Theo chia sẻ của nhà tâm lý học người Panama, chuyên về trẻ em và trẻ vị thành niên, Mariana Plata: “Để trẻ học hỏi đặc quyền cần có 3 yếu tố chính: sự cởi mở, khiêm tốn và tự nhận thức”.
Cởi mở để tìm hiểu những điều mới mẻ, có thể xa lạ với trải nghiệm của trẻ. Khiêm tốn để trẻ nhận biết những thực tế. Và, tự nhận thức để xác định làm thế nào đặc quyền của trẻ cản trở những khả năng của trẻ, để đặt mình vào vị trí của người khác. Ví dụ, thực tế tôi sinh ra và lớn lên tại Panama, và viết đề tài này bằng tiếng Anh, vốn là ngôn ngữ thứ hai của tôi, có nghĩa là tôi có những đặc quyền nhất định. Và thực tế là, bạn đang đọc bài viết này ngay bây giờ, tức bạn cũng có những đặc quyền nhất định.
Đặc quyền là một quyền hạn hoặc miễn trừ được thừa nhận như một lợi thế hoặc ưu đã đặc biệt. Nói cách khác, đặc quyền có thể được giải thích là một tập hợp các lợi ích có được, thường được trao cho người nào đó, dựa trên nhóm xã hội của họ. Mặc dù đặc quyền là một thuật ngữ phức tạp, ngay cả đối với người lớn, nhưng nếu bạn dạy cho trẻ càng sớm, thì sẽ càng dễ hiểu hơn.
Chia sẻ với trẻ những trải nghiệm
Dành thời gian chia sẻ với trẻ những trải nghiệm giúp trẻ được nghe và thấu hiểu, mà không thấy đơn độc, khi bạn thực sự đồng cảm với những suy nghĩ của chúng. Tương tự như lúc bạn cố gắng trò chuyện với trẻ những vấn đề quan trọng, như về đặc quyền, chủng tộc, giới tính, và thực tế của kinh tế-xã hội.
Sử dụng ví dụ về các loại lợi thế (và nhược điểm) mà bạn đã có hoặc gặp khi lớn lên, để dạy trẻ về những thực tế khác nhau. Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, những siêu anh hùng và nhân vật chính thú vị nhất trong các câu chuyện chính là cha mẹ của chúng. Vì thế, khi trẻ được nghe những điều đó từ quan điểm của bạn, chúng c dễ chấp nhận hơn.
- Xem thêm: Trẻ con là ‘người thầy giỏi nhất’
Nếu trẻ đặt những câu hỏi tiếp theo, hãy giúp trẻ tư duy phản biện. Thay vì trả lời trẻ ngay câu hỏi của trẻ, hỏi lại trẻ những khía cạnh khác của vấn đề. Cách này giúp đánh giá trẻ tiếp thu được bao nhiêu những gì bạn dạy chúng, và cho trẻ cơ hội đặt mình vào vị trí của người khác.
Biết nắm bắt những khoảnh khắc có thể dạy trẻ
Những câu chuyện từ các nội dung từ phim ảnh, sách vở và sự kiện thực tế, là những khoảnh khắc tuyệt vời để dạy trẻ. Biến chúng các kịch bản dưới dạng “như thể” dành cho trẻ, đồng thời yêu cầu trẻ nói với bạn những gì chúng sẽ làm, trong một tình huống cụ thể.
Những khoảnh khắc này giúp trẻ đồng cảm và thể hiện cảm xúc của chúng. Trẻ không chỉ thực hành từ những bài học mà bạn đã dạy chúng, mà còn có cơ hội chuẩn bị nhiều tình huống khác, và sử dụng đặc quyền của chúng như một công cụ hỗ trợ, trước những thực tế khác.
Giúp trẻ tiếp cận với những thực tế khác nhau
Khi tiếp xúc với những thực tế khác nhau, trẻ có thể thấu hiểu người khác tốt hơn. Một khi hiểu được người khác, trẻ sẽ dễ dàng hòa hợp với họ, từ đó dẫn đến giao tiếp quyết đoán và sống tốt hơn. Hơn nữa, trẻ và trẻ nhỏ thường xuyên được tiếp xúc với những thực tế khác nhau sẽ giúp phục vụ cho cùng một mục đích.
Trẻ có thể thoát khỏi “cái bóng” của đặc quyền tốt hơn, khi tiếp xúc với các nền văn hóa và giáo dục khác nhau, khi trẻ thoát khỏi vùng an toàn của chúng, và gặp gỡ những trẻ phải nỗ lực gấp đôi chúng, mới có thể có được những gì mà trẻ có thể nhận được mỗi ngày.