Không ít lần bạn tiếp tục rót đầy tách cà phê để uống trong lúc làm việc mà không suy nghĩ nhiều về tác dụng của loại đồ uống này đối với cơ thể. Thông thường, chúng ta uống cà phê khi thiếu ngủ hoặc cần làm việc nhiều. Do vậy, caffein đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày, ngay từ lúc ta thức dậy cho đến lúc thư giãn sau một ngày dài làm việc.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Clinical Nutrition, mỗi ngày uống nhiều hơn 6 tách cà phê sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim 22%. Đây là phát hiện dựa trên khảo sát hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của 347.077 tình nguyện viên, trong độ tuổi 36-73, do các nhà nghiên cứu Đại học South Australia thực hiện. Theo nghiên cứu, gen CYP1A2 là một loại biến thể gen, giúp tăng sự hấp thu caffein trong cơ thể. Trong số các tình nguyện viên, 22% người dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người ít dùng caffein.
Caffein và bệnh tim mạch
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên thế giới và có thể phòng ngừa nếu được chăm sóc đúng cách. Một số bệnh lý khác do dùng nhiều caffein là:
- Chóng mặt hoặc cảm thấy nặng đầu
- Tiêu chảy do tiêu thụ caffein khi dạ dày rỗng
- Đau đầu do mất ngủ và gây sốt
- Căng cơ và run
- Tăng nhịp tim
- Xem thêm: Uống quá nhiều cà phê ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể và não bộ của bạn?
Nguyên nhân gây nhạy cảm với caffein
- Một số loại thuốc có thể gây nhạy cảm với caffein trong khi số khác có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Thuốc dùng chữa trị các vấn đề về hô hấp và các thành phần bổ sung thảo dược cũng gây ra tình trạng này, do làm thay đổi cách cơ thể xử lý caffein
- Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự dung nạp caffein. Caffein tồn tại trong cơ thể của đàn ông lâu hơn, vì cơ thể đàn ông cần nhiều thời gian để xử lý caffein hơn. Khi caffein tồn tại lâu trong cơ thể, có thể tạo ra những tác dụng phụ. Do vậy, cơ thể đàn ông nhạy cảm với caffein hơn là phụ nữ.
- Gen của bạn ảnh hưởng đến cách caffein tác động đến cơ thể và thời gian để xử lý caffein.
- Nếu bạn lo lắng hay quá căng thẳng, tiêu thụ caffein có thể khiến tình hình trầm trọng hơn, bởi caffein sẽ làm tăng sự lo lắng và gây mất ngủ, khiến các triệu chứng lo lắng cũng xấu đi.
Quá nhiều caffein gây cảm giác bồn chồn
Nhu cầu tiêu thụ caffein khác nhau ở từng người. Nếu bạn cảm thấy một chút khác biệt sau khi uống một tách cà phê, tức khả năng phản ứng với caffein của bạn kém hơn so với người khác. Bởi chỉ cần một tách cà phê cũng có dẫn đến thay đổi tâm trạng, mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. Do vậy, để biết lượng caffein thích hợp với cơ thể, bạn có thể xác định qua việc tiêu thụ caffein thường xuyên hằng ngày. Với bất cứ lý do nào, tiêu thụ quá nhiều caffein có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Việc cắt giảm tiêu thụ caffein có thể gặp khó khăn đối với nhiều người, nhưng không phải là không thể. Dưới đây là một số giải pháp:
- Lưu ý uống bao nhiêu tách cà phê mỗi ngày, quan sát lượng caffein trong các loại đồ uống và thực phẩm khi sử dụng. Hãy đọc cẩn thận các nhãn hiệu từng thực phẩm để biết rõ thông tin của sản phẩm.
- Không nên cắt giảm tiêu thụ caffein một cách đột ngột, vì có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như mất ngủ, run rẩy…
- Nếu cắt giảm caffein là việc bất khả thi, hãy lựa chọn những đồ uống đã loại bỏ caffein, vì hầu hết các loại này đều có hình dạng và mùi vị giống nhau.
- Giảm uống trà để giảm bớt hàm lượng caffein.