vân tay, không có xét nghiệm paraffin về khẩu súng, cũng không có nhân chứng nhận diện họ xuất hiện gần hiện trường vụ án.
Mấy tháng sau, các nhân chứng nói rằng hai người chính là những kẻ tấn công, và Artis bị tù 14 năm vì tội đồng lõa. Trong khi đó, Carter mãi đến năm 1985 mới được trả tự do, khi có một thẩm phán chống án phán quyết về vụ kết án anh với nhận xét như sau “sự khẳng định đã lấn lướt sự cảm thông đối với nạn phân biệt chủng tộc, và sự ngụy biện đã vượt qua sự thật phơi bày”.
4. Sunday Bloody Sunday của ban nhạc U2
Hiện nay ban nhạc U2 của Ireland được biết đến vì sự tham gia của họ trong sự chính trị hóa văn hóa nhạc pop; trước album War năm 1983 của họ, ban nhạc vốn đã nổi tiếng. Sở dĩ Sunday Bloody Sunday khá phổ biến vì ca khúc nhắc lại sự kiện mang tên The Troubles (Những bất ổn) diễn ra ở Bắc Ireland vào năm 1872, phần lớn tập trung vào sự kiện Bloody Sunday (Ngày chủ nhật đẫm máu) quân đội Anh đã bắn giết những người dân Ireland chống đối và những người bàng quan không vũ trang ở Derry, họ đã tập hợp chống lại cuộc hành quân Demetrius bắt giữ người không cần ra tòa của quân Anh. Ca khúc đã giúp U2 nổi tiếng quốc tế.
5. A Day in the Life của The Beatles
A Day in the Life là ca khúc cuối cùng trong album Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band (1967) nổi tiếng của ban nhạc The Beatles. Ca khúc được viết bởi John Lennon và Paul McCartney, với những nguồn cảm hứng rất khác nhau. Trong khi McCartney chỉ hồi tưởng lại thời tuổi trẻ của ông thì lời nhạc của Lennon chịu ảnh hưởng bởi cái chết năm 1967 của một người bạn mới 21 tuổi của ông tên Tara Browne, vốn là người thừa kế tài sản của gia đình Guinness. Tara qua đời trong một tai nạn xe hơi, sau đó việc giám hộ các con của anh trở thành chuyện tranh cãi giữa mẹ của chúng và bà mẹ đẻ của Tara.
6. Peace Frog của The Doors
Đĩa đơn này từ album thứ năm Morrison Hotel của ban nhạc The Doors, đã được phỏng theo những vần thơ của Jim Morrison. Trong ca khúc, có đoạn viết: “Những người da đỏ chạy tán loạn trên xa lộ lúc bình minh” và “những bóng ma ám ảnh trí óc non nớt của trẻ nhỏ”.
Cả hai đều trực tiếp nói về những trải nghiệm của Jim Morrison khi nhìn thấy tai nạn xe hơi khủng khiếp khi anh còn nhỏ. Trong đoan thơ “xa lộ của bình mình”, Morrison nhớ lại quang cảnh anh đã chứng kiến. Anh viết: “Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng có những người da đỏ chạy tán loạn trên khắp xa lộ, bị chảy máu tới chết. Đó là lần đầu tiên tôi nếm mùi sợ hãi”.
7. Jeremy của Pearl Jam
Trong album đầu tiên của họ, Ten, Pearl Jam đã đối diện với một số vấn đề khó khăn như buồn bã, sự cố lạm dụng tình dục, và vô gia cư. Đĩa đơn thứ ba của ban nhạc, Jeremy, là sự dằn vặt giữa nghệ thuật với vấn đề trầm cảm và sự tự tử của tuổi teen. Eddie Vedder viết bài hát từ một biến cố có thực mà anh đã đọc trên báo vào năm 1991, năm album được phát hành.
Người có tên Jeremy (tên đầy đủ là Jeremy Wade Delle) là một học sinh 16 tuổi ở Dallas, Texas; cậu đã tự bắn mình khi đứng trước cả lớp học. Vedder nói rằng ông muốn nói về những đứa trẻ bị bỏ rơi lạc lõng. Ông viết: “Thực tế là chúng đang ở trong một thế giới hỗn loạn mà không có được bất kỳ sự hướng dẫn nào, đó là một điều rất đáng buồn”.
8. People Who Died của ban nhạc Jim Carroll
Tựa đề đã nói lên tất cả, khi nói đến đĩa hit nổi tiếng nhất của ban nhạc Jim Carroll kể từ album đầu tay Catholic Boy năm 1980 của họ. Đã có vô số người khác nhau từng được biết đến trong cuộc đời của nhà thơ chuyển thành ca sĩ này, ông đã trải nghiệm qua nhiều trường hợp khác nhau, từ cái chết ngẫu nhiên, tự tử, giết người, bệnh tật đến giai đoạn cuối và uống thuốc quá liều. Jim Carroll đã từng giải thích rằng nguồn gốc của bài hát là “một sự bi thương, nhưng không ủy mị”.
Ông nói thêm, trong số 40 học sinh của ông đi lính, thì 11 người đã chết trận. Đó là một tỷ lệ đáng kinh ngạc… Ngoài ra, rất nhiều bạn bè của ông từ thời ông còn trẻ hoặc đi tù hoặc vướng vào ma túy và chết. Ông nói: “[Bài hát] chỉ liệt kê những người đã chết, họ chết như thế nào, họ bao nhiêu tuổi, và đó là tất cả”.
9. Shine On You Crazy Diamond của Pink Floyd
Trước khi Pink Floyd trở thành huyền thoại âm nhạc với album đột phá Dark Side of the Moon, một trong những thành viên lập nên ban nhạc của họ, Syd Barrett (tên đầy đủ là Roger Keith Barrett) bị suy nhược tinh thần do sử dụng LSD quá nhiều, anh đã bị trục xuất khỏi ban nhạc vì những hành vi bất thường.
Tình cảm của nhóm đối với cựu ca sĩ chính của họ vẫn không bị mất, và họ đã vinh danh anh với tác phẩm chín phần Shine On You Crazy Diamond trong album năm 1975 Wish You Were Here của họ. Kỳ lạ ở chỗ, Barrett đã đến thăm phòng thu âm Abbey Road, nơi ban nhạc đang ghi âm, đúng vào ngày họ đã vinh danh anh với bài hát. Tay chơi keyboard Richard Wright còn nhớ, Barrett ngồi bên cạnh Roger Waters trong phòng thu, mặc dù không ai trong số họ nhận ra anh với đầu tóc và lông mày đều đã cạo sạch nhẵn nhụi, trong gần một giờ đồng hồ, anh đã đánh răng và làm những điều thật sự kỳ quặc, cho đến khi họ hỏi nhau anh là ai. Floyd nói: “Phải rất lâu, chúng tôi mới nhận ra Syd… thật kinh ngạc khi anh ấy đã về đúng vào ngày chúng tôi đang hát một bài hát về anh ấy”.