Việt Nam là điểm sáng trên thị trường bất động sản công nghiệp. Lĩnh vực này đang tăng trưởng nóng, tiềm năng của thị trường còn nhiều, dòng vốn sẽ đổ mạnh vào phân khúc này trong thời gian tới.
Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn
Việt Nam là quốc gia trong khu vực ASEAN đã đạt được các mục tiêu của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thậm chí hầu hết các quốc gia châu Âu đã không đạt được những mục tiêu này trong năm qua.
Là quốc gia ngăn chặn hiệu quả Covid-19, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) giữa đỉnh điểm của đại dịch và đang soạn thảo một số luật mới để có thể ban hành trong thời gian tới. Những điều này khiến Việt Nam càng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nhìn lại thị trường năm nay chúng ta thấy, 10 tháng của năm 2020 ghi nhận tổng vốn FDI đạt 23,48 tỷ USD với 2.000 dự án mới, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 46% vốn FDI dành cho lĩnh vực sản xuất và 15% cho bất động sản.
Mặc dù Chỉ số quản lý thu mua đã bật mạnh trở lại, lên mức 51,1 vào tháng 6, nhưng đã giảm xuống 45,7 vào tháng 8 (do tác động của làm sóng Covid-19 thứ hai trên toàn thế giới). Điều này có thể là do tình trạng thiếu hụt năng lực sản xuất ngày càng trầm trọng kể từ cuối năm 2019, hoặc tình trạng ngân sách đóng băng năm 2020, khiến hoạt động mở rộng các nhà máy bị đình trệ.
Sau đó, chỉ số lại tăng lên 52,2 vào tháng 9-2020, đây là mức tăng trưởng đầu tiên trong 3 tháng và tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 7-2019.
Năm 2021 sẽ bắt đầu với nhiều dự án mở rộng nhà máy để trực tiếp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Sau khi EVFTA được thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP quy định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để Việt Nam áp dụng phù hợp với Hiệp định EVFTA, cũng như đề ra các điều kiện để áp dụng biểu thuế.
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất nội địa vẫn gặp khó khăn trong việc tuân thủ và hưởng đầy đủ lợi ích của các FTA.
FTA mới và sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam là động lực thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm đông lạnh và đưa quốc gia lên vị trí ổn định hàng đầu khu vực với vai trò trung tâm chế biến và cung cấp thực phẩm. Thời điểm ký kết FTA là khá thuận lợi, dù trong bối cảnh thương mại toàn cầu bị đình trệ do biên giới đóng cửa, các nhà cung cấp nội địa sẽ có một chút lợi thế để vượt lên.
Trọng tâm của các doanh nghiệp lúc này và hơn bao giờ hết là cắt giảm chi phí. Chỉ số rủi ro sản xuất toàn cầu (MRI) hàng năm của C&W cho từng quốc gia dựa trên 20 biến số và tổng hợp thành 3 tiêu chí xếp hạng cuối cùng, bao gồm điều kiện, chi phí và rủi ro. Theo xếp hạng chi phí, Việt Nam đã vươn từ vị trí thứ tư vào năm ngoái lên vị trí thứ hai vào năm 2020. Covid-19 và thương chiến Mỹ – Trung là 2 yếu tố quan trọng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam.
Dòng vốn chuyển động trong thời gian tới
Trong những tháng cuối năm 2020 đầy biến động, Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng giữa bức tranh thế giới ảm đạm. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong khi hầu hết các nền kinh tế đều bị thu hẹp quy mô, GDP Việt Nam dự kiến tăng 1,8% trong năm 2020.
Năm 2021, dự kiến Việt Nam vượt qua Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN.
Pegatron – một nhà cung cấp của Apple, sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Khu công nghiệp Deep C ở Hải Phòng. Nhà đầu tư kho vận Logos Property đang thành lập liên doanh trị giá 350 triệu USD và cam kết xây dựng kho rộng 13 ha đầu tiên tại Bắc Ninh. Trong khi đó, một nhà đầu tư khác là GLP cũng công bố đầu tư 1,5 tỷ USD để liên doanh với một số khu dịch vụ kho vận trong hệ thống này.
Trong khi một số nhà đầu tư khu công nghiệp bị giảm tới 50% lợi nhuận ròng và doanh thu, thì VSIP Becamex đã cho động thổ dự án phức hợp công nghiệp rộng 1.450 ha tại Bình Định vào tháng 9-2020, đây là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của khu vực ven biển, là động lực cho hành lang phát triển Đông – Tây và chiến lược cảng thứ ba.
FDI sản xuất và bất động sản công nghiệp năm 2021 sẽ có xu hướng tăng, nhất là khi Việt Nam trở thành điểm đến của hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) hấp dẫn thứ 2 sau Mỹ.
Làn sóng đầu tư đã bắt đầu và sẽ tăng nhanh vào năm 2021, miễn là Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí và tiếp tục nỗ lực cải thiện điều kiện, chi phí và rủi ro cho sản xuất.
Tận dụng cơ hội
Rất nhiều cuộc hội thảo trực tuyến đã chứng minh cơ hội tốt cho các nhà đầu tư mới chuẩn bị dự án của họ và thu thập thông tin chi tiết về thị trường. Giờ đây, các hội thảo online này đang chuyển thành sự kiện gặp gỡ trực tiếp, tạo điều kiện thúc đẩy các cơ hội kinh doanh đến Việt Nam trong năm tới.
Tuy nhiên, lý tưởng nhất là trong ngắn hạn, cần tạo ra nhiều giải pháp hơn để thông thương với các đối tác thương mại chính với thời gian cách ly ngắn hơn và không có hành trình cố định, có thể sử dụng nguyên tắc “bong bóng du lịch”.
Việt Nam đã chứng minh được nền tảng vững chắc và ổn định, do đó có thể giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng trong khi các khu vực khác vẫn còn nhiều bất ổn. Đây là điều thuyết phục đối với những nhà đầu tư vẫn còn muốn cân nhắc thêm trước khi vào thị trường Việt Nam.
Ví dụ, khi nhà đầu tư đang phân vân nên chuyển từ Trung Quốc sang Thái Lan hoặc Việt Nam, thì những bất ổn từ Thái Lan là nguyên nhân khiến dòng đầu tư chuyển sang Việt Nam.
Xây dựng hạ tầng trọng điểm, đặc biệt ở khu vực miền Nam và miền Trung, sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành một trung tâm khu vực và giảm mạnh chi phí kho vận, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế.
FDI sản xuất và bất động sản công nghiệp năm 2021 sẽ có xu hướng tăng, nhất là khi Việt Nam trở thành điểm đến của hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) hấp dẫn thứ 2 sau Mỹ.
Làn sóng đầu tư đã bắt đầu và sẽ tăng nhanh vào năm 2021, miễn là Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí và tiếp tục nỗ lực cải thiện điều kiện, chi phí và rủi ro cho sản xuất.
Với Luật Đầu tư công (Luật PPP) mới, có hiệu lực vào năm 2021, hy vọng Việt Nam có thể tăng tốc phát triển hạ tầng.
Dự án cầu Phước An nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu đã được phê duyệt và cấp vốn. Đáng chú ý, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến bắt đầu triển khai giai đoạn I của Dự án sân bay quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha – một trung tâm hàng không mới của khu vực.
Không chỉ có vậy, lần đầu tiên sau 18 năm, chính quyền Trung ương tăng cường hỗ trợ tài chính cho TP.HCM để thúc đẩy kinh tế khu vực trung tâm thương mại phía Nam. Sự phát triển này sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển và thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là khi di chuyển vào nội địa và triển khai thêm nhiều trung tâm vận tải đa phương thức.
Để ngăn việc nhập khẩu năng lượng, một quy hoạch tổng thể phát triển điện năng mới nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện cho lưới điện sẽ là yếu tố cần thiết để giữ cho Việt Nam hấp dẫn đối với vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, với các luật và nghị định, thông tư mới nhằm tháo gỡ các rào cản cho phát triển bất động sản và khó khăn trong việc cấp phép dự án, cũng như đầu tư vốn, các luật về đền bù và sử dụng đất cũng sẽ giúp thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam và duy trì dòng vốn này.
Chuỗi cung ứng của Việt Nam cần được quan tâm và các ngành công nghiệp phụ trợ cần được phát triển hơn nữa. Chính phủ ủng hộ điều này với Nghị quyết 115/NQ-CP, là một khuôn khổ khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu các thành phần và nguyên liệu bán thành phẩm.
Việt Nam có thể hoàn thiện chuỗi cung ứng trước khi các đối thủ nước ngoài bắt đầu quay trở lại với hy vọng sẽ làm tốt hơn, kết hợp với nhiều sáng kiến khác do các nhà đầu tư nước ngoài như Hoa Kỳ và EU đưa ra.
Sau những nỗ lực đó, các khu chuyên biệt như công nghệ cao, khoa học, sinh thái, công nghệ sinh học và du lịch đã xuất hiện. Đầu tư vào công nghệ nông nghiệp và hậu cần bằng cách sử dụng Internet và những hệ thống quản lý hiệu quả khác sẽ làm giảm thất thoát sau thu hoạch, cải thiện chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó tạo ra nhiều tiềm năng hơn cho lĩnh vực chế biến và nhu cầu về nghiên cứu phát triển.