Nửa tỉ nông dân làm ăn nhỏ đang trở thành những người đi tiên phong trong quá trình thực hiện những kỹ thuật thích nghi với điều kiện khí hậu mới.
Theo các nhà khoa học, họ có thể là những người đem lại giải pháp cứu vãn lương thực và môi trường khi thế giới đang nóng dần lên.
Thử thách lớn, nhưng cách giải quyết có thể rất nhỏ
Đối mặt với tình hình khí hậu địa cầu ấm lên và dân số thế giới sẽ tăng tới 9 tỉ người vào năm 2050, ngày càng nhiều chuyên gia cho biết do phải nuôi sống số đông người trong hoàn cảnh thay đổi khí hậu, các gia đình nhà nông sản xuất thực phẩm để tự nuôi sống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Khi những nhà hoạch định chính sách trong thế giới phát triển nói về việc nuôi sống hàng tỉ miệng ăn trong những thập niên sắp tới thì đó là kinh doanh nông nghiệp đa quốc gia, những hoạt động làm nông mang tầm cỡ công nghiệp, thường tạo được nhiều mối quan tâm nhất.
Về lâu dài, tuy những nhà nông làm ăn nhỏ trong các quốc gia đang phát triển sử dụng kỹ thuật thấp, nhưng là những kỹ thuật nông nghiệp có khả năng chịu đựng, họ có thể đạt tới tình trạng cân bằng tốt nhất để thích nghi với một thế giới đang ấm dần lên, đồng thời bảo đảm an toàn đối với việc cung cấp lương thực toàn cầu.
Có hơn 500 triệu các nhà nông gia đình như thế: họ chiếm ít nhất 56% số sản lượng thực phẩm của thế giới. Phần lớn là những nông dân tạm đủ ăn, nuôi gia đình của họ với đủ nguồn lương thực tạp nham, và chỉ còn chút ít hoặc không còn gì thừa để đem ra chợ bán.
Một thông tin từ các trang trại gia đình được công bố bởi tập đoàn nông nghiệp Food Tank tin rằng những nhà nông quy mô nhỏ này đang đóng góp cho an ninh lương thực toàn cầu. Đó là những số lượng lương thực có đủ khả năng cung ứng, thông qua việc vận dụng những thực tiễn nông nghiệp có sức chịu đựng.
Ví dụ: trong khi ngành nông nghiệp sử dụng các phân bón và thuốc trừ sâu để có được những vụ mùa bội thu hơn đối với những ngũ cốc đơn giản như bắp và lúa mì, những nông dân canh tác nhỏ trồng trọt những thực vật bản xứ giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị gia tăng sức ép vắt kiệt (chẳng hạn như nguồn nước) đồng thời đem lại sự cải thiện mật độ các chất dinh dưỡng trong những vụ thu hoạch.
- Xem thêm: “Người giữ lửa” cho nông dân sản xuất
Điều đó giúp giải thích tại sao thông tin từ Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kết luận rằng những nhà nông sản xuất nhỏ “không chỉ nuôi sống cả thế giới, mà còn duy trì dinh dưỡng cho trái đất”.
Cũng vậy, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đề cao vai trò của những người lao động nông nghiệp trước những thử thách như thay đổi khí hậu, nạn thiếu ăn và cái nghèo.
Sức chịu đựng và những thành quả
Nhóm Hội thảo Quốc tế về Thay đổi Khí hậu thuộc LHQ đã cảnh báo về những hậu quả biến động lớn từ biến đổi khí hậu đã xảy ra như hạn hán, nhiệt độ nóng lên nhiều đi kèm với lũ lụt. Những thay đổi này đang tạo thành những tác động lớn đối với các nhà nông.
Qua những năm tháng, các cuộc nội chiến, các chính phủ tham nhũng, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và những yếu tố chính trị khác là những trở ngại chính đối với việc sản xuất và phân phối lương thực.
Chuyên gia sinh thái học nông nghiệp Jerry Glover, thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, nói rằng đang có “những chuyển biến quan trọng.
Trong nhiều khu vực, nguyên nhân nổi bật của vấn đề bất ổn lương thực là sự thiếu khả năng của những cánh đồng lúa cấp dưỡng hoa lợi, nguyên nhân do tình trạng thoái hóa đất và những tác động của thay đổi khí hậu”.
Ông Glover và các chuyên gia nông nghiệp như Danielle Nierenberd, chủ tịch của Food Tank, đã chứng kiến những nhà nông quy mô nhỏ trong thế giới đang phát triển dẫn đầu trong quá trình xử lý một viễn cảnh nông nghiệp gia tăng bất ổn định.
Theo một thông tin gần đây, Food Tank cho biết những nhà nông gia đình “chiến đấu với thay đổi thời tiết và tạo được khả năng phục hồi trước những biến động như giá lương thực, thiên nhiên và xung đột (chính trị).”
Sau đây là những gì họ đã thực hiện được, bao gồm xử lý nông lâm nghiệp (biến rừng cây thành những cánh đồng hoa màu và chăn nuôi); tưới nước bằng thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời (chuyển giao nguồn nước đến cây trồng); canh tác đa vụ mùa (canh tác hai hoặc nhiều hơn các vụ mùa đan xen với nhau để tận dụng tối đa các yếu tố ánh sáng, nước và dưỡng chất); đồng thời sử dụng các phân bón xanh giúp cây trồng phát triển nhanh, chống xói mòn, và thay thế những chất dinh dưỡng trong đất.
Gần đây cựu bộ trưởng nông nghiệp Mỹ, ông Dan Glickman đã trở về từ Guatemala, nơi các nông dân đang gia tăng trồng thêm rau củ trên những cánh đồng trồng đậu và bắp truyền thống, trồng xen kẽ cà phê cùng với các vụ mùa khác để chống lại tình trạng nấm làm chết lá, ngoài ra họ còn sử dụng những kỹ thuật tưới nước để trồng xoài và trái chuối lá.
“Cái họ cần là phân bón và những hạt giống tốt hơn”, ông Glickman nói tại diễn đàn Tương lai của Lương thực. Trên thực tế, kiểu làm nông “đơn vụ mùa” sản xuất với quy mô lớn, sử dụng nhiều phân bón nhân tạo, thuốc trừ sâu và các loại hạt giống đã được biến đổi gien, đã góp phần làm biến mất 75% tính đa dạng về gien cây trồng trong thế kỷ qua, theo ghi nhận của FAO.
Có khoảng 30% đất trồng trọt trên thế giới đã bị vắt kiệt các chất dinh dưỡng và trở thành sản xuất kém vì những phương pháp canh tác nông nghiệp không có khả năng chịu đựng được, những nhà nông gia đình đã trồng đủ loại vụ mùa bản địa thu được từ 20% đến 60% các hoa lợi cao hơn so với những nông dân canh tác chỉ có một loại cây nông nghiệp.
- Xem thêm: Người nông dân phải được kính trọng
“Những vụ mùa bị lãng quên” như cây kê, cây lúa miến, và hạt quinoa (còn gọi là hạt diêm mạch) có giá trị dinh dưỡng cao (vẫn thường được những nhà nông gia đình sản xuất) có thể sống lâu hơn mà không cần nước đồng thời có thể đề kháng được bệnh tật nhiều hơn so với việc sản xuất đại trà bắp, lúa mì, đậu nành hay lúa gạo, hiện đang bị khát nguồn tài nguyên.
“Những vụ mùa này thường được ưa chuộng hơn như “lương thực cho người nghèo”, ông Nierenberg nói. “Nhưng đó là những thực phẩm có thể chịu đựng được những tác động của thay đổi khí hậu”.
Cần đầu tư cho “những người quản lý đất đai”
Thậm chí khi họ biểu thị những phương pháp để giúp nuôi dưỡng một thế giới đang ngày một đông dân hơn và ấm lên hơn, những nhà nông quy mô nhỏ vẫn là những người đang bị đe dọa nhiều nhất bởi thay đổi khí hậu và gia tăng dân số.
Nhiều nhà nông gia đình canh tác trên một diện tích khoảng 2 hecta hoặc ít hơn, thường là trên những mảnh đất khó trồng trọt, dễ nhạy cảm với thay đổi khí hậu và những sự cố thời tiết dữ dội trong những khu vực đang phát triển như vùng Hạ Sahara châu Phi, châu Á và Trung Phi.
“Phần lớn người nghèo trong thế giới đang phát triển đều cư ngụ ở những khu vực nông nghiệp và nông thôn”, ông Glickman nói.
“Trong phạm vi đó, chúng ta có thể cung cấp cho những nhà nông gia đình ở vùng hạ Sahara châu Phi hoặc Nam Á thêm những dụng cụ để sử dụng những biện pháp làm nông tốt hơn, hạt giống tốt hơn, phân bón tốt hơn, thông tin kỹ thuật tốt hơn để trồng trọt được những vụ mùa tốt hơn, chúng ta giúp lôi kéo họ ra khỏi cảnh nghèo”.
Theo ghi nhận của Nhóm Đặc nhiệm Dự án Thiên niên kỷ LHQ, khoảng một nửa số người đói ăn trên thế giới đang sống trên những nông trại gia đình quy mô nhỏ.
Cần đầu tư vào những “người quản lý đất đai” này, theo lối ông Glickman gọi họ, sao cho họ có thể trồng trọt thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn, điều đó không chỉ giúp họ thoát nghèo mà còn trợ giúp cho một hành tinh đang bị ấm lên nữa.