Những cuộc thương lượng phát sinh trong gia đình, nhất là giữa cha mẹ và con cái thường là loại thương lượng khó khăn nhất mà cha mẹ có thể phải đối mặt.
Scott Brown, người sáng lập dự án Đàm phán Harvard của trường luật Harvard, Hoa Kỳ, đã đưa ra một số gợi ý hữu hiệu để đối phó với những xung đột trong gia đình. Mặc dù, lời khuyên của ông phù hợp với trẻ từ 2 đến 12 tuổi, nhưng nó cũng phù hợp với thanh thiếu niên và trẻ trưởng thành.
Đối phó với cảm xúc của chính bạn trước
Những cảm xúc bủa vây chúng ta trong lúc căng thẳng sẽ ngăn chặn những suy nghĩ có lý trí, từ đó làm trầm trọng thêm sự xung đột giữa cha mẹ và con cái. Tuy vậy, thay vì cố gắng che giấu cảm xúc trước trẻ, khi bạn đang tức giận, hãy tạo sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí.
Trong các cuộc thương lượng chuyên nghiệp, chuẩn bị kỹ lưỡng là bước đầu tiên. Hãy nghĩ về những chính của bạn trước. Khi cơn giận bùng phát, cố gắng dành vài phút để hít thở sâu. Tiếp theo, hãy xem xét quan điểm của trẻ. Nếu trẻ trải qua một ngày tồi tệ ở lớp, giống như khi bạn mệt mỏi vì công việc, hãy nghĩ đến những cảm giác của trẻ. Một khi làm được điều này, bạn sẽ thông cảm hơn hơn với hành vi của trẻ, đồng thời kiểm soát được cảm xúc của chính mình.
Giúp trẻ đối phó với những cảm xúc của chúng
Trẻ có xu hướng dễ xúc động hơn người lớn. Do vậy, khi bạn không tán thành những cảm xúc của trẻ hoặc phản ứng với trẻ bằng thái độ lạnh lùng, thiếu lô gích, cứng nhắc, trẻ có thể sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc bị hiểu lầm. Ví dụ như, trẻ bắt đầu khóc lóc vì không được thức khuya như anh hoặc chị của chúng, mà không được bạn giải thích rằng chúng sẽ được thức khuya hơn, trong vài năm nữa.
Bởi lý do này, mà bạn cần chuẩn bị trước những cảm xúc của trẻ và giúp trẻ đối phó với những cảm xúc đó. Nếu giờ đi ngủ thường tạo cho trẻ cảm giác căng thẳng, hãy dành để đọc sách hoặc nói chuyện với trẻ. Bằng cách chú ý đến trẻ hơn, bạn có thể xác định những vấn đề chính của trẻ. Khi giúp trẻ đối phó với những nỗi thất vọng nhỏ, tức bạn đã tạo ra một môi trường an toàn để phát triển tình cảm giữa bạn và trẻ.
Lắng nghe để thấu hiểu
Những nhà đàm phán chuyên nghiệp biết đánh giá cao giá trị của việc lắng nghe tích cực. Lnghe giúp cải thiện tâm tạng của đối tác và không làm tốn kém thời gian của bạn. Hơn nữa, khi lắng nghe, bạn còn hiểu được mối quan tâm của đối tác, thay vì vị trí của họ. Nhưng rủi thay, hầu hết các bậc cha mẹ thường ít chịu lắng nghe con cái của họ, và con trẻ là những người nhận biết điều đó trước tiên.
- Xem thêm: Cha mẹ là thần tượng ban đầu
Bạn có thể bận rộn vì công việc hoặc xem công việc là ưu tiên hàng đầu của mình, nhưng hiếm khi lắng nghe con cái trong lúc đang lái xe hoặc khi đang chuẩn bị bữa ăn tối. Thay vào đó, hãy cố gắng dành thời gian để tìm hiểu những suy nghĩ của trẻ. Chú ý lắng nghe và ghi nhận những cảm xúc của trẻ, thay vì vội vã đưa ra các giải pháp và phán đoán đối với trẻ.