Những chiếc mũ mà chúng ta thấy hằng ngày đều mang theo phía sau chúng những lai lịch bí mật gây tranh cãi. Trong mọi trường hợp, ý nghĩa ban đầu của chúng chính là điều bạn đang thắc mắc muốn tìm hiểu.
1. Mũ fedora đại diện cho nữ quyền
Tuy không giống lắm so với chiếc mũ ngày nay, mũ fedora từng là một thành phần trong mốt trang phục của một vở kịch vào những năm 1880 tên là Fedora (vở kịch được đặt tên theo nhân vật chính là một công chúa Nga, chứ không phải là chiếc mũ).
Vào thời đó, fedora là chiếc mũ dành cho nam giới, vì vậy khi phụ nữ đội nó, điều này mang một ý nghĩa quan trọng.
Sở dĩ vở kịch khiến nó trở thành biểu tượng của nữ quyền bởi vì người đóng vai công chúa là nữ diễn viên sân khấu nổi tiếng Sarah Bernhardt; cô đã thể hiện vai diễn rất ấn tượng.
Bernhardt có tiếng là người giải phóng nữ giới và thường đóng vai nam giới. Tính cách đó đã khiến cô trở thành biểu tượng cho nữ quyền, và khi các phụ nữ đội chiếc mũ đó được xem như một cách thể hiện sự độc lập của họ. Khi fedora trở nên phổ biến, nó đã đóng một vai trò quan trọng trong thời trang của phụ nữ.
Fedora ngày càng nổi tiếng, đồng thời nó giữ lại hình ảnh người phụ nữ mang đậm chất nam tính, nhắc nhở xã hội rằng nữ quyền đã từng bị lãng quên.
Cả hai giới nam, nữ đều đội mũ fedora; vào những năm 1920, trào lưu này đã chuyển hẳn sang thời trang của nam giới do nhiều nhân vật nổi tiếng vào thời đó đã đội mũ fedora.
2. Bí ẩn của chiếc mũ đầu bếp
Chiếc mũ đầu bếp được gọi là toque (mũ không vành), không chỉ là một phần của đồng phục đầu bếp; nó nói rất nhiều về người đầu bếp và trình độ chuyên môn của anh ta. Có rất nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của chiếc mũ đầu bếp hiện đại.
Một câu chuyện, có thể là huyền thoại, nói rằng lịch sử của chiếc mũ đã trải qua hàng ngàn năm cho đến khi các đầu bếp Assyria đội những chiếc mũ xếp nếp bằng vải giống như vị vua của họ. Một truyền thuyết khác kể rằng chiếc mũ đầu bếp ngày nay dựa theo những chiếc mũ của những đầu bếp trong các tu viện Hy Lạp.
Chiếc mũ bếp hiện nay cũng được cho là chịu ảnh hưởng của một đầu bếp tên Antonin Careme; ông này đã đặt một miếng bìa cứng vào trong cái mũ của mình để tạo ra phiên bản mũ cao. Ngoài ra, phần dễ nhận biết nhất của chiếc mũ chính là những nếp gấp nổi tiếng.
- Xem thêm: Nghệ thuật bóng khổng lồ World Cup 2018
Có một câu nói xưa khẳng định 100 nếp gấp trong mũ của đầu bếp tiêu biểu cho 100 cách để nấu một quả trứng, nhưng điều này rất có thể chỉ là một truyền thuyết. Chiều cao của mũ cũng ám chỉ một đặc điểm tương tự vì mũ cao thể hiện cấp bậc và kiến thức.
3. Chiếc mũ lông của người da đỏ Mỹ bản địa
Cái mũ lông chim của người da đỏ Mỹ (đôi khi được gọi là warbonnet: mũ lông chim) không phải là thứ người ta đội một cách tùy tiện.
Các bộ lạc vùng đồng bằng thường đội những chiếc mũ lông chim xòe ra, không chỉ để làm đẹp, nhưng chỉ có những tù trưởng mới được đội.
Nó được xem như một món quà ban cho những người giành được sự tôn trọng của bộ lạc và thuộc về toàn bộ cộng đồng. Các tù trưởng thực sự có nhiều cái mũ sử dụng cho nhiều dịp khác nhau.
Tuy nhiên, mỗi bộ lạc bản địa đều có bản sắc và văn hóa riêng, phong tục của một bộ tộc liên quan đến chiếc mũ lông chim (và mọi thứ khác) là duy nhất đối với cộng đồng bộ lạc của họ.
4. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa chiếc mũ kippa của người Do Thái
Ở một số quốc gia, nỗi sợ hãi nạn khủng bố và tâm lý ghét tội phạm vẫn khiến người ta tranh cãi liệu những người Do Thái có nên đội mũ kippa hay không.
Mũ kippa có nghĩa là mũ kính sợ Chúa. Nó có hình dáng giống như một cái đĩa, hình tròn và dẹp. Những người đàn ông Do Thái giáo thường đội mũ này trong giờ đọc kinh cầu nguyện.
Năm 2016, một học sinh trung học ở Pháp di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ, đã tấn công một giáo viên Do Thái với con dao bán thịt, nói rằng lấy cảm hứng từ Nhà nước Hồi giáo IS. Điều này khiến một giáo sĩ Pháp nói rằng người Do Thái không nên đội mũ kippa cho đến khi nào các hành vi bạo lực giảm bớt.
Năm 2018, một số người nói tiếng Ả Rập đã đánh một người đội kippa. Vụ tấn công được quay phim và phát tán như một lời nhắc nhở các nhà lãnh đạo cộng đồng Do Thái nên tư vấn cho các giáo dân của họ không nên mang kippa ở nơi công cộng. Nhưng nhiều người Do Thái đã phản ứng bằng cách phát động “Ngày đội mũ kippa” để phản đối chủ nghĩa bài Do Thái.
5. Đức Giáo hoàng có thể đổi lại mũ
Nếu muốn, Đức Giáo hoàng có thể đổi lại chiếc mũ chỏm của ông. Chiếc mũ này được gọi là zucchetto (còn có tên là mũ sọ), và truyền thống đổi lại chiếc mũ đang đội của giáo hoàng đã có từ thời giáo hoàng Piô X, vào thời đó những người hành hương giới thiệu với giáo hoàng về chiếc mũ sọ với hy vọng được trao đổi thương mại.
Tuy nhiên, họ đã không thể cung cấp bất kỳ chiếc mũ zuchetto nào vì chiếc mũ này đã được đặt hàng và chế tác bởi người thợ may chính thức của giáo hoàng ở Ý.
Mỗi vị giáo hoàng có những sở thích khác nhau về mũ zucchetto. Một số giáo hoàng không thường thay đổi chiếc mũ này, một số giáo hoàng khác đơn giản chỉ đội thử chiếc mũ được cung cấp, rồi ít lâu sau ông đã trả lại nó.
Đức Giáo hoàng Francis được biết đến về việc ngẫu nhiên ông hay đổi lại những chiếc mũ zucchetto cho người cung cấp; như vậy bạn sẽ có dịp được sở hữu một mũ zucchetto đã được Đức giáo hoàng từng đội.
- Xem thêm: Bộ sưu tập kính mát lớn nhất thế giới
Có những người đã nhận được những chiếc mũ vào dịp Đức giáo hoàng đổi mũ như vậy, xem như một món quà lưu niệm quý hiếm, trong khi những chiếc mũ khác đã được đem bán đấu giá để làm từ thiện hoặc đấu giá trên eBay.
6. Mũ fez là biểu tượng chính trị bất hợp pháp
Các chiếc mũ fez (còn gọi là tarbush) có nguồn gốc cổ xưa: khi sultan Mahmud II (1785-1839) của Đế chế Ottoman quy định việc đội mũ fez như một thành phần bắt buộc trong trang phục của người dân, fez đã trở thành phổ biến.
Sau đó ở Ai Cập, nó được yêu cầu như một vật đội cần thiết đối với người Hồi giáo. Nhưng khi Đế chế Ottoman sụp đổ, các nhà lãnh đạo mới của Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm đội mũ fez nhằm để hiện đại hóa Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho ngoại hình của họ giống như người phương Tây hơn.
Một số người vẫn tiếp tục đội mũ đã bị hành quyết. Sau đó, lệnh cấm đã suýt gây ra một sự cố ngoại giao khi vị đại sứ Ai Cập đến Thổ Nhĩ Kỳ và được yêu cầu bỏ mũ fez của ông ra trước cuộc gặp lãnh đạo Thổ.
Ở Ai Cập, mũ fez vẫn tượng trưng cho nhiều phương diện tích cực về đức tin và văn hóa vì thế, nhà ngoại giao đã từ chối bỏ nó ra và rời cuộc họp.
Tuy nhiên sau đó, Ai Cập cũng đã cấm đội chiếc mũ này trong cuộc cách mạng Ai Cập, vì những lý do tương tự như ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy luật cấm đội mũ fez vẫn còn, nhưng luật pháp không được thi hành, nên những cửa hàng bán mũ fez vẫn xuất hiện nhan nhản ở một số nơi.
7. Những chiếc mũ “top hat” một thời của các chính khách
Những chiếc mũ top hat (mũ cao) đã thành lỗi thời khi vấn đề phí tổn cũng như những bất tiện do sự nhẹ tênh của chúng, những chiếc mũ vải trở nên phổ biến. Nhưng kể cả khi mũ top hat đã hết mốt, nó vẫn có ảnh hưởng trong chính trị.
Theo truyền thống, khi một tổng thống Mỹ làm lễ nhậm chức, ông ta sẽ đội top hat. Nhưng Tổng thống Kennedy đã khai tử chiếc mũ này.
Theo truyền thống, ông vẫn đội top hat trong lễ nhậm chức của mình, nhưng đã bỏ nó ra khi đọc diễn văn. Điều này đã báo hiệu sự kết thúc của chiếc mũ nhậm chức. Tổng thống Johnson đã không đội mũ và ông đã chính thức loại bỏ truyền thống này.
Nhưng mũ top hat có ảnh hưởng lớn hơn nhiều ở Quốc hội Anh, có những nghi thức quy định khi mang mũ trong Quốc hội.
Khi bước vào tòa nhà Quốc hội, người mang phải bỏ mũ ra, nhưng lại đội mũ lên khi ngồi xuống và lại phải lấy mũ ra lần nữa khi đứng dậy. Khi có thông điệp từ Nữ hoàng, phải bỏ mũ ra. Khi muốn nhấn mạnh điều gì, người nói phải đội mũ.
Chiếc mũ quan trọng đến mức khi một thành viên trong Quốc hội đặt mũ lên chỗ ngồi của ông ta và rời khỏi, điều đó có nghĩa là ông ta đang giữ chỗ của mình. Nhưng ngày nay, bất kỳ nghị sĩ nào khi muốn nói chuyện phải bỏ mũ ra.
8. Điều nghịch lý từ chiếc mũ của thám tử Sherlock Holmes
Nhân vật Sherlock Holmes trong các tác phẩm cùng tên của nhà văn Arthur Conan Doyle luôn luôn chưng diện tề chỉnh. Hình ảnh Sherlock Holmes đội chiếc mũ deerstalker đã trở nên thông dụng qua nét vẽ minh họa của họa sĩ Sidney Paget về ông đăng trên tạp chí Strand Magazine cũng khác thường như bản thân nhân vật này.
Trong những truyện Sherlock Holmes, Sir Arthur Conan Doyle mô tả Sherlock Holmes đội nón cũng tương tự như mũ deerstalker, đó là lý do tại sao Paget đã hình dung ra và vẽ hình minh họa như thế.
Trên thực tế, mũ deerstalker thường được đội khi người ta đi săn hươu hay đi dã ngoại ngoài trời, nhưng Sherlock Holmes đã đội chiếc mũ đi săn này để qua lại khắp nơi trong thành phố và điều tra các vụ án.
- Xem thêm: Chiếc nón cao nhất thế giới
Sherlock Holmes chưa bao giờ được mô tả là một thợ săn; vì vậy, nó hơi kỳ quặc khi anh sở hữu một chiếc mũ deerstalker. Sherlock Holmes vốn là một người có ý thức tốt về thời trang, như vậy đơn giản chỉ có thể giải thích là anh có cá tính lập dị.