Mỗi ngành nghề thương mại đều có những thuật ngữ kỹ thuật và những cụm từ thông dụng của riêng nó. Chúng tạo nên những cách nói đặc trưng, kết nối thành một hình thức nghệ thuật và có thể trở thành rất lạ tai hoặc khó hiểu với những người “không phải dân trong nghề”.
1. Sản xuất phim
Ánh sáng. Máy quay. Diễn! Có một số thuật ngữ kỳ dị đã được sử dụng trong thế giới sản xuất phim điện ảnh và truyền hình. Lần quay cuối cùng trong ngày được gọi là “martini shot”(lần quay rượu martini). Sau lần quay đó, đoàn làm phim có quyền đi uống rượu xả hơi. Lần quay cuối cùng thứ hai trong ngày được gọi là “Abby Singer” lấy theo tên một trợ lý đạo diễn nổi tiếng để yêu cầu quay thêm một lần nữa sau lượt quay ông ta đã tuyên bố là cuối cùng.
“Hot set” là một bố trí không cần phải thay đổi bởi vì nó đã được chụp ảnh rồi. Chạng vạng là “magic hour” (thời khắc ma lực). Một quãng thời gian ngắn ngủi khi ánh sáng thật lý tưởng cho những cảnh quay lúc hoàng hôn. Trong khi đó câu “Ten One Hundred” là tiếng lóng để chỉ giờ giải lao, tắm rửa. Đạo diễn cũng có thể hô “back to one” để yêu cầu quay lại trọn một cảnh.
2. Tiếng lóng của quán ăn bình dân
Trong những quán ăn bình dân trước đây thường xảy ra cảnh thực khách gọi món ăn, và cô hầu bàn vừa chạy quanh các bàn vừa nói lớn hàng loạt những tiếng lóng vào nhà bếp. Chẳng hạn như “Một mớ vermont (nơi sản xuất si-rô maple ở Mỹ) với zeppelin (khí cầu) và một ly bùn”? Nghĩa là thực khách vừa kêu mấy cái bánh kếp với si-rô maple, kèm theo xúc xích và cà phê. Biệt ngữ này đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 và vẫn được sử dụng cho đến nay.
Ngoài ra, còn một số tiếng lóng khác như “foreign entanglements” (những thứ rối rắm nước ngoài) để chỉ món mì spaghetti, “frog sticks” (những cái que ếch) để chỉ các món chiên của Pháp, và có những câu cú nghe như chẳng ăn nhập gì với nhau, chẳng hạn như “một món chiên, đem nó đi qua vườn và cắm một bông hồng lên trên” nghĩa là một ổ bánh mì hamburger với rau diếp và cà chua.
3. Biệt ngữ của giới đô vật
Trong giới võ sĩ đô vật, từ “work” thường dùng để chỉ một trận đấu đã diễn ra đúng bài bản; ngược lại, nếu có những diễn biến bất ngờ ngoài dự kiến về trận đấu võ đài, người ta gọi là “shoot”. Những nữ đô vật tài năng được gọi là “babyfaces” (khuôn mặt xinh xắn) hay đơn thuần là “faces”, trong khi đó những nam võ sĩ bậm trợn được gọi là “heels”. Từ “face-heel turn” (biến thành kẻ xấu) hay “heat” để chỉ những võ sĩ chơi xấu bị khán giả khinh bỉ.
4. Các lực lượng vũ trang
Các biệt ngữ trong quân đội thường mang yếu tố khôi hài châm biếm. Trên mặt trận, những người lính được cung cấp “Meals, Ready to Eat” (Những bữa ăn chuẩn bị sẵn), nhưng bị giễu cợt, nói trại ra thành “Meals, Rarely Edible” (Những bữa ăn hiếm khi nào ăn được) hoặc “Meals, rejected by Everyone” (Những món ăn bị mọi người từ chối). Cũng vậy, những người lính vốn quá quen thuộc với câu “hurry up and wait” (Mau lên và chờ đợi), họ đã mỉa mai thành “standby to standby” (từ sẵn sàng tới sẵn sàng) nói về những khoảng thời gian chán ngắt.
5. Những từ viết tắt trong y khoa
Những bác sĩ và nhà phẫu thuật rất bận rộn, không có thì giờ để viết câu “disseminated intravascular coagulopathy” (bệnh đông máu trong mạch lan tỏa) trên biểu đồ, thay vì vậy họ chỉ viết tắt là “DIC”. Tuy nhiên, lối viết tiết kiệm thời gian này đã sản sinh ra một số câu nói dí dỏm và thậm chí trở thành những quy ước cố định đối với các bệnh nhân và các tình huống mà bác sĩ phải đối diện.
Một số bác sĩ ưa viết tắt chữ “PRATTFO” (patient reassured and told f – off: bệnh nhân đã cam đoan lần nữa và nói cút xéo đi), hoặc “LOLINAD” (little old lady in no apparent distress – bà cụ không có biểu hiện đau nhức).
Ngoài ra, trong y khoa còn sử dụng một số nickname như slashers (ông rạch chém, ám chỉ bác sĩ giải phẫu), trong khi đó những bác sĩ gây mê được gọi là “gassers” (những lỗ khoan khí). Ống nghe để khám bệnh quen được gọi là “guessing tube” (ống phỏng đoán) và “house red” là máu, chứ không phải là rượu vang.
6. Ngôn ngữ của tài xế xe tải
Một trong những công cụ của tài xế xe tải chạy đường dài là radio CB (CB: citizens band, hệ thống kết nối vô tuyến giữa những cá nhân trong khoảng cách ngắn). Những radio được dùng để trao đổi thông tin giữa các tài xế trên phạm vi rộng. Ngôn ngữ của họ chứa đầy những ẩn dụ và mật mã bí mật có thể bạn chưa từng nghe.
Một trong những tiếng lóng được biết nhiều nhất là “smokey” (có nhiều khói) ám chỉ “cảnh sát”. Nó xuất xứ từ kiểu nón Gấu Smokey (Smokey the Bear) và các cảnh sát của nhiều tiểu bang. Đối với tài xế xe tải Mỹ, càng chạy nhanh hơn, càng kiếm được nhiều tiền hơn, vì vậy những người này muốn có mạng lưới báo động khẩn tình huống để tránh bị bẫy tốc độ. “Một con gấu mang áo choàng rộng đang chụp hình” nghĩa là một xe hơi cảnh sát không bảng hiệu, có trang bị máy bắn tốc độ.
Những mật mã bằng số cũng được sử dụng phổ biến. 10-4 nghĩa là “okay”, 10-9 nghĩa là “lập lại”, 10-20 là được chỉ rõ vị trí. Ngẫu nhiên, cụm từ “10-4, good buddy” có thể không có nghĩa đúng như bạn nghĩ. Trong những năm 1970, “good buddy” (bạn tốt) có nghĩa là “friend”, nhưng hiện nay nó lại có nghĩa là “homosexual” (đồng tính luyến ái). Để nói “bạn tốt”, người ta dùng tiếng lóng “good neighbor” (người tử tế) để thay thế.
- Xem thêm: 5 bí ẩn kỳ dị nhất nửa đầu năm 2018
7. Ngành dầu khí
Ngành dầu khí và công nghiệp vận tải cung cấp cho thế giới một nguồn thông tin đáng kể. Các khía cạnh độc đáo của dầu mỏ đã làm phát sinh những biệt ngữ của riêng nó. Ví dụ: những công nhân còn thiếu kinh nghiệm được gọi là “những chú giun” hoặc “những chú mọt” và họ thường trở thành đối tượng của những trò đùa cũng như sự giễu cợt và chế nhạo nhằm thúc đẩy các công nhân trên giàn khoan dầu tăng tốc độ làm việc nhanh hơn.
Rất nhiều tiếng lóng và thuật ngữ đề cập đến thiết bị khoan chuyên dụng. Chẳng hạn như “con heo” là một thiết bị được sử dụng để làm sạch các đường ống bị ăn mòn. Bất kỳ đồ vật nào không chủ tâm còn để lại trong giếng đều được gọi là “cá” bởi vì cuối cùng tất cả chúng đều phải được “vớt ra”. Các đoạn ống ngắn được gọi là “núm vú”, có thể có nhiều chức năng khác nhau, và các ống hình chữ U thường được gọi chung là “cổ ngỗng”. Các chất nền cũng có những biệt danh riêng. Cho ví dụ, “dầu thô ngọt” dùng để chỉ thứ dầu không chứa các hợp chất lưu huỳnh, và đất sét mềm, dính được gọi là “bùn dính”.
Một số thuật ngữ dầu mỏ đã trở thành ngôn ngữ chủ đạo khi các kỹ sư cần xác định một phương pháp để phong tỏa giếng dầu sau vụ tràn dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico năm 2010. Một lựa chọn được thảo luận có tiếng lóng là “bắn rác”; đó là một kỹ thuật “tùy cơ ứng biến”, chẳng hạn như một sợi thừng, các miếng cao su, hoặc thậm chí các trái banh golf để nhét vào trong đường ống với hy vọng làm chậm lại lượng dầu đang rò rỉ. Sau bước này, một “sát thủ hàng đầu” có thể được thực hiện, trong đó xi măng và các chất lỏng nặng được bơm vào giếng để bít kín nó.
8. Ngôn ngữ bí mật của các tiếp viên hàng không
Có bao giờ bạn nghe lóm được từ cabin của phi hành đoàn và ngạc nhiên trước những từ ngữ lóng mà họ sử dụng không? Chẳng hạn như “cross-check” (kiểm tra chéo) hay “all-call” (gọi toàn bộ)? Hoặc “jump seats” (ghế nhảy)? Thế giới hàng không có biệt ngữ và những hành khách lắng nghe sẽ phát hiện thấy những ngôn ngữ hoàn toàn mới.
“Cross-check” and “cross-check complete” (“kiểm tra chéo” và “kiểm tra chéo hoàn tất”)
Sau khi các tiếp viên hàng không chuẩn bị cho chuyến đến hoặc chuyến đi, các cánh cửa của máy bay cần được kiểm tra chéo, đây là cách nói để một tiếp viên hàng không khác kiểm tra lần hai. Đôi khi bạn sẽ nghe thấy: “Doors are armed and cross-check complete” (Các cánh cửa sẵn sàng và kiểm tra chéo hoàn thành) xác nhận đã chuẩn bị xong, sẵn sàng để sơ tán trong tình huống khẩn cấp.
“All-call” (Cuộc gọi chung)
Các hãng hàng không có những thủ tục khác nhau để tiếp viên xác nhận việc kiểm tra chéo của họ. Đôi khi nó được thực hiện trên hệ thống PA (public audio system: hệ thống âm thanh công cộng); có lúc nó được yêu cầu riêng tư. Có những cụm từ như “standby for all-call” (tạm dịch: sẵn sàng cho cuộc gọi chung), nghĩa là phi hành đoàn sẽ liên lạc điện thoại nội bộ với nhau, theo kiểu họp riêng tư.
“Jump seat” (ghế nhảy)
Thuật ngữ này để chỉ những chiếc ghế nhỏ mà các tiếp viên hàng không sử dụng khi cất cánh, đáp xuống, và trong tình trạng nhiễu loạn thời tiết. Khi họ đứng lên, chiếc ghế này sẽ tự động khép lại như cách nói là “jumps” (nảy lên).