Thính giác rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do môi trường xung quanh và tiếng ồn. Cho dù thính giác của bạn tốt đến thế nào, thì việc bảo vệ thính giác là rất cần thiết.
Theo cơ quan quản lý Sức khỏe và An toàn (HSE) của Anh, mức độ tiếng ồn trên mức 105dB (decibel) có nguy cơ làm hỏng thính giác, nếu dài hơn 15 phút mỗi tuần. Ở mức thấp hơn, giữa 80 và 90dB, cũng gây hại cho thính giác về lâu dài, nếu tiếp xúc nhiều giờ trong ngày.
- Trò chuyện bình thường: 60 đến 65dB
- Tiếng ồn trên đường phố: 75 đến 85 dB
- Tiếng máy cắt cỏ/phương tiện gia thông: 85dB
- Tiếng động cơ xe nâng: 90dB
- Tiếng máy khoan tay: 98dB
- Tiếng xe tải nặng: từ 95 đến 100dB
- Tiếng xe máy: 100dB
- Tiếng ồn trong rạp chiếu phim: một số bộ phim dài, có nhiều pha hành động, đạt mức 100dB
- Tiếng huyên náo ở các sàn nhảy disco/câu lạc bộ/ còi xe: 110dB
- Tiếng máy nghe nhạc MP3: 112dB
- Tiếng máy cưa: từ 115 đến 120dB
- Tiếng hòa nhạc/ còi xe cứu thương: 120dB
Để bảo vệ sức khỏe thính giác, hãy:
Dùng nút bịt tai hoặc đeo tai nghe
Bảo vệ thính giác bằng các dụng cụ phòng vệ cho tai, và tránh xa tiếng ồn càng nhanh càng tốt. Nếu không thể rời khỏi chỗ có tiếng ồn, hãy thường xuyên nghỉ ngơi trong 10 phút để thính giác có thời gian phục hồi.
Giảm bớt âm lượng khi xem tivi, nghe ra đi ô…chỉ cần giảm bớt âm lượng một chút cũng giảm nguy cơ gây tổn hại cho thính giác.
- Xem thêm: 7 nguyên nhân bất ngờ gây mất thính lực
Thực hiện nguyên tắc 60:60
Khi nghe nhạc từ máy MP3, hãy điều chỉnh âm thanh tối đa là 60%, và nghe không quá 60 phút mỗi ngày. Thông thường, mọi máy nghe nhạc MP3 có tính năng điều chỉnh “âm lượng thông minh”, nên rất tiện lợi và an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, nghe nhạc âm lượng lớn và quá lâu trong không gian hạn chế như xe hơi, tăng nguy cơ tổn thương thính giác.
Khi dùng máy nghe nhạc cá nhân, hãy chọn loại tai nghe có tác dụng chống tiếng ồn hoặc chuyển sang chế độ retro, đối với loại loại tai nghe cũ hơn.
Khi nghe nhạc trực tiếp, nên chọn âm lượng ở mức 15 và 35dB, vừa an toàn cho thính giác vừa không ảnh hưởng đến việc thưởng thức âm nhạc của bạn.
Nghe nhạc quá lâu trong một không gian hạn chế, như khi ngồi trong xe hơi, làm tăng nguy cơ tổn thương thính giác. Cách tốt nhất, là không nên nghe nhạc quá lớn và quá lâu.
Tránh tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn khi làm việc
Đeo đồ bảo vệ tai như nút tai hoặc nút bịt tai, nếu đang sử dụng các thiết bị phát ra tiếng ồn lớn như máy khoan, cưa, máy cắt, má chà nhám hoặc máy cắt cỏ.
Nếu phải ở trong môi trường làm việc có tiếng ồn, hãy trình bày với bộ phận nhân sự hoặc quản lý, để có cách tốt nhất nhằm giảm bớt tiếng ồn và bảo vệ thính giác.
“Giải độc” cho thính giác
Bằng cách dành thời gian để phục hồi thính giác, nhất là sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Khiếm thính, nước Anh, thính giác cần được nghỉ ngơi ít nhất là 16 giờ, sau khi tiếp xúc với âm thanh đạt ở mức 100dB. Nếu thời gian phục hồi ít hơn, dễ gây mất thính giác vĩnh viễn.