Một cuộc nghiên cứu phát hiện rằng cho con bú có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường lúc thai kỳ, và là một sự can thiệp mang tính hiệu quả về chi phí.
Kết quả cho thấy cho con bú có thể làm thay đổi sự trao đổi chất của người mẹ để chống lại bệnh tiểu đường.
Các chất chuyển hóa ở phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ trong hơn 3 tháng khác biệt đáng kể so với những người cho con bú với thời gian ngắn hơn.
“Thời gian cho con bú dài hơn làm thay đổi quá trình sản xuất các phospholipid với chuỗi axit amin thấp hơn trong huyết tương của người mẹ”, tác giả Daniela Much từ Helmholtz Zentrum Munchen – một viện nghiên cứu ở Đức giải thích.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các chất chuyển hóa này cũng có mối liên hệ với kháng insulin và tiểu đường loại 2 – được phát hiện trong các nghiên cứu trước đó.
“Những phát hiện này đem lại những hiểu biết mới về quá trình trao đổi chất có liên quan đến bệnh tật. Quá trình này chịu ảnh hưởng của việc cho con bú và do đó có thể là lý do cơ bản phát huy tác dụng bảo vệ”, Sandra Hummel từ Helmholtz Zentrum Munchen nói thêm.
Các nghiên cứu trước đã cho thấy rằng cho con bú trong hơn ba tháng sau khi sinh có tác dụng bảo vệ người mẹ khỏi bệnh tật, kéo dài cho đến 15 năm bất chấp bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Nhằm phục vụ cho các phân tích của mình, các nhà khoa học đã kiểm tra gần 200 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
Những người tham gia nghiên cứu này đã nhận được một dung dịch glucose tiêu chuẩn hóa và trích mẫu máu lúc đói trước, và trong thời gian thử nghiệm. Các nhà khoa học sau đó so sánh các mẫu này trên cơ sở 156 chất chuyển hóa phổ biến khác nhau
“Trung bình, phụ nữ bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai kỳ cho con bú ít hơn bình thường và trong thời gian ngắn hơn so với các bà mẹ không mắc bệnh tiểu đường”, Hummel nói thêm, “mục tiêu bây giờ là phát triển các chiến lược khuyến khích việc cho con bú của các bà mẹ bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai”.