Chế độ ăn nhiều muối không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn cho hệ thống miễn dịch. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu bệnh viện trường ĐH Bonn, Đức.
Ở những con chuột được cho ăn nhiều muối đã phát hiện bị nhiễm trùng nặng hơn. Còn ở người, tiêu thụ thêm 6gr muối (tương đương lượng muối của 2 bữa thức ăn nhanh) mỗi ngày cũng cho thấy có sự thiếu hụt hệ miễn dịch. Kết quả này được công bố trên The Journal Science Translational Medicine.
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ tối đa 5gr muối mỗi ngày, tương đương khoảng 1 thìa cà phê. Tuy nhiên, theo số liệu từ viện Robert Koch cho thấy trên thực tế nhiều người Đức tiêu thụ vượt quá giới hạn này, trung bình đàn ông tiêu thụ 10gr và phụ nữ > 8gr mỗi ngày.
Muối ăn, tên hóa học là natri chloride, làm tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Giáo sư Tiến sĩ Christian Kurst, viện Miễn dịch Thực nghiệm, trường Đại học Bon, cho biết: “Lần đầu tiên, chúng tôi đã có thể chứng minh rằng ăn quá nhiều muối làm suy yếu đáng kể hệ thống miễn dịch của cơ thể”.
Phát hiện này thật bất ngờ với trước đó, vì nhiễm trùng do một số ký sinh trùng da ở những động vật trong phòng thí nghiệm có thể chữa lành nhanh hơn nhờ chế độ ăn nhiều muối. Do các đại thực bào, là các tế bào miễn dịch tấn công, ăn và tiêu hóa ký sinh trùng, đặc biệt hoạt động tích cực khi có muối, nên natri chloride giúp tăng cường miễn dịch.
Qua kiểm tra các tình nguyện viên đã ăn 6gr muối cộng thêm thực phẩm hàng ngày cho thấy natri chloride cũng tác động đáng kể đến hệ miễn dịch ở người. Đây là lượng muối tương đương với 2 bữa thức ăn nhanh, là hai bánh mì kẹp thịt và 2 phần khoai tây chiên. Sau một tuần, các nhà khoa học đã lấy máu và kiểm tra lượng bạch hầu hạt của các tình nguyện viên. Kết quả cho thấy các tế bào miễn dịch đối phó với vi khuẩn suy yếu hơn sau khi các tình nguyện viên bắt đầu chế độ ăn nhiều muối, đồng thời làm tăng mức glucocorticoid.
Điều này gây ức chế hệ miễn dịch. “Thông qua các cuộc kiểm tra toàn bộ cơ thể, chúng tôi có thể khám phá ra các mạch điều khiển phức tạp, từ việc tiêu thụ muối cho đến tình trạng suy giảm miễn dịch này. Từ đó, chúng tôi cũng minh họa được những hạn chế của các thí nghiệm chỉ hoàn toàn nuôi cấy với tế bào”, GS Kurts nhấn mạnh.