Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á, được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp nhất nhì thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển và trong đó gần phân nửa trong số này phải đi qua vùng Biển Đông. Mỗi ngày có khoảng từ 150 đến 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó hơn 10% có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đàoPanama.
Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với bốn trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai – Wetar). Đặc biệt Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, chỉ sau eo biển Hormuz.
Nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, eo biển Malacca là tuyến hải trình ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á nói chung và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương nói riêng.
Nằm giữaIndonesia,MalaysiavàSingapore, eo biển như cái nút thắt cổ chai này là tuyến hải hành quen thuộc của các tàu buôn lẫn tàu dầu quốc tế. Mỗi năm có hơn 60.000 lượt tàu đi ngang Malacca với khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới. Về giá trị kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của tuyến đường hàng hải qua eo Malacca sánh ngang với kênh đàoSuezvà kênh đàoPanama.
Hải quânSingaporevàMalaysiatập trận chung trên eo biển Malacca
Với chiều dài 800km, Malacca uốn lượn không đều, nơi rộng nhất là 38km và chỗ hẹp nhất chỉ vẻn vẹn 1,2km được gọi là “nút thắt cổ chai” Phillips Channel thuộc eo biển Singapore.
Từ nhiều thế kỷ nay, Malacca là eo biển không thể tách rời với Biển Đông, tạo thành tuyến vận chuyển chiến lược có tầm quyết định sống còn đối với các nền kinh tế Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển mạnh, vị trí của cung đường hàng hải eo biển Malacca – Biển Đông lại càng có vai trò hơn. Ngay cả đối với Australia, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, châu Âu và Hoa Kỳ thì tuyến vận tải biển quốc tế này có thể được gọi là cung đường huyết mạch.
An ninh năng lượng và thương mại giữa các nền kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào an ninh hàng hải của tuyến đường qua eo biển Malacca và Biển Đông.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2011 Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất từ Trung Đông với tổng mức nhiên liệu trị giá 116 tỉ USD được vận chuyển qua eo biển Malacca, trong khi Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt nhập khẩu 76 tỉ USD và 62 tỉ USD giá trị nhiên liệu từ Trung Đông và đi qua eo biển này.
Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines cũng phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Trung Đông nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, sản xuất điện và giao thông vận tải.
Bên cạnh nhiên liệu, các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hằng ngày xuất khẩu hàng dệt may, quần áo, đồ điện tử, xe hơi và thực phẩm đều thông qua eo biển Malacca.
Cảnh sát khống chế một con tàu của cướp biển Somali
Những sản phẩm có giá trị cao được vận chuyển bằng tàu chở hàng lớn qua các khu vực biển ngày càng có nguy cơ cao về nạn cướp biển và khủng bố. Mặc dù giới chức cảngSingapoređã thực thi các biện pháp cần thiết, song vẫn xảy ra nhiều vụ va chạm tàu bè tại eo biểnSingapore, nhất là ở khu vực biển nông của Malacca.
Trong khi nạn cướp biển đã và đang được kiểm soát, thì vẫn còn đó nguy cơ về khả năng các phần tử khủng bố có thể làm tê liệt nhiều nền kinh tế trong khu vực với hoạt động tấn công các tàu chở dầu. Ngoài ra còn có khả năng một cuộc tấn công tinh vi hơn nhằm vào các đường ống dẫn khí đốt và cáp viễn thông dưới đáy biển kết nối các nước quanh Biển Đông với biển Java. Người ta đã dự trù trường hợp sự cố xảy ra tại Malacca thì eo biển Sunda và eo biển Lombok (Indonesia) có thể là các kênh thay thế quan trọng nhưng tàu phải đi thêm hơn 2.000km.
Eo biển Malacca chủ yếu do ba nướcIndonesia,Malaysia,Singaporekiểm soát và cả ba quốc gia nói trên không đồng ý để các nước khác trực tiếp tham gia quản lý an ninh hàng hải nơi đây. Chỉ đến năm 2005, Thái Lan mới được mời tham gia cuộc tuần tra trên không mang tên “Eyes in the Air”. Sau vụ khủng bố 11-9 ởMỹ,Singaporetuyên bố có thể đồng ý cho Mỹ triển khai các hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố ở eo biển này. Tuy vậy cho đến nay, các nước không thuộc vùng duyên hải cũng chỉ có thể tham gia quản lý một cách gián tiếp eo biển Malacca thông qua hỗ trợ tài chính, công nghệ và phương tiện vận tải.