Suốt một trăm năm giữa thế kỷ 18 và 19, một ngành công nghiệp quan trọng đã phát triển thành công ở Ấn Độ: đó là ngành mỹ nghệ giấy bồi ở làng Raghurajpur thuộc vùng Orissa.
Ngành công nghiệp này bắt nguồn từ truyền thống mỹ thuật lẫn kỹ xảo thủ công. Sự phát triển giấy bồi đã dẫn tới hoạt động buôn bán không thể sánh kịp thúc đẩy việc tạo tác những chiếc mặt nạ giấy bồi. Giấy bồi là một thuật ngữ được dùng để chỉ các vật thể 3 chiều lớn có lõi giấy. Thuật ngữ này trong tiếng Pháp là “papier-mâché”, trong tiếng Anh là “paper mache”…
Thuật ngữ “Paper Mache” ban đầu có nghĩa là giấy nghiền, nhưng về sau nó được sử dụng để chỉ các đồ vật có kiểu loại khác biệt được cấu tạo bằng giấy, bao gồm bột giấy đúc hoặc nhồi giấy vào khuôn đúc, các dải giấy gắn chặt trên khuôn đúc và được ép vào giữa các mặt khuôn.
Nguồn gốc của giấy bồi cũng xa xưa như chính việc tạo ra giấy. Giấy được phát triển trên thế giới suốt những năm 202 TCN – 220 CN, và do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta sử dụng giấy ban đầu để tạo ra các vật thể 3 chiều. Các món đồ tạo tác, chẳng hạn như mũ mão và nắp/vung nồi/bình/lọ, tượng trưng cho triều đại, được làm theo những gì được miêu tả là giấy bồi.
Vào cuối thế kỷ 18 đã phát triển một kỹ thuật hỗ trợ thích hợp bằng việc sử dụng phương pháp tạo tác các tấm/bảng giấy ép tay hoặc ép tay mịn bằng nhiệt. 10 lớp giấy vụn được dán bằng hỗn hợp keo nấu và hồ bột trên cả 2 mặt. Sau đó chúng được ép vào khuôn kim loại và làm nhẵn bề mặt để loại bỏ bọt khí.
Các cạnh/rìa được cắt tỉa và các tấm trải đều, được phết đẫm dầu hạt lanh để chống thấm và tất cả đều được phơi khô. Kết quả là tạo nên một vật liệu cứng như gỗ. Việc sử dụng các tấm giấy ép này được biết đến như là giấy bồi “tốt nhất” so với giấy bồi thông thường được làm từ bột giấy.
Sự mập mờ trong cách sử dụng có thể dẫn đến sai lệch trong nhận dạng và xác định niên đại của sự vật; nó phản ánh sự thiếu hiểu biết về công nghệ, đặc trưng của giấy và điều này có thể gây hại cho việc bảo quản các sản phẩm giấy bồi. Sự nhầm lẫn càng trầm trọng hơn bởi những từ đồng nghĩa và phương pháp đa dạng khác nhau để tạo tác “giấy bồi”.
Một kiến thức bao quát về lịch sử giúp làm rõ các giai đoạn phát triển đôi khi được hoán đổi cho nhau. Dấu vết của sự phát triển công nghệ của giấy bồi từ một hỗn hợp các thành phần đơn giản được sáng tạo ở phương Đông cổ đại là một vật liệu rất cứng và giỏi chịu nắng, có thể sử dụng theo một cách nào đó.
Một vài công ty trên khắp đất nước Ấn Độ sản xuất những tấm giấy bồi dày hơn bằng cách ghép 120 tờ giấy lại cùng một lúc, cho phép tạo nên các mặt hàng lớn hơn và bền chắc hơn như tấm che, ghế, hộp… Tuy nhiên, những tấm giấy bồi này có thể mất nhiều ngày hoặc cần nhiều nhiệt năng tự nhiên hơn để có thể hong khô. Một vài nghiên cứu phát triển một phương pháp làm mềm bằng hơi nước cho phép giấy “mềm chảy” trong khuôn kim loại nóng.
Một khuôn đúc sau khi được gắn vào vị trí và các tấm đúc được làm mềm bằng hơi này lại được làm khô bằng nhiệt. Kết quả là cho ra một sản phẩm cứng, tạo hình dạng sản phẩm có độ dày bằng nhau. Việc này giảm đi phần nào các công đoạn và khoảng thời gian cần thiết để đúc nên các sản phẩm. Bằng cách này, các nghệ nhân Ấn Độ đã chuyển đổi quy trình và mở rộng cửa cho giấy bồi.
Do kích cỡ của lỗ thủng, vị trí của những chỗ bị hư hỏng và bản chất của các loại giấy khác nhau, người ta quyết định sử dụng các loại giấy thích hợp để lắp vào chỗ còn thiếu sót. Người ta chèn một phần những tấm giấy vào phần lõi giấy bồi để khiến chúng đầy đặn.
Hơn nữa, có thể tạo ra nhiều lớp phủ nhưng phải tương thích với quá trình làm láng bề mặt giấy bồi trên khuôn bằng tay. Điều này đảm bảo độ dày, hình dạng gờ rìa/cạnh và các đặc tính bề mặt ép/nén đạt được sau khi hoàn thành. Khuôn đúc có các gờ/cạnh tương đồng, và những tấm giấy chất lượng cao được phủ bằng tinh bột loãng cho đến khi có được sản phẩm hoàn hảo.
Giấy bồi là một chất liệu có thể được sử dụng trực tiếp cho việc làm khuôn và để đúc. Các mảnh giấy và keo trước khi sử dụng phải được chuẩn bị đầy đủ. Phải mất một thời gian rất dài để làm khô trước khi được sử dụng để tạo tác các tác phẩm, vì vậy rất thuận lợi để tạo hình bằng cách làm từng lớp một.
Việc sử dụng giấy cho điêu khắc trực tiếp cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng keo và giấy mỏng, nó sẽ là một phần của cấu trúc cốt lõi được làm từ giấy bìa. Khi khô, nó sẽ rất cứng dưới tác dụng của ánh nắng và có thể được chà mịn để làm láng. Màu sắc trong mặt nạ là một yếu tố cấu thành có chức năng mỹ thuật, và nó cũng được sử dụng để tạo thành một phần không thể tách rời của yếu tố kỹ thuật che dấu lỗi và một vài thiếu sót.
Công cụ và nguyên vật liệu
Trong quá trình ép tay các tấm riêng lẻ vào khuôn để sản xuất các phiến/bảng giấy hoặc phôi giấy, nó có thể được bán cho các nhà sản xuất truyền thống vì nó khá phù hợp với nhiều công dụng. Tuy nhiên, các phiến/bảng làm bằng tay vẫn tiếp tục được ưa chuộng ở tộc người Orissa vì chúng mền mượt và rắn chắc hơn các phiến/bảng của nhà làm giấy.
Các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng. Những loại kéo hai cỡ được sử dụng cho các mục đích khác nhau, đây là những món đồ mỹ nghệ giấy bồi do các thành viên trong gia đình cùng tạo tác. Các công cụ và nguyên liệu được sử dụng trong quá trình tạo tác mặt nạ giấy bồi cũng không phức tạp lắm.
Người ta dùng “thạch cao Paris” (P.O.P: Plaster of Paris) làm khuôn và dùng thêm đất sét để gia cố trên các vật thể để tăng độ cứng. Giấy báo là vật liệu chính vì đây là loại giấy mềm có thể uốn cong khi bồi trên khuôn mặt nạ; ngoài ra, người ta cũng dùng giấy nâu từ các thùng giấy để chèn vào lõi mặt nạ nhằm gia tăng độ bền chắc.
Keo được quấy bằng bột mì trắng với nước sôi (khoảng 90oC); keo này được pha thêm với bột hạt me để tăng độ dính. Khi mặt nạ đã định hình và phơi khô, người ta dùng sơn trắng phủ lên làm nền rồi dùng cọ vẽ và sơn acrylic để tô điểm các chi tiết. Xong đâu đó, người ta dùng sơn dầu tô các nền cốt cuối cùng để tăng độ bóng; sơn dầu cũng được pha thêm dầu bóng nâu để có được vẻ đẹp tự nhiên hơn.
Quy trình tạo tác
Quy trình tạo tác giấy bồi truyền thống được thực hiện với sự hỗ trợ của giấy báo. Đất sét để gia cố và thậm chí tân tiến hơn là đất sét mịn khô được sử dụng trong phần lớn các mặt nạ. Bột mì trắng, bột hạt me và nước làm gia tăng độ dính đáng kể sau khi đun sôi và chiếc mặt nạ được để cho nguội. Điều này giúp cho giấy dính sát vào khuôn.
Loại hồ bột này không dính như loại hồ thô nên các nghệ nhân cần nhiều lớp giấy hơn để đủ độ cứng khiến để hoàn thành sản phẩm. Tuy nhiên, để sản phẩm khô hoàn toàn, rất nhiều người thích sử dụng hồ bột tự chế. Để sôi hồ bột, người nghệ nhân pha một thìa bột trắng, bột hạt me với một chén nước trong một cái chảo nhỏ và khuấy cho đến khi không còn vón cục.
Chảo được giữ trên bếp ở nhiệt độ trung bình cho đến khi sôi, và khuấy liên tục. Sau đó nó được bắt xuống và để cho nguội. Hồ bột sẽ rất mềm tại thời điểm này, nhưng nó sẽ đặc quánh khi nguội. Hồ bột dính hơn khi đun sôi, gia tăng độ kết dính giấy trên mặt nạ giấy bồi và cần phải được hong khô hoàn toàn để giữ cho định hình trên khuôn.
Những chiếc mặt nạ được để cho hoàn toàn khô ráo. Bí quyết chủ yếu là phải đảm bảo chiếc mặt nạ khô hoàn toàn bằng mọi cách – nếu có bất kỳ sự ẩm ướt nào từ bên trong khi phủ sơn, mặt nạ sẽ mục từ bên trong ra bên ngoài. Loại giấy truyền thống để sử dụng cho giấy bồi là giấy báo xé thành từng dải/mảnh ngắn.
Giấy báo giá rẻ, chất liệu mềm dễ dàng uốn cong và đúc khuôn mặt nạ. Tuy nhiên, những thợ thủ công cũng sử dụng giấy bìa nâu từ các hộp giấy, để tăng thêm sự cứng cáp cho lõi mặt nạ. Các loại giấy mềm hơn được sử dụng cho những chi tiết tinh vi hợp thời, và loại vải giấy dệt có thể được sử dụng cho lớp áo cuối cùng khi đính thêm lông thú.
Nghệ nhân phủ một lớp sơn trắng, đánh láng bề mặt và sau đó phủ thêm một lớp khác nếu bề mặt vẫn không đủ láng mịn. Nghệ nhân sử dụng các loại sơn như acrylic, màu men với nước men cuối cùng được làm từ dầu bóng có sắc màu nâu. Những mặt nạ này được khoét lỗ từ hai bên và một sợi dây được thêm vào để buộc chiếc mặt nạ lên trên khuôn mặt. Lớp cuối cùng được sơn bằng cọ với một vài chi tiết thủ công đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các sản phẩm
Giấy bồi thường được sử dụng cho tác phẩm điêu khắc lớn, nhất thời trong các dịp hội hè. Những vật thể này được sáng tạo bằng cách sử dụng que giấy gắn với nhau tạo ra một cốt cứng chắc hơn như các đồ trang trí nhẹ. Loại giấy bồi này có thể tạo ra nhiều thứ như đồ chơi, vật trưng bày/triển lãm, vũ khí giả, các tác phẩm điêu khắc truyền thống, v.v. Các vật thể thủ công này sẽ cứng hơn khi hồ keo đã khô.
Keo dán giấy bồi là một chất kết dính lỏng thường được làm bằng bột và nước. Nó tương tự với hồ bột giấy dán tường. Nó được sử dụng như là hồ bột cho các đồ án giấy bồi hoặc các món quà tặng. Các sản phẩm giấy bồi bày bán sẵn ở Orissa, nó được sử dụng cho bộ tộc và các thường dân trong nhiều dịp khác nhau. Những chiếc mặt nạ màu sắc này thể hiện các vị thần, nữ thần Hindu, thần Ganesha, Hanuman, yêu ma và cọp đóng vai trò một thành tố của tổng thể cấu trúc văn hóa, nó được sử dụng thuần túy cho các sự kiện truyền thống.