Đến khi thu hoạch được điều thì giá điều giảm mạnh, lại chặt điều,… cuối cùng thì “tiêu điều” cả.
Tâm lý làm theo cảm tính ấy thể hiện trong nhiều ngành sản xuất của nước ta, chứ không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp. Cứ lâu lâu lại rộ lên một phong trào nào đó, từ xây nhà máy đường, thép, xi măng… đến xây dựng cảng biển, khu công nghiệp, để rồi khi cung vượt quá cầu thì lại đồng loạt rời bỏ thị trường, để lại một sự thiếu hụt ở nhiều năm sau. Dĩ nhiên, bất động sản cũng không tránh khỏi quy luật này.
Phân khúc căn hộ cao cấp có đối tượng khách hàng riêng
Căn hộ cao cấp, dư đến mức nào?
Khi không có một chiến lược quy hoạch tổng thể, hoạt động nghiên cứu thị trường cẩn thận, thì người ta càng dễ dàng để cho cảm tính chi phối. Thời điểm một số dự án bất động sản đầu tiên được mở bán, người dân giành nhau mua (đa phần để đầu cơ – cũng theo tâm lý bầy đàn), cơn sốt làm dự án bắt đầu, nhiều doanh nghiệp dù đang sản xuất – kinh doanh ở lĩnh vực nào cũng gắng xin một vài dự án bất động sản, bất chấp năng lực tài chính và kỹ thuật có đủ hay không. Dự án bất động sản trở thành “con gà đẻ trứng vàng”, mà ai cũng muốn quả trứng phải lớn, thế là các dự án căn hộ cao cấp nối nhau ra đời. Địa phương có nhiều khu căn hộ cao cấp được hưởng lợi do những dự án này vừa không tạo áp lực về dân số, lại giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng, đem đến lối sống văn minh hiện đại cho người đô thị, nguồn thu ngân sách cũng cao. Doanh nghiệp thì dễ xin giấy phép, làm dự án lắm tiền thì số tiền dành cho giải phóng mặt bằng cũng “rộng rãi” hơn nên dễ thỏa thuận đền bù hơn, khi có sản phẩm thì được bán với giá cao nên lợi nhuận thu được sẽ lớn. Chính vì thế, cách đây chừng năm năm, chẳng mấy doanh nghiệp địa ốc xin phép xây dựng một dự án nhà giá rẻ, diện tích nhỏ, mà nếu doanh nghiệp nào có ý định ấy thì xin được cấp phép cũng cực khó.
Bây giờ, gió lại đổi chiều theo kiểu “tiêu điều”, phân khúc căn hộ cao cấp vào hồi ếẩm, nguồn cung được nhận định là dư thừa ở khắp nơi, nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển hướng sang phân khúc trung cấp, bình dân. Thậm chí, tại các dự án căn hộ cao cấp, người ta cũng khuyến khích chủ đầu tư chia nhỏ căn hộ cho dễ bán…
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có cuộc khảo sát tình hình thực hiện dự án bất động sản tại thành phố này và cho biết trong giai đoạn 2005-2008 có 7.173 căn hộ cao cấp ra đời thì giai đoạn 2009-2012 lên đến 12.226 căn, và đến giai đoạn 2013-2016 sẽ giảm xuống còn 8.774 căn. Như vậy từ sang năm, số căn hộ cao cấp gia nhập thị trường đã giảm gần 30%. Mà một dự án như vậy từ khâu xin phép đến khi hoàn thành, có sản phẩm hoàn chỉnh phải mất khoảng 4-5 năm hoặc hơn nữa, vì vậy, sau năm 2016, nguồn cung căn hộ cao cấp chắc chắn còn giảm nữa. Hiện nguồn cung căn hộ cao cấp chỉ chiếm 8%, căn hộ trung cấp chiếm 14%, còn lại 78% thuộc về căn hộ giá rẻ.