Nghị định số 01 năm 2011 về phát hành trái phiếu chính phủ, và Thông tư 81 năm 2012 của Bộ Tài chính trong bối cảnh Ngân sách Nhà nước gặp phải “bội chi” khi thâm hụt 11 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên mức khoảng 6,2 tỉ USD khiến vai trò của trái phiếu địa phương trở nên quan trọng.
Thi công cầu Sài Gòn 2 – một công trình được xây dựng từ nguồn vốn địa phương
Thứ nhất, hiện nay Ngân sách Nhà nước còn nhiều hạn chế, đặc biệt khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu tiếp tục “hạn chế tối đa các dự án khởi công mới” trong năm 2013 nhằm “thắt lưng buộc bụng” đầu tư công, thì việc phát hành trái phiếu đầu tư trung và dài hạn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảm bảo các yếu tố cơ sở vật chất, hạ tầng thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế. Thứ hai, trong bối cảnh bội chi ngân sách hiện nay, nguồn vốn từ trái phiếu địa phương với thời gian trung-dài hạn, lãi suất không cao góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng “túi tiền” của Chính phủ.
Việc bội chi một phần là do nguồn thu hạn hẹp mà nguyên nhân chính là do sự phát triển èo uột của nền kinh tế trong thời gian qua. Thế nên, trái phiếu địa phương góp phần quan trọng giúp nền kinh tế duy trì tốc độ phát triển, hồi phục nhanh chóng.Thứ ba, trái phiếu địa phương được đánh giá là loại chứng khoán nợ có mức tín nhiệm cao chỉ sau trái phiếu chính phủ. Việc đẩy mạnh hoạt động của nó là điều kiện, động lực cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển trở lại sau thời gian bịảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, trái phiếu địa phương cung cấp cho các nhà đầu tư công cụ đầu tư thích hợp, mở rộng các kênh huy động vốn, đa dạng hóa công cụ đầu tư.
Tuy nhiên, hiện nay dường như Việt Nam không theo con đường “trơn tru” đó nếu không muốn nói việc huy động vốn từ trái phiếu địa phương đang gặp những rủi ro không nhỏ.
Một trong những rủi ro lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối diện chính là việc “dính líu” đến “Chủ nghĩa GDP” trong quá trình phát hành trái phiếu địa phương.
“Chủ nghĩa GDP” có thể được hiểu như việc theo đuổi tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế thông qua những chỉ số kinh tế mà điển hình là chỉ số GDP. Trong nền kinh tế khi đó, yếu tố “con số” được đề cao hơn yếu tố “con người” trong xã hội. Điều này vô hình trung tạo nên một nền kinh tế “nóng” nhưng “rỗng” bởi lợi ích thực sự mà người dân nhận được từ những “con số” là không có hoặc không đáng kể.