Có bao giờ bạn tin được rằng chỉ với một cái tên họ, một ly cà phê, hay bông hoa tulip hoặc thậm chí một cái kẹp giấy đơn giản, đã đem lại cho người ta cả một gia tài đáng kể không? Sau đây là những câu chuyện làm giàu từ những vật đơn giản nhất.
Một tên họ
Khi bà mẹ của Jason Sadler nói với anh rằng cha dượng của anh đang làm giấy ly dị, Sadler đã đáp rằng đó chỉ là trò đùa. Sadler nói với mẹ mình rằng anh chỉ cần bán đi tên họ của mình để tránh bị vướng víu với tên họ của một ông bố đã ly dị lần thứ ba là xong.
Trò đùa đó đã trở thành sự thật vào nửa năm sau, khi Jason Sadler lập ra một trang web buôn bán tên họ, có tên là buymylastname.com. Sadler đề nghị đổi tên họ của mình thành một bảng quảng cáo cho bất kỳ công ty nào sẵn sàng trả tiền cho đặc quyền này. Điều gì sẽ xảy ra nếu hãng Nike muốn đổi tên của Jason thành Jason JustDoIt? Jason thực sự sẽ làm như vậy, miễn sao việc gán tên được bán với giá cao nhất.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi mở bán đấu giá, giá bán tên họ của anh đã tăng vọt lên 30.000 USD. 40 ngày sau, Jason được trả 45.000 USD để mang tên Jason Headsetsdotcom một cách hợp pháp.
Trong khi cái tên “Ông Headsetsdotcom” nghe cũng có vẻ ấn tượng, Jason quyết định anh cũng sẽ không giữ lại cái tên họ đó. Headsetsdotcom tự nó đã không biến trở lại thành Jason Sadler. Thay vào đó, anh lại bán đấu giá tên họ của mình một lần nữa, với giá 50.000 USD, bây giờ Jason đã biến thành Jason Sufrapp. Tóm lại, một cái tên đáng giá bao nhiêu? Suýt soát gần một trăm ngàn đô la.
Một ly cà phê
Vào một ngày mùa đông lạnh giá, Stella Liebeck và cháu trai lái xe đến McDonald. Sau khi gọi một ly cà phê nóng, Liebeck đã làm đổ nó vào lòng, khi cháu trai của bà chạy lui xe về phía sau. Sau đó, Stella Liebeck đã kiện chuỗi nhà hàng vì các thiệt hại và đã thắng lớn.
Trong phiên tòa xử vụ bà Liebeck với McDonald’s, hội đồng xét xử đã trao cho bà khoản bồi thường 3 triệu USD. Mặc dù về sau một thẩm phán đã giảm số tiền này xuống còn khoảng nửa triệu USD, và Liebeck có thể ổn thỏa với số tiền, khoản đền bù đó có vẻ không tệ sau 15 phút ở dịch vụ fast food, mặc dù có thể không đáng để mất vài tháng đi hầu tòa.
- Xem thêm: Mơ làm giàu từ lúc còn rất bé
Không chỉ có chiếc quần của bà bị ố vì màu cà phê. Bà Liebeck đã bị phỏng cấp độ ba và cần phải ghép da để phục hồi. Và bằng chứng ở tòa án cho thấy mỗi năm có hàng trăm người đã bị tổn thương tương tự vì các ly cà phê của McDonald’s quá nóng. Vụ kiện này được xem như một vấn đề luật pháp hơn là chuyện phù phiếm.
Đồ chơi lò xo
Richard James đang làm việc ở nhà máy trong Thế chiến thứ hai, khi anh làm rơi một cái lò xo ra khỏi ngăn kệ. Anh rất ngạc nhiên khi thấy chiếc lò xo nhẹ nhàng cuộn xuống phía dưới thay vì rơi thẳng xuống đất. Khi lò xo chạm vào sàn nhà, một ý tưởng đã nảy lên trong anh: nếu anh có thể chế tạo một cuộn lò xo dài gấp đôi để làm thành một thứ đồ chơi cho trẻ em thì sao nhỉ?
Sau 2 năm nghiên cứu, anh đã nghĩ ra một món đồ chơi có thể kéo giãn, co ##lại và có khuynh hướng xoắn xuống. Vợ anh, Betty James, lấy ra cuốn từ điển và đặt tên cho nó là Slinky (Uốn éo). Họ cùng nhau trích ra một khoản vay 500 USD và xây dựng một ngành công nghiệp kinh doanh các đồ chơi cho đến ngày nay.
Ban đầu, James và Betty đã phải chật vật để kiếm lời với Slinky. Các cửa hàng đồ chơi từ chối nhận nó vì nó quá bình thường. Nhưng khi món đồ chơi đã thịnh hành, James kiếm được hàng triệu USD, ông đã hiến tặng phần lớn lợi nhuận cho một nhóm tôn giáo mà ông đã tham gia ở Nam Mỹ. Đáng tiếc là về sau, công ty của James đã xuống dốc với khoản lỗ nợ tới 7 con số.
Bà Betty tiếp quản công ty và đã xoay chuyển tình thế thật kỳ diệu. Số lượng các Slinky đã bán ra nhiều đến mức đủ để quấn quanh trái đất một 150 lần, bà biết thích nghi với thị trường, và bán các Slinky với giá rẻ hơn vào năm 1990 so với năm 1945.
Hoa tulip
Vào thế kỷ 17, một cô gái Hà Lan sẽ bị sốc nếu bạn tặng cho cô một bó hoa tulip vào ngày lễ Tình nhân (Valentine). Không phải vì dân Hà Lan ưa thích hoa hồng hơn, nhưng vì giá trị mong manh của hoa tulip (hay cụ thể hơn là củ của chúng) vốn đã như thế.
Vào những năm 1600, hoa tulip đã đến Hà Lan từ Đế chế Ottoman (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Một loại virus đã làm ảnh hưởng đến các vụ thu hoạch, khiến cho mỗi bông hoa tulip được mang màu sắc theo kiểu mẫu độc đáo của riêng nó. Thật kỳ lạ, những bông hoa bị bệnh trở nên giá trị hơn so với những hoa tulip khỏe mạnh. Các học giả thèm muốn các mẫu hoa tulip khác nhau và mua chúng như thể họ đang sưu tập các trái bóng chày hoặc các thẻ pokemon.
Không bao lâu sau, người dân nhận thấy giới hàn lâm tìm mua những bông hoa tulip có hoa văn độc đáo, bất chấp giá cả và vì thế giá hoa tulip tăng vọt. Vào năm 1637, bạn có thể đổi một củ hoa duy nhất để lấy một trong những ngôi nhà lớn nhất, thời trang nhất ở khắp Hà Lan. Nhưng chưa đầy một năm sau, giá hoa đã xuống giá rất nhanh, tính ra người ta đã từng tạo ra hoặc làm mất đi những tài sản chỉ vì một loài hoa mà ngày nay chúng ta có thể trao tặng nhau miễn phí.
Hòn đá
Đang ngồi uống tại một quán rượu, bỗng Gary Dahl nghĩ ra một khái niệm sẽ gây bão vào những năm 1970 và khiến công ty của ông đạt doanh thu hơn một triệu USD. Trong một lần trò chuyện với bạn bè, ông đã nói tới từ ngữ “vật cưng tối thượng”. Nó sẽ ngoan ngoãn, dễ nuôi, không rụng lông và còn có tuổi thọ lâu dài. Thứ mà Dahl nói đến đó là những hòn đá; chúng là vật nuôi hoàn hảo ở mọi phương diện, tốt hơn bất kỳ con mèo, con chó hay con cá vàng nào.
Dahl đã biến ý tưởng lúc say xỉn của mình thành hiện thực khi ông bán các hòn đá đựng trong các hộp các tông, hoàn chỉnh thêm với các lỗ thông khí để khối đá có thể… “thở”. Chỉ với gần 4 USD, bạn có thể sở hữu một hòn đá cho riêng bạn kèm theo cả sách hướng dẫn giải thích cách chăm sóc hòn đá cùng với các thủ thuật cần thiết khác. Sự ngớ ngẩn lạ lùng của những hòn đá đã thu hút sự tò mò của người Mỹ ở khắp mọi nơi. Mặc dù bất cứ ai cũng có thể nhặt lên một hòn đá hoang dã ở sân sau của nhà họ, giá trị của “vật cưng đá” chẳng khác gì một món quà ảo , nhưng chúng vẫn được trang trọng đặt lên các ngăn kệ.
Rác
Đối với những người dân sống trong thành phố, rác bừa bãi còn tệ hơn cả những thứ vô giá trị khác. Một người dân New York tên Justin Gignac lại nghĩ khác. Anh tin rằng nếu ai đó đóng gói một thứ gì thích hợp, ắt hẳn nó sẽ bán được. Anh bắt đầu thu gom rác ngoài đường và sắp xếp chúng vào các hộp chống mùi bằng thủy tinh.
Gignac đã bán chúng với giá 10 USD một hộp, và mọi người đã mua chúng làm quà lưu niệm. Sau đó anh tăng giá lên 50 USD, và người ta đã mua chúng như những tác phẩm nghệ thuật. Ngày nay, rác thải ở New York có giá 100 USD mỗi khối và theo trang web của ông Gignac tại thời điểm viết bài này, chúng đều hoàn toàn có thể bán được.
Không khí
Mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 23.000 lần. Tuy chúng ta có thể chi tiền cho các nhu cầu cần thiết như thực phẩm, chỗ ở và điện, nước, nhưng không ai có thể tưởng tượng được việc trả tiền để mua không khí. Đúng không?
Hai người Canada đã chứng minh rằng mọi người sẽ trả tiền cho những thứ họ hít thở khi cặp đôi này bắt đầu đóng những chai đựng không khí ở dãy núi Rocky và bán nó với giá 24 USD một lon. Các khách hàng người Trung Quốc, cảm thấy nghẹt thở trong các thành phố đầy khói bụi, bắt đầu mua các chai này như một trò đùa để phản đối chất lượng không khí sút kém, đồng thời để được hít vào chút không khí trong lành, không bị ô nhiễm.
Chiếc kẹp giấy màu đỏ
Kyle MacDonald, một chàng trai 27 tuổi đến từ Montréal, bắt đầu mùa hè của mình trong tình trạng thất nghiệp, không có nhà ở và anh chỉ có một cái kẹp giấy màu đỏ. Khi Kyle quyết tâm tìm một ngôi nhà cho anh và bạn gái của anh cư ngụ, anh đã không định tiếp tục xin việc làm hoặc mở một tài khoản tiết kiệm. Thay vì vậy, anh rời căn hộ của mình với cái kẹp giấy đỏ trong tay và đổi nó lấy một cây bút trông giống như một con cá.
Sau 13 lần trao đổi, anh đã đổi một vai diễn điện ảnh để lấy một trang trại hai tầng ở thị trấn Kipling, thuộc tỉnh Saskatchewan, Canada. Tính ra Kyle đã đổi chiếc kẹp giấy trên bàn của mình để có một ngôi nhà trong vòng chưa đầy một năm. Câu chuyện này cho thấy ngay cả các đồ dùng văn phòng phẩm cũng có thể mang đến những thành quả bất ngờ.
Hai hộp bánh pizza
Vào năm 2010, Lazlo Hanyecz, một nhà phát triển tham vọng của một loại tiền điện tử gần như vô danh vào thời đó có tên là “Bitcoin”, Lazlo đang thèm ăn bánh pizza. Dưới mạng Internet tên “lazlo”, anh đề nghị trao 10.000 bitcoin cho bất kỳ ai đặt mua cho anh 2 chiếc bánh pizza.
9 năm sau vào năm 2019, 10.000 bitcoin đó đáng giá hơn nhiều so với số bột của 2 chiếc pizza lớn. Bất cứ ai đã chấp nhận đề nghị của Laszlo giờ đây sẽ sở hữu hơn một trăm triệu đô la chỉ vì đã thực hiện hai đơn đặt hàng từ Lazlo Hanyecz.