Các cựu nhân viên của Facebook đang thành lập và dẫn dắt nhiều startup phần mềm và dịch vụ nổi tiếng nhất thế giới.
Từ Asana tới Woven, chúng tôi đã trò chuyện với một vài cựu nhân viên của Facebook về công ty hiện tại của họ – và họ đã học được những gì lúc làm việc ở mạng xã hội khổng lồ này.
Các cựu nhân viên của Facebook đã xây dựng nên một trong những dịch vụ web nổi tiếng và mang tính ảnh hưởng nhất trên thế giới – nhưng độ ảnh hưởng của họ không dừng ở đó.
Qua hơn 15 năm tồn tại, “người khổng lồ công nghệ” với trụ sở ở thành phố Menlo Park, bang California đã chào đón hàng chục ngàn nhân viên.
Và khi họ rời khỏi, một số quyết định phát triển công nghệ nền tảng của mạng lưới để làm việc cho những công ty lớn nhất trên thế giới.
Từ những sự hợp tác triệu đô giữa các công ty phần mềm tới những dịch vụ phân tích tên tuổi lớn và công cụ hiện đại có thể thu thập ý kiến người dùng, một số startup nổi tiếng nhất trong ngành được dẫn dắt bởi các cựu nhân viên Facebook – những người đã đem kinh nghiệm làm việc ở ứng dụng nổi tiếng nhất toàn cầu để tạo ra các công cụ sẽ bí mật hỗ trợ cho việc vận hành của hệ sinh thái công nghệ.
Không theo một thứ tự nào, sau đây là 19 cựu nhân viên Facebook hiện đang nắm giữ trong tay những startup nổi tiếng:
Dustin Moskovitz, người đồng sáng lập nên Facebook, cũng là người đồng sáng lập ra công ty quản lý việc làm vô cùng nổi tiếng Asana cùng với Justin Rosenstein.
Ông thành lập nên Asana với cựu quản lý kỹ thuật của Facebook, Justin Rosenstein, vào năm 2008 – không lâu sau khi họ rời Facebook.
Hiện nay công ty có giá trị là 1,5 tỉ USD, và Asana cũng vừa thông báo họ đã vượt qua con số 100 triệu trong buổi báo cáo thu nhập hằng năm với hơn 60.000 tổ chức.
Dustin Moskovitz chia sẻ rằng trong năm sắp tới Asana dự định sẽ tập trung vào việc phát triển đội ngũ quốc tế để thu hút thêm nhiều khách hàng ở nước ngoài.
Để đạt mục tiêu đó, năm ngoái Asana đã bắt đầu xuất hiện những phiên bản dịch vụ tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Nhật.
Theo Dustin Moskovitz, Asana phát triển rất nhanh chóng ở châu Âu, và gần đây họ cũng đã mở thêm một văn phòng ở Sydney để quảng bá ở Úc và châu Á.
Một phiên bản Asana dành cho các doanh nghiệp lớn đã được tạo ra vào tháng 11-2018. Tới tháng 2-2019 thì họ công bố một công cụ dành riêng cho các đội tiếp thị.
Asana hiện có hơn 450 nhân viên và thu về được 213,51 triệu USD. Dustin Moskovitz hy vọng rằng phần mềm của Asana sẽ giúp nhân viên và khách hàng trở nên cẩn thận hơn.
Charity Majors và Christine Yen, người dẫn đầu startup quan sát Honeycomb, tập trung vào sự đa dạng.
Lúc ban đầu, cô và nhà đồng sáng lập Christine Yen làm việc cho một startup backend (thiết kế cách vận hành) di động tên là Parse.
Khi Facebook mua lại Parse vào năm 2013, Charity Majors, người đã dành hầu như cả sự nghiệp để làm việc ở các startup, cảm thấy buồn vui lẫn lộn về việc chuyển sang làm cho một công ty lớn.
“Tôi thiên về startup hơn, song tôi rất yêu đội của mình”, Charity Majors chia sẻ với Business Insider, “…Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều ở Facebook, nhưng cũng có những thứ tôi không hề muốn học, như điều hành hay quan liêu.
Những thứ đó không có giá trị với tôi. Bạn cũng không được làm gì thú vị cả. Ở đó, bạn chỉ là một con ốc nhỏ. Thường sản phẩm của mình sẽ bị ném qua một bên hay thậm chí là không bao giờ được gửi đi”.
Ở Facebook, Charity Majors thường xuyên sử dụng một công cụ hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu tên là Scuba.
Vào năm 2016, sau khi rời khỏi Facebook, cô quyết định khởi nghiệp một công ty giúp đỡ người dùng quan sát và hiểu rõ cách làm việc bên trong của các hệ thống khác nhau – một chi tiết lấy từ điểm yêu thích của cô ở Scuba. Hiện nay Honeycomb đã thu về một khoảng tiền trị giá 15,5 triệu USD.
Charity Majors muốn tuyển một đội ngũ đa dạng với nhiều hoàn cảnh khác nhau hơn là một đội kỹ sư xuất thân từ những công ty như Facebook và Google.
Một ví dụ là họ tuyển dụng những “cử nhân” xuất thân từ các trại huấn luyện hay những nhân viên không được các công ty khác chọn.
“Chúng tôi không nghĩ những đội ngũ giỏi nhất đều bao gồm các kỹ sư xuất sắc nhất, thay vì đó là những con người biết học hỏi, cùng nhau tạo thành một đội và xử lý sai lầm của mình một cách thật chuyên nghiệp và không gây hại tới người khác”.
Charity Majors chia sẻ “Tôi sẽ không gọi đây là một tiêu chuẩn thấp hơn, mà là một tiêu chuẩn hoàn toàn khác”. Charity cho rằng đây là đội giỏi nhất cô từng có.
“[Các nhân viên ở Honeycomb] hỗ trợ nhau và không ai làm việc tới mức điên cuồng cả” Charity chia sẻ “Chúng tôi có văn hóa phân chia công việc. Họ được về nhà vào ban đêm. Họ được đi nghỉ mát. Họ không hề cố quá sức mình”.
Matin Movassate nghỉ việc ở Facebook để thành lập nên công ty phân tích dữ liệu Heap – mà bố mẹ không hề hay biết.
Khi Matin Movassate nghỉ việc làm ở Facebook vào năm 2012 để khởi nghiệp công ty của riêng mình, anh đã không nói cho bố mẹ biết vì sợ rằng họ sẽ thuyết phục anh đừng nên làm vậy.
Matin Movassate là nhà đồng sáng lập và CEO của Heap, một startup chuyên phân tích dữ liệu. Là giám đốc sản xuất ở Facebook, anh thấy việc quản lý dữ liệu của người dùng mạng xã hội khó khăn, và việc đó đã tạo cảm hứng để anh tìm ra một phương pháp tốt hơn.
“Khi làm việc với những sản phẩm này, bạn sẽ cần dữ liệu phân tích để hiểu được liệu chúng có đang hoạt động hay không”, anh chia sẻ khi còn ở Facebook.
“Chúng tôi thường xuyên công bố nhiều chức năng mới… người dùng đang tương tác với những chức năng này như thế nào?”. Nhưng tình trạng này cũng có nghĩa rằng việc “lấy được câu trả lời cho những câu hỏi đơn giản nhất” sẽ tốn “nhiều tuần và nhiều tháng”.
Heap hiện đang có 120 nhân viên và 7.000 khách hàng, từ những doanh nghiệp lớn tới những doanh nhân nhỏ.
Sarah Hum và Andrew Rasmussen, cặp nhà sáng lập chu du vòng quanh thế giới giúp đỡ các công ty khác trong việc thu thập ý kiến người dùng bằng cách sử dụng Canny.
Sarah Hum, cùng với nhà đồng sáng lập và cộng sự Andrew Rasmussen, là nhà đồng sáng lập của Canny – một phần mềm các công ty có thể sử dụng để thu thập và sắp xếp ý kiến từ khách hàng và người dùng của họ.
Sau hai đợt thực tập ở Facebook, cô chính thức gia nhập công ty với vai trò nhà thiết kế sản phẩm vào tháng 6-2015, làm việc với đội ngũ Messenger trước khi dành hết thời gian cho Canny – một dự án cô đã tạo ra khi còn ở trên ghế nhà trường dưới một cái tên khác – tầm một năm rưỡi sau đó.
Trong khi đó, Andrew Rasmussen là một trong những kỹ sư đầu tiên của React Native, một ứng dụng thiết kế chương trình nổi tiếng bắt nguồn từ Facebook.
Canny hiện nay đã được khởi động hoàn toàn và mang về lợi nhuận với năm nhân viên – bao gồm hai nhà đồng sáng lập – và 400 khách hàng.
Thêm nữa, phần mềm này có thể hoàn toàn được điều khiển từ xa: Sarah Hum và Andrew Rasmussen đã chu du thế giới trong một năm rưỡi vừa qua; khi chúng tôi có cuộc trò chuyện này, họ đang ở thành phố Seville, Tây Ban Nha.
Cựu nhân viên của Facebook, Nick Bushak hợp tác cùng một cựu kỹ sư của Dropbox để tạo ra một hạ tầng quản lý tài năng Gem.
Với tư cách là CTO của Gem, Nick Bushak đã phải gấp rút hỗ trợ tuyển dụng và xây dựng một đội ngũ nhân sự lớn khi anh còn làm việc ở Facebook.
Vào năm 2017, anh quyết định hợp tác với CEO của Gem, Steve Bartel, cũng là cựu nhân viên ở Dropbox, để thành lập nên một công ty tập cung cấp những dịch vụ tốt nhất ở Facebook và Dropbox, sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tân tiến trong tuyển dụng nhân sự.
“Khi tôi còn làm việc ở Facebook, tuyển dụng là một bộ máy vận hành trơn tru và có chiến lược”, Nick Bushak chia sẻ với Business Insider.
“Phần lớn đó là vì Facebook có nhiều nguồn tài nguyên để giao phó cho các kỹ sư công việc làm ra một phần mềm tuyển dụng nhân viên. Chỉ có một vài công ty như Facebook và Google mới có tài nguyên để xây dựng một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng như vậy”.
Nick Bushak và Steve Bartel, gặp nhau lần đầu ở Đại học MIT, hợp tác để tạo nên một phần mềm hỗ trợ các công ty trong việc xây dựng mối quan hệ với các tài năng.
Phần mềm này tương tự như LinkedIn. Mặt khác, Gem sẽ hỗ trợ các công ty trong việc xây dựng mối quan hệ với các ứng cử viên một khi họ đã biết được ai là người mình muốn tuyển dụng.
Gem vừa đầu tư khoảng tiền 9 triệu USD trong vòng gọi vốn Serie A vào tháng 3-2019. Tổng cộng khoản tiền thu được là 11 triệu USD và sở hữu tầm 30 nhân viên. Họ đã có được 100 khách hàng, trong đó bao gồm Dropbox, Pinterest và Slack.
Interana được thành lập bởi Bobby Johnson và Lior Abraham, cựu thành viên đội ngũ cơ sở hạ tầng của Facebook.
Khi còn làm việc ở Facebook, hai nhà sáng lập tương lai của Interana quan sát thấy được bí mật dẫn tới thành công của một mạng lưới xã hội là kiến thức chuyên sâu về cách người dùng tương tác với trang web.
Vì vậy, vào năm 2013, CTO Bobby Johnson cùng với cựu CEO Ann Johnson và đồng nghiệp của bà, Lior Abraham để tạo ra một công cụ giúp các công ty hiểu biết hơn về hành vi khách hàng.
Bobby Johnson và Lior Abraham từng là thành viên của đội ngũ cơ sở hạ tầng – tức kiểm tra trang web và đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động tốt – khi còn làm việc ở Facebook.
Ở đó anh đã giúp tạo nên một công cụ phân tích dữ liệu có tên là Scuba. Bobby Johnson nhớ lại thời điểm Facebook còn cạnh tranh với những trang mạng xã hội khác như MySpace. Và nói rằng công ty đã nhận ra cách để đánh bại họ là hiểu rõ hơn về người dùng.
“Nói cụ thể thì tôi đã thấy được dữ liệu này đã tạo nên một điểm khác biệt quan trọng tới nhường nào, thấy được Facebook đã trở nên thành công hơn trước tới nhường nào qua dữ liệu này”, Bobby Johnson chia sẻ với Business Insider. “Rõ ràng lúc đó là một cơ hội lớn để thực thi điều này”.
Khi nghỉ việc ở Facebook, Bobby Johnson thành lập Interana với sự giúp đỡ của Y Combinator, một chương trình vườn ươm khởi nghiệp. Hiện giờ công ty có 65 nhân viên và đã thu về được 46 triệu USD.
Bobby Johnson chia sẻ, một trong những thử thách lớn nhất chính là việc chuyển đổi từ mẫu “khách hàng – doanh nghiệp”(B2C) sang “doanh nghiệp – doanh nghiệp” (B2B).
Với B2B, công ty cần phải chăm sóc một số khách hàng nhất định tốt hơn trước, theo một cách khác với Facebook.
Facebook không vận hành theo ý muốn của một số khách hàng nhất định, thay vào đó họ lắng nghe ý kiến của khách hàng dựa theo dữ liệu thu thập được.
“Bạn có tới hàng triệu người dùng ở Facebook”, Bobby Johnson nói, “Nếu một người dùng đòi hỏi thứ gì đó, bạn không quan tâm. Nếu hàng triệu người dùng đòi hỏi cùng một thứ, lúc đó bạn hẵng quan tâm. Trong B2B, bạn có thể chỉ có một khách hàng, và nếu khách hàng đó đủ quan trọng, bạn sẽ phải thay đổi để làm họ hài lòng”.
“Bạn có làm người ta không hài lòng ở Facebook cũng không sao, nhưng ở đây bạn không được làm thế”, Bobby Johnson nói, “Ở đây người ta trả công trực tiếp cho những chức năng này. Bạn phải thật sự lắng nghe khách hàng”.