Để con bạn cảm thấy hạnh phúc với những gì trẻ đang có, việc bồi dưỡng cho trẻ những cảm xúc về mặt tinh thần là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy trẻ thêm sảng khoái, mà còn đem lại cho trẻ một đời sống tinh thần lành mạnh.
Khuyến khích trẻ thể hiện nỗi tức giận, bực dọc
Khi tâm trạng của trẻ bực bội, giận dữ, thì một trong những cách giúp trẻ giải tỏa tâm lý là đề nghị trẻ nói ra những gì u ất trong lòng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên phán xét trẻ đúng hay sai, mà hãy tìm cách giảm bớt những ức chế trong lòng trẻ. Hoặc có thể dán một tờ giấy lên vách tường phòng ngủ của trẻ, để trẻ có thể thoải mái ghi ra những cảm xúc trong lòng của chúng.
Dạy trẻ cách hít thở
Khi con bạn cảm thấy căng thẳng tinh thần, cách tốt nhất là dạy trẻ cách hít thở và thư giãn. Hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu và đếm theo thứ tự từ 1 đến 3, kế tiếp từ từ thở ra, giống như đang xì hơi một trái bóng. Sau đó, khuyến khích trẻ làm lại động tác hít thở này từ 3 đến 4 lần.
Để giúp trẻ thư giãn, hãy khuyên trẻ thử tưởng tượng rằng các ngón chân, bàn chân, cổ chân và mái tóc của chúng, có cảm giác như tất cả đang “ngủ say”, nhắm giúp trẻ có thể chìm vào giấc ngủ một cách êm đềm. Hoặc ít ra, trẻ cũng nhận thức được khi tâm trạng bất an, kích động mạnh, trẻ cũng cảm thấy bình tĩnh hơn.
Giúp trẻ thư giãn bằng âm nhạc
Khuyến khích trẻ tìm sự thư giãn và quên đi nỗi buồn bằng âm nhạc, khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán hoặc nóng giận…. Cách này không chỉ làm dịu thần kinh của trẻ, mà còn giúp tinh thần của trẻ trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, hãy xua tan những cảm giác tiêu cực trong lòng trẻ vì sự sợ hãi dễ dẫn đến căng thẳng tinh thần, nếu kéo dài, càng gây hậu quả xấu cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Hãy chuẩn bị những nguy cơ có thể xảy ra với trẻ, để tránh tâm lý trẻ không bị xao động, khi biết những chuyện gì có liên quan đến trẻ.
Nụ cười và sự bất ngờ
Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện dí dỏm, hát một ca khúc vui hoặc làm điệu bộ nào đó để trẻ có thể cười và quên hết những phiền muộn trong lòng, bởi yếu tố bất ngờ có tác dụng cao khi trẻ bị căng thẳng. Đầu tiên, hãy xác định những gì có thể tạo cho trẻ sự ngạc nhiên và vui thích, ngược lại với những điều khiến trẻ lo sợ và giật mình.
Sau giờ tan học, cha mẹ có thể cùng trẻ ghé vào công viên, quán nước…Những việc làm không dự định trước sẽ tạo cho trẻ cảm giác được thư giãn thật sự. Từ đó, tâm trạng của trẻ thêm phấn chấn và vui vẻ hơn.
Cho trẻ sự riêng tư
Con trẻ tuy năng động, ồn ào nhưng chúng cũng cần những khoảng không gian và thời gian riêng tư cho mình. Thực tế, trẻ cũng cần những nhu cầu giống như ở người lớn. Chẳng hạn như, khi muốn chơi đùa trẻ sẽ đến khu vui chơi giải trí, nhà văn hóa…Muốn có đồ chơi cần đến siêu thị, cửa hàng, tiệp tạp hóa… Sau những giờ chơi, trẻ cần nghỉ ngơi và thư giãn như người lớn, cần những không gian riêng để thả trí tưởng tượng bay bổng, mơ mộng và vui đùa bằng những thú vui chúng yêu thích.