Phát triển ngành xây dựng bền vững nhờ những áp dụng công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng xanh và tiết kiệm năng lượng đang trở thành một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Tại diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2015, TS Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch VCCI nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần một mặt phát huy những thế mạnh sẵn có để trụ vững trên thị trường, duy trì và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; mặt khác, cần chủ động tìm ra hướng đi mới, cụ thể là tận dụng tối đa các cơ hội do xu thế phát triển bền vững trên toàn cầu mang lại.
Xu thế phát triển bền vững ngày nay nhắm đến mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển công nghiệp và xây dựng. Khái niệm phát triển bền vững trong ngành xây dựng đã bắt đầu trở nên quen thuộc tại Việt Nam. Với những công trình xanh (công trình bền vững) doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời chung tay giảm sự biến đổi khí hậu.
Hướng tới công trình xanh
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, mức tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam chiếm từ 22,4% – 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia. Công trình xanh có thể giúp tiết kiệm tới 30 – 40% năng lượng cho các công trình mới và 15 – 25% năng lượng cho các công trình đang hoạt động. Chính vì lẽ đó, các chủ đầu tư hiện nay khi xây dựng luôn hướng đến việc xây dựng những công trình xanh.
Công trình xanh, là công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành theo hướng giảm thiểu các tác động đến môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và cung cấp môi trường sống và làm việc tốt cho người sử dụng. Xét ở khía cạnh doanh nghiệp, công trình xanh không chỉ mang lại lợi ích về môi trường, sức khỏe cộng đồng; công trình bền vững sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng hiệu quả và bền vững hơn.
Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững. Ngay tại khu vực Đông Nam Á, công trình xanh không còn là một yếu tố “nên có” mà đã trở thành công cụ cạnh tranh ở cấp độ cao cấp. Những tập đoàn lớn trên thế giới đã và đang chạy đua đầu tư vào công trình xanh để duy trì lợi thế cạnh tranh này.
Tại Việt Nam, công trình xanh chưa phải là yêu cầu bắt buộc song các yêu cầu về môi trường và hiệu quả sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn công trình xanh trong một số ngành như may mặc, da giày, tòa nhà văn phòng, khách sạn… đang dần là điều kiện cần thiết đối với các khách hàng và thị trường từ Bắc Mỹ và châu Âu.
Và để có thể tạo nên những công trình xanh thì ngoài những ý tưởng thiết kế việc sử dụng vật liệu xây dựng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Văn Tất, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của nhà cung cấp vật liệu thân thiện môi trường có tầm quan trọng đặc biệt trong tiêu chuẩn kiến trúc xanh.
Nỗ lực của Bluescope
Nắm được xu hướng xây dựng những công trình xanh, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đang nỗ lực nghiên cứu đểtung ra thị trường những sản phẩm thân thiện với môi trường, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi công trình. BlueScope là một ví dụ điển hình. Công ty này đã liên tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là sản phẩm thép mạ màu Clean Colorbond® Thermatech®.Sản phẩm này nổi trội ở việc giúp các tòa nhà tiết kiệm đáng kể năng lượng và giúp điều hòa không khí trong tòa nhà. Thép mạ màu Clean Colorbond® Thermatech® đã được nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước tin tưởng sử dụng trong thi công các công trình và đều mang đến sự hài lòng cho các khách hàng.
Đại diện Công ty Ôtô Trường Hải tại Chu Lai cũng cho rằng, Clean Colorbond® Thermatech® đã giúp công ty này tiết kiệm đáng kể việc sử dụng năng lượng và chi phí vận hành. “Từ ngày đầu xây dựng tới giờ, công ty đã dùng sản phẩm của BlueScope. Khí hậu vùng miền Trung là mưa bão, sản phẩm tôn của BlueScope có độ bền cao, có lớp resin rất tốt, rất đảm bảo và phù hợp với khí hậu miền Trung. Dù đã sử dụng nhiều năm, nhưng màu sắc vẫn được giữ tốt và đứng vững với giông bão của miền Trung”, vị này cho biết.
Về mặt kỹ thuật, Clean Colorbond® Thermatech® là sản phẩm xanh bởi nó giúp cải thiện được đáng kể hệ số phản xạ năng lượng mặt trời. Theo nhiều chuyên gia xây dựng, việc sử dụng Clean Colorbond® Thermatech® được xem là một giải pháp tốt về công trình xanh bởi sản phẩm có những đặc tính ưu việt như giúp giảm nhiệt độ mái nhà, tiết kiệm đến 15 – 20% năng lượng và chi phí vận hành, góp phần cải thiện hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Đáng chú ý, có một yếu tố rất quan trọng là Clean Colorbond® Thermatech® đã góp phần giúp nhiều công trình đạt chứng nhận công trình xanh LEED (Green Building Leadership), bởi Clean Colorbond® Thermatech® đáp ứng tiêu chí xanh cho vật liệu theo tiêu chuẩn LEED.
Có thể khẳng định, xu hướng xây dựng công trình xanh đang trở thành một xu hướng rất gần gũi mà mọi công trình đều có thể hoàn thiện theo xu hướng này. Và hẳn nó sẽ trở thành điều kiện cần với các doanh nghiệp trên con đường hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tếchung của thế giới.