Báo cáo cho thấy thương mại liên quan tới cơ sở hạ tầng sẽ tăng trưởng ở mức 9% một năm từ bây giờ cho tới năm 2030 và tổng chi cho cơ sở hạ tầng sẽ tăng hơn ba lần trong vòng 17 năm tới. Yếu tố này sẽ góp phần thúc đẩy triển vọng thương mại toàn cầu và dự báo kỳ vọng giao thương quốc tế sẽ tăng trưởng ở mức khiêm tốn tới năm 2015 trước khi lấy đà nhanh từ năm 2016 tới năm 2020.
Câu chuyện về cơ sở hạ tầng là một điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế mang màu xám với GDP toàn cầu dự báo tăng dưới 4% trong cùng thời gian. Giao thương đối với các mặt hàng liên quan tới cơ sở hạ tầng được dự báo tăng từ 45% của tổng thương mại toàn cầu lên 54% trong cùng kỳ với châu Á. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu mức tăng trưởng 10%/năm.
Ấn Độ sẽ đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng trong thời gian tới
Châu Á ít tin tưởng rằng các thị trường đã phát triển sẽ đóng góp nhiều cho tăng trưởng của khu vực và họ đang tìm cách nỗ lực đầu tư nội tại để chuẩn bị cho phát triển. Theo một nghĩa cơ bản, nỗ lực này bao gồm việc cải thiện sự kết nối vùng, như xây dựng tuyến đường sắt nối Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, hay xây dựng cảng trên bờ biển Andaman để tài trợ thương mại giữa nội vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Dự tính châu Á sẽ cần 11 ngàn tỉ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ nay cho tới năm 2030 để xây dựng đường sá, cầu, bệnh viện và nhà cửa cho thêm 650 triệu cư dân thành thị.
Báo cáo cũng cho thấy một sự dịch chuyển. Trong khi các quốc gia nghèo hơn của châu Á tiếp tục là nhân tố thúc đẩy cầu đối với hạ tầng cơ sở cơ bản – bê tông, thép và tua bin điện vốn là những viên gạch cơ bản của công nghiệp hóa giai đoạn đầu, thì các quốc gia giàu có hơn sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các máy móc mới để hỗ trợ việc đi lên trong chuỗi giá trị.
Hiện Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất đối với các hàng hóa cơ bản phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng và máy móc sản xuất nhưng dự đoán Mỹ sẽ mất vị trí hàng đầu trong cả hai lĩnh vực vào năm 2020. Ấn Độ sẽ trở thành nước nhập khẩu lớn nhất về hàng hóa phục vụ cơ sở hạ tầng và Trung Quốc sẽ dẫn đầu về nhập khẩu thiết bị đầu tư với 20% toàn thị trường.
Dự thảo kế hoạch năm năm của Ấn Độ từ năm 2013 tới 2017 dự báo chi phí cơ sở hạ tầng cơ bản tăng hơn gấp đôi tới hơn 1.000 tỉ USD, với hơn một nửa tài trợ từ khu vực tư nhân.
Trung Quốc đã cam kết hạn chế sự phụ thuộc vào đầu tư cơ sở hạ tầng như là yếu tố chính của tăng trưởng kinh tế trong vòng những năm tới, và tạo vai trò lớn hơn cho tiêu dùng, dù có thể làm giảm đà tăng trưởng của cơ sở hạ tầng cơ bản. Nhưng chính tăng trưởng trong cầu của Trung Quốc đối với các thiết bị đầu tư mới sẽ là yếu tố được thúc đẩy gấp đôi trong những năm tới. Lương ở Trung Quốc đang tăng lên, khiến cho các nhà sản xuất tìm cơ hội tự động hóa để giảm chi phí sản xuất và tạo ra một xã hội tiêu dùng giàu có hơn với nhu cầu nhiều hơn tương ứng đối với các hàng hóa có giá trị cộng thêm cao hơn.
Các thị trường mới nổi của châu Á đang là động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và một yếu tố chủ đạo trong câu chuyện tăng trưởng của châu Á là sự phát triển của cơ sở hạ tầng chất lượng cao để tạo điều kiện cho giao thương nội vùng và quốc tế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Noel Quinn
Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính doanh nghiệp, HSBC châu Á – Thái Bình Dương