Thời gian nghỉ ngơi cần thiết để phục hồi năng lượng, tạo ra năng suất và sáng tạo trong công việc. Vì sao chúng ta lại ngần ngại khi xin nghỉ phép?
Có một điều rất quan trọng bạn cần biết: Khi bạn muốn có thời gian nghỉ ngơi, bước đầu tiên không phải là lên kế hoạch cho chuyến phiêu lưu mà là bạn cần đặt yêu cầu và thương lượng với sếp thời gian cần nghỉ.
Sếp của bạn hoàn toàn không có nghĩa vụ sắp xếp thời gian cho kế hoạch nghỉ của bạn (ngay cả khi bạn đã trả hết chi phí cho kỳ nghỉ). Sếp của bạn chỉ quan tâm đến việc đảm bảo công việc được hoàn thành, và sẽ nói không nếu yêu cầu của bạn mâu thuẫn với nhu cầu của doanh nghiệp, ví dụ:
- Công ty đặc biệt bận rộn vào khoảng thời gian bạn dự định đi du lịch.
- Thiếu hụt nhân viên khi có những người khác đã có lịch nghỉ vào thời điểm đó.
- Bạn không có đủ các khoản trợ cấp hoặc thâm niên để bù cho khoảng thời gian bạn dự định nghỉ.
- Thời gian làm việc của bạn hoặc có hiệu suất kém hoặc bạn đang thử việc khiến bạn không đủ điều kiện để có kỳ nghỉ mà bạn yêu cầu.
Nếu đã lập kế hoạch đi nghỉ mà chưa được phê duyệt, bạn có thể làm gì? Điều gì là cách tốt nhất để xin nghỉ phép và khi nào bạn nên hỏi? Bạn có thể hỏi cấp quản lý mình về thời gian nghỉ theo những cách sẽ khiến bạn có nhiều khả năng được chấp thuận hơn.
Kiểm tra chính sách nghỉ phép của công ty
Nhiều tổ chức có một bộ máy nhân sự tinh gọn, mỗi nhân viên là một mắt xích không thể thiếu trong công việc – điều đó có thể khiến bạn khó có thời gian nghỉ hơn, đặc biệt nếu bạn cố gắng hỏi vào giây phút cuối cùng.
Trung bình, ở các công ty nhân viên thường được cung cấp 2-4 tuần nghỉ có lương. Một số nhà tuyển dụng thậm chí cung cấp kỳ nghỉ không giới hạn như một lợi ích của công ty, ngược lại tùy thuộc chính sách của từng công ty, nhân viên có thể không có phép năm.
Một số công ty áp dụng chính sách nghỉ phép được tích lũy dựa trên thời gian làm việc; một số khác thì thời gian nghỉ phép có thể thay đổi dựa trên số năm gắn bó. Ví dụ, một số công ty cung cấp kỳ nghỉ có lương sau một năm, ngược lại có công ty có thể cung cấp phúc lợi phép năm ngay khi bạn bắt đầu làm việc.
Thời gian nghỉ phép có lương và nghỉ không lương
Về mặt pháp lý, công ty không bắt buộc phải cung cấp nghỉ phép có lương hoặc nghỉ phép không lương cho nhân viên. Họ chỉ có nghĩa vụ pháp lý cung cấp thời gian nghỉ phép. Nếu công ty của bạn không có phúc lợi là nghỉ hè, đi du lịch… hoặc nếu bạn đã sử dụng tất cả các ngày phép có lương của mình, bạn vẫn có thể yêu cầu thêm thời gian nghỉ. Nếu bạn cần nghỉ nhiều hơn một vài ngày do bệnh tật, thương tích hoặc các vấn đề gia đình, hãy xem xét yêu cầu tạm nghỉ hoặc nghỉ phép gia đình và y tế.
Lời khuyên để xin nghỉ phép
1. Lên kế hoạch thời gian tốt nhất để hỏi sếp. Lập kế hoạch yêu cầu của bạn cho thời gian nghỉ khi sếp của bạn dễ tiếp thu nhất. Tránh những lúc căng thẳng trong ngày, tuần hoặc tháng.
2. Hỏi đúng thời điểm tốt của công ty. Hãy chắc chắn rằng công việc của bạn được kiểm soát và quản lý tốt tại thời điểm bạn yêu cầu. Nếu có thể, hãy yêu cầu thời gian nghỉ sau khi hoàn thành tốt một dự án hoặc sự kiện.
3. Sắp xếp trước thời gian. Một kế hoạch hằng năm có thể giúp đảm bảo rằng bạn sử dụng thời gian quy định của mình và tích hợp kỳ nghỉ vào kế hoạch của bạn. Nếu bạn muốn có thời gian nghỉ trong một thông báo ngắn, hãy để cho sếp của bạn biết chắc chắn yêu cầu đó.
4. Để cho sếp biết bạn cần một khoảng thời gian nghỉ phép nhất định hoặc chấp nhận mất ngày phép theo chính sách của công ty có thể giúp sếp phê duyệt nhanh.
5. Không nên xin nghỉ phép vào thời gian cao điểm. Hãy xem xét các chương trình và hoạt động trong bộ phận của bạn khi lên kế hoạch về thời gian nghỉ phép. Tránh xa thời gian cao điểm khi quản lý của bạn cần tập trung nhân lực để hoàn thành hoặc tuân thủ thời hạn công việc.
6. Yêu cầu thời gian nghỉ bằng văn bản. Hãy chắc chắn rằng bạn đã yêu cầu bằng văn bản, gửi email cho người quản lý và nên có một bản sao cho bất kỳ ai khác trong tổ chức, những người cần biết về yêu cầu này.
7. Xin nghỉ phép chỉ nên là một lời đề nghị. Tránh nêu kế hoạch kỳ nghỉ của bạn như một thỏa thuận được thực hiện trước khi nhận được sự chấp thuận từ các cấp trên của bạn.
8. Trình bày kế hoạch cho thấy trách nhiệm của bạn có thể được xử lý khi bạn vắng mặt. Ví dụ, bạn có thể nói “X và Y sẽ ở đây vào tuần mà tôi sẽ đi nghỉ và họ đã đồng ý xử lý bất cứ điều gì có thể xảy ra với khách hàng của tôi”.
9. Chuẩn bị đầy đủ trước khi bạn rời văn phòng. Nếu có thể, bạn hãy dành thêm thời gian ví dụ giờ giải lao, giờ nghỉ trưa… để đảm bảo công việc được kiểm soát tốt trước khi bạn nghỉ.
10. Chia sẻ công việc của bạn. Gặp gỡ với đồng nghiệp mà bạn cộng tác và thảo luận về cách xử lý trách nhiệm chung hoặc trách nhiệm chồng chéo.
11. Thông báo cho tất cả những ai cần biết. Hãy chắc chắn rằng sếp của bạn không nhận được bất kỳ khiếu nại nào trong khi bạn đi vắng. Thông báo cho các thành phần quan trọng như khách hàng và đối tác rằng bạn sẽ đi vắng và cho họ biết ai sẽ phục vụ nhu cầu của họ khi bạn vắng mặt.
12. Sòng phẳng với đồng nghiệp. Thảo luận về các cách để sắp xếp các khoảng thời gian phổ biến nhất cho các kỳ nghỉ, vì vậy mối quan hệ với đồng nghiệp vẫn tốt đẹp và sếp bạn không phải nghe phàn nàn nào từ đồng nghiệp của bạn.